Ngày 1 - 9 -1858, thực dân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta, từng bước biến nước ta thành thuộc địa. Từ đó đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta đã kiên cường đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ, quyết giành lại độc lập.
Cuộc phản công ở kinh thành Huế là một sự kiện chính trị, một trận tập kích của quân triều đình nhà Nguyễn do Tôn Thất Thuyết chỉ huy đánh vào lực lượng Pháp. Sự kiện xảy ra vào năm Ất Dậu (1885).
Sau khi đặt ách thống trị ở Việt Nam, thực dân Pháp đã khai thác khoáng mỏ, lập các nhà máy, đồn điền để bóc lột nhân dân ta. Nước ta từ nước nông nghiệp đã bước đầu xuất hiện nền kinh tế công nghiệp.
Phan Bội Châu (1867 – 1940) là nhà yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du.
Ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.
Trong những năm 1930 - 1931, nhân dân Nghệ - Tĩnh đã đấu tranh quyết liệt, giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Ngày 12 - 9 là ngày kỉ niệm Xô viết Nghệ - Tĩnh.
Cách mạng thành công, nước ta trở thành một nước độc lập, song thực dân Pháp âm mưu xâm lược đất nước ta một lần nữa. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, quyết tâm đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước.
Trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” , chính quyền cách mạng non trẻ đã vượt qua hiểm nghèo, từng bước đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”.
Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập nhưng thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Cả dân tộc ta đứng lên kháng chiến với tinh thần “thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Thu - đông năm 1947, thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Nhưng Việt Bắc đã trở thành “mồ chôn giặc Pháp”.
Thu - đông 1950, ta chủ động mở chiến dịch Biên giới và đã giành thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Từ đây, ta nắm quyền chủ động trên chiến trường.
Sau 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường, gian khổ, bộ đội ta đã đánh sập “pháo đài khổng lồ” của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ, ghi trang vàng chói lọi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Ngày 21 - 7 - 1954, thực dân Pháp buộc phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, nhân dân ta đã đoàn kết xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống âm mưu chia cắt nước ta của đế quốc Mĩ.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhân dân ta chờ mong ngày gia đình đoàn tụ, đất nước thống nhất. Nhưng đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai đã khủng bố, tàn sát đồng bào miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.
Cuối năm 1959 - đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam. Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”.
Ngày 19 - 5 - 1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,… cho chiến trường, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Tết Mậu Thân 1968, quân dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố, thị xã,… làm cho Mĩ và quân đội Sài Gòn thiệt hại nặng nề, hoang mang lo sợ.
Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, đế quốc Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta. Song, quân dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”.
Ngày 27 - 1 - 1973, tại Pa-ri đã diễn ra lễ kí Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam.
Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả 15 năm lao động sáng tạo đầy gian khổ, hi sinh của hàng nghìn cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô, là thành tựu to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng đất nước.