Nội Dung Chính
Mở đầu
- Nghe bài hát Lá cờ Việt Nam (Nhạc và lời: Lý Trọng - Đỗ Mạnh Thường) kết hợp vỗ tay phù hợp với nhịp điệu.
Kiến thức mới - Luyện tập
Hát một mình và hát cùng người khác
Quốc ca Việt Nam
Đọc lời ca; Tập hát; Hát với nhịp độ vừa phải; Hát với nhạc đệm
- Hát với sự nghiêm trang và biểu lộ niềm tự hào.
- Hát lời 2 theo hình thức đồng ca
Đoàn quân Việt Nam đi, sao vàng phấp phới
Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than
Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới
Đứng đều lên gông xích ta đập tan
Từ bao lâu ta nuốt căm hờn
Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn
Vì nhân dân quyết đấu không ngừng
Tiến mau ra sa trường. Tiến lên! Cùng tiến lên!
Nước non Việt Nam ta vững bền.
(?)
- Bài Quốc ca Việt Nam thường được hát trong các hoạt động nào?
- Khi hát Quốc ca Việt Nam em cần thể hiện thái độ như thế nào?
Nghe nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vận động cơ thể.
Cháu hát về đảo xa
Nhạc và lời: Trần Xuân Tiên
Nơi biên cương, nơi hải đảo xa xôi
Chú bộ đội ngày đêm giữ yên đất trời
Cho nơi đây chúng cháu vui đến trường
Nắng hồng trang sách thơm và bao ước mơ xa...
- Nghe và cảm nhận bài hát
- Nghe nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vận động cơ thể
- Hát lại những câu em nhớ
(?) Các chú bộ đội ngoài đảo xa làm nhiệm vụ gì?
Tìm hiểu nhạc cụ, nghe câu chuyện âm nhạc
Câu chuyện âm nhạc: Tiếng sáo kì diệu (Nguyễn Thị Quỳnh Mai)
1) Thuở ấy, ở vùng quê nọ có một ngôi làng ven sông, người dân ở đây rất chăm chỉ lao động. Trong làng có một chàng trai tốt bụng, có tài cưỡi ngựa và thổi sáo. Tiếng sáo của chàng rất kì diệu, khi êm dịu như tiếng gió, khi vui tươi như chim hót, khi dữ dội như trận cuồng phong.
2) Bên kia sông có một toán cướp ẩn náu trong khu rừng già. Chúng thường vượt sông, cướp phá khắp vùng. Dân làng rất lo lắng và căm giận nhưng chưa biết phải làm thế nào. Thấy vậy, chàng trai xin được góp sức cùng mọi người đánh đuổi bọn cướp.
3) Hôm đó, biết chúng đang lên thuyền đi cướp, chàng trai phi ngựa tới bờ sông. Đợi khi thuyền của chúng tới giữa dòng, chàng cất tiếng sáo làm trời nổi gió mù mịt, tạo nên những đợi sóng, xoáy tròn nhấn chìm chiếc thuyền. Bọn cướp cuống cuồng nhảy xuống nước, bơi trở lại khu rừng, từ đó không dám sang sông nữa.
4) Tiếng đồn về chàng trai thổi sáo vang tới kinh thành. Nhà vua cho gọi chàng về kinh để thử tài. Nghe tiếng sáo kì diệu, mọi người đều ngạc nhiên và thán phục. Thấy chàng trai thông minh, tài giỏi nên nhà vui phong chàng lên làm tướng, thống lĩnh một đạo quân, cứ lên vùng biên giới chống giặc, bảo vệ đất nước.
5) Trong một trận đánh lớn. quân giặc tràn sang tấn công, chúng đông hơn quân ta gấp bội. Chàng trai liền cất lên những tiếng sáo như vũ bão làm lũ giặc điêu đứng, đến nỗi không cầm nổi gươm giáo, chúng ngã ngựa, phải xin hàng. Nhờ vậy, vùng đất biên cương được bảo vệ.
6) Nhờ ơn người anh hùng, người dân làm một bức tượng hình chàng trai cưỡi ngựa thổi sáo. Họ làm một cánh diều to, gắn với những ống sáo trúc, để tiếng sáo luôn ngân nga trên bầu trời. Từ đó, vùng đất ven sông trở nên bình yên và hạnh phúc.
(?)
- Tiếng sáo trong câu chuyện kì diệu như thế nào?
- Vì sao chàng trai được gọi là anh hùng?
Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ và trường độ.
- Luyện tập cao độ
- Luyện tập tiết tấu
- Đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay
Bài 2
- Đọc nhạc kết hợp vận động
(?) Nốt nhạc nào thấp nhất trong bài đọc nhạc?
Vận dụng
Trình bày bài hát Quốc ca Việt Nam theo cách hát lĩnh xướng và hòa giọng
- Lĩnh xướng: Đoàn quân Việt Nam đi... chen khúc quân hành ca.
- Cả lớp hòa giọng: Đường vinh quang... Nước non Việt Nam ta vững bền.
Nghe và đoán tên nốt nhạc
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn