Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Hà Tĩnh. Anh giác ngộ cách mạng rất sớm và được tổ chức đưa ra nước ngoài học tập vào năm 1928.
Bài đọc miêu tả bức tranh nông thôn trong ngày mùa bội thu. Cả làng quê vàng rực màu lúa chín, màu vàng của quả xoan, của đu đủ, của chuối chín. Bụi mía, con gà, con chó,… tất cả đều mang màu sắc trú phú, no đủ, vui tươi.
Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả. Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. Kết bài: Nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
Nêu tên các sự vật (con người, cây cối, con vật, đồ vật...) trong buổi sớm mùa thu. Qua đó, chỉ ra cách quan sát của tác giả bằng những giác quan (mắt, mũi, tai, miệng hay làn da). Chọn chi tiết tiêu biểu.
Bạn nhỏ yêu tất cả các sắc màu vì các sắc màu đó đều gắn với những sự vật, cảnh vật và những người mà bạn yêu quý. Qua đó cũng thể hiện tình yêu của bạn với quê hương, đất nước.
Vở kịch nói về tấm lòng gan dạ, thương cán bộ và sự dũng cảm, mưu trí của dì Năm. Khi chú cán bộ chạy trốn lính cai, vào nhà dì Năm, dì đã nhận đó là chồng mình. Dù bị trói, bị uy hiếp, dì vẫn không hoảng sợ, không khai báo.
Vở kịch được đặt tên là "Lòng dân" vì thể hiện được tấm lòng của người dân với cách mạng. Vì tin yêu cách mạng nên người dân sẵn sàng xả thân bảo vệ cách mạng. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng.
Qua cái chết của một em bé Nhật Bản, tác giả đã tố cáo tội ác chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân, đồng thời nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.
Chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam. Qua đó thể hiện tình cảm chân thành và vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc dù khác quốc tịch, màu da.
Câu chuyện ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, gan dạ đối đầu với tên sĩ quan Đức. Đồng thời ca ngợi những người đấu tranh cho hòa bình và quyền con người như nhà văn vĩ đại Si-le.
Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.
Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao Tây Bắc và cuộc sống thanh bình, hòa thuận, hăng say trong lao động chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc.
Mở rộng vốn từ về thiên nhiên. Đồng thời, biết dùng từ thể hiện sự so sánh và nhân hoá bầu trời. Từ đó, có thể chọn lọc từ gợi tả cảnh đẹp thiên nhiên khi viết đoạn văn.
Đại từ là những từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
Tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả: vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ. Hiểu được điều tác giả muốn nói: Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta.
Trả bài tập làm văn, giúp các em tự nhận xét về bài viết của mình. Đồng thời, dựa vào lời nhận xét của thầy/cô để chọn viết lại một đoạn văn tả cảnh ở phần thân bài cho hay hơn.
Quan hệ từ là nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau. Và nhiều khi từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan từ.
Bài đọc giới thiệu về cây thảo quả ở Đản Khao. Khi vào mùa, thảo quả chín tỏa hương thơm khắp nơi. Sức sống của cây rất mạnh mẽ, cây sinh sôi nhanh chóng, phủ kín núi rừng, trông vui mắt.
Hiểu những phẩm chất đáng quý cùa bầy ong: cần cù làm việc có ích cho đời, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời.
Câu chuyện về tình yêu rừng và sự can đảm của bạn nhỏ. Ba bạn làm nghề gác rừng, bạn có ý thức bảo vệ rừng cao. Khi thấy có lâm tặc, bạn đã báo ngay cho công an. Bọn lâm tặc bị bắt, bạn nhỏ là người gác rừng dũng cảm.
Rèn luyện kĩ năng kể chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia về một việc làm tốt, một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện.
Bài văn cung cấp cho người đọc những thông tin về nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua, tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
Câu chuyện cảm động về cô bé Gioan và chủ cửa hàng Pi-e. Cô bé giành toàn bộ tiền để mua vòng ngọc tặng chị gái. Pi-e bán vòng cho cô bé. Anh đã mất vợ chưa cưới, bằng việc gần như tặng chị em Gioan chiếc vòng, anh nguôi đi nỗi buồn.
Hệ thống kiến thức về từ loại, quy tắc viết hoa danh từ riêng, đại từ xưng hô trong tiếng Việt. Đồng thời, các em sẽ được thực hành các bài tập bổ trợ kiến thức đã được ôn tập.
Rèn luyện kĩ năng kể lại được bằng lời một câu chuyện dựa vào lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh minh họa. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện em và bạn kể.
Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi, là tấm lòng của hậy phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Ôn lại kiến thức về các từ loại động từ, tính từ và quan hệ từ. Đồng thời, vận dụng những kiến thức về từ loại để viết một đoạn văn có sử dụng các từ loại đã học.
Thấy được tình cảm yêu quý cô giáo của người Tây Nguyên. Họ biết trong văn hóa, mong muốn con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
Câu chuyện về Hải Thượng Lãn Ông, vốn là một thầy thuốc nhân ái, chữa bệnh cứu người, không cần danh lợi. Ông chữa bệnh cho người nghèo, đau lòng khi không cứu được người, đi khắp nơi chữa bệnh không làm ngự y trong cung. Ông đề cao nhân nghĩa.
Tổng kết vốn từ, giúp các em tìm được những từ đồng nghĩa, trái nghĩa của một từ. Đồng thời, biết vận dụng vốn từ để nhận xét về những sự vật, hiện tượng.
Chuyện ca ngợi tấm gương ông Phàn Phù Lìn đã tiên phong, dám nghĩ dám làm, thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
Những bài ca dao về nỗi khổ cực của người dân lao động, dạy cách trồng cấy. Dù trồng cấy phụ thuộc vào thiên nhiên, vất vả lao động nhưng con người vẫn luôn vui vẻ, tận hưởng thành quả.