Em đã bao giờ bị tức ngực, tim đập nhanh chưa? Em bị như vậy khi nào?
Hoạt động khám phá
1. Quan sát hình 1 và cho biết tên một số thức ăn, đồ uống có lợi, không có lợi cho cơ quan tuần hoàn trong hình sau:
2. Kể thêm một số thức ăn, đồ uống có lợi và không có lợi cho cơ quan tuần hoàn.
3. Quan sát các hình dưới đây và trả lời câu hỏi: Việc nào cần làm, việc nào cần tránh để bảo vệ cơ quan tuần hoàn?
Đôi giày này quá chật rồi bạn à!
Chật nhưng mình rất thích nó nên cố đi.
Mình bị viêm họng rồi.
Bạn cần đi khám bác sĩ. Mình tìm hiểu được là bị viêm họng lâu có thể dẫn đến bệnh thấp tim đấy!
Ôi, mệt quá!
Con thêm chút nước mắm nữa nhé!
4. Hãy kể tên một số việc cần làm và việc cần tránh để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
Hoạt động thực hành
1. Cùng thảo luận về những việc làm, cần tránh để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn theo gợi ý sau:
Việc cần làm | Việc cần tránh |
Tập thể dục | Đi giày, dép quá chật |
? | ? |
? | ? |
2. Chia sẻ với các bạn lí do vì sao cần làm hay cần tránh.
Mình không nên đi giày dép quá chật vì ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu.
3. Nêu những việc bạn đã làm ở nhà, ở trường để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
EM CÓ BIẾT
Bệnh thấp tim là bệnh dễ bị mắc ở lứa tuổi học sinh tiểu học.
Bệnh có thể dẫn đến hở van tim, viêm cơ tim, suy tim và có thể gây tử vong.
Hoạt động vận dụng
1. Cùng thảo luận và cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta:
- Vận động quá sức.
- Ăn quá nhiều muối, đồ chiên rán.
Vì sao không ăn nhiều đồ chiên, rán?
Vì dễ gây bệnh béo phì, ảnh hưởng đến tim mạch.
Theo mình...
2. Chia sẻ với người thân những việc cần làm để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
Tổng kết
Để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn, chúng ta cần:
- Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí.
- Sử dụng các thức ăn, đồ uống có lợi.
- Học tập, vận động và vui chơi vừa sức.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...
Hôm nay em chạy ở trường nhiều quá!
Em nhớ không vận động quá sức.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn