Bài 8: Tiết Kiệm | Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6 - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài tập giáo dục công dân 8 - bài 8: tiết kiệm


1. Việc làm của bạn nào dưới đây chưa tiết kiệm?

(Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)

A. Mỗi khi được mẹ cho đi siêu thị, Nam cùng em mua nhiều đồ chơi, vật dụng mặc dù ở nhà đã có.

B. Khi năm học kết thúc, Lan thường soạn lại những quyển vở cũ, cắt những trang giấy trắng để năm sau làm nháp.

C. Khi cùng mẹ dọn dẹp nhà cửa đón Tết, Linh thường gấp cẩn thận quần, áo cũ không dùng đến để gửi tặng những người có hoàn cảnh khó khăn.

D. Bình luôn tiết kiệm tiền tiêu vặt để dùng khi thật cần thiết.

2. Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây?

(Đánh dấu X vào ô em chọn)

Ý kiến Tán thành Không tán thành
A. Sống tiết kiệm dễ trở thành bủn xỉn, ích kỉ    
B. Tiết kiệm làm cho cuộc sống không được thoải mái    
C. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng công sức của bản thân và người khác    
D. Sống tiết kiệm thường bị bạn bè xa lánh    
E. Chỉ tiết kiệm tài sản của mình còn của công thì dùng thoải mái    
G. Người tiết kiệm là người biết chia sẻ, vì lợi ích chung    
H. Tiết kiệm đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế    

3. Em đồng tình hay không đồng tình với những suy nghĩ, việc làm nào dưới đây? Vì sao?

hinh-anh-bai-8-tiet-kiem-94-0

hinh-anh-bai-8-tiet-kiem-94-1

4. Nhân dịp sinh nhật, Hằng được dì Út tặng cho một chiếc cặp sách có hình công chúa rất đẹp. Hằng rất thích, muốn mang ra dùng ngay và vứt bỏ chiếc cặp sách mà mẹ mua cho Hằng hồi đầu năm học dù vẫn còn mới.

Câu hỏi: Theo em, Hằng nên sử dụng chiếc cặp sách được tặng như thế nào?

5. Ngay từ đầu năm học, Liên đã lập cho mình thời gian biểu và nghiêm túc thực hiện hằng ngày. Nhiều bạn trong lớp cho Liên là làm việc máy móc nhưng Liên lại nghĩ rằng như thế mới tiết kiệm được thời gian và làm được nhiều việc.

Câu hỏi:

1/ Em có tán thành với suy nghĩ và việc làm của Liên không? Vì sao?

2/ Em đã có ý thức tiết kiệm thời gian chưa? Nêu ví dụ.

6. Một lần, Minh rủ Phúc đi ăn phở. Khi thấy Phúc ăn hết sạch bát phở, Minh chê bạn là ăn uống không lịch sự và khuyên bạn lần sau đi ăn cần để lại một phần thức ăn. Phúc không đồng tình và cho rằng như vậy là lãng phí.

Câu hỏi: Em đồng tình với bạn nào? Vì sao?

7. Tìm hiểu việc thực hành tiết kiệm của bạn bè hoặc người thân. Em có suy nghĩ gì về những việc làm thể hiện lối sống tiết kiệm đó?

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 8: Tiết Kiệm | Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6 - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.