Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi Và Làm Bài Tập | Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6 - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài tập giáo dục công dân 6 - hướng dẫn trả lời câu hỏi và làm bài tập


Bài 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ

1. Đáp án: Bức tranh 1, 2, 4, 5

2. Giữ gìn và phát huy: A, B,D

Chưa giữ gìn và phát huy: C, E

3. Tán thành: A, B, D

Không tán thành: C, E

4. Bình nên lập kế hoạch học tập, dành nhiều thời gian hơn để học, lập nhóm bạn cùng học, đọc thêm sách tham khảo, suy nghĩ và dự tính về trường đại học mình muốn học,...

5. Đồng ý với ý kiến của bạn Tuấn vì: Tiếp nối truyền thống của gia đình không chỉ là tiếp nối nghề nghiệp, công việc được truyền từ đời cha ông mà còn là tiếp nối các giá trị như: yêu nước, cần cù lao động, yêu thương con người,...

Bài 2: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI

1. Đáp án: Bức tranh 1, 3, 4, 5, 6

2. Đáp án: A.

3. Tán thành: C, D, E, G

Không tán thành: A, B

4. Một số bạn phê bình Linh như vậy là sai bởi yêu thương, giúp đỡ người khác là xuất phát từ tấm lòng chân thành của mình, mong muốn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác, có thể chỉ là lời động viên, an ủi,... chứ không phải cứ giúp đỡ nhiều về vật chất mới là yêu thương con người.

Bài 3: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ

1. Đáp án: A

2. Tán thành: C, E

Không tán thành: A, B, D

3. Ba bạn Minh, Vân và Hải chưa siêng năng, kiên trì vì:

  • Minh đã đăng kí lớp học bơi nhưng không tới học vì khó.
  • Vân không tự giác hoàn thành nhiệm vụ mà mẹ giao.
  • Hải chỉ làm việc nhà khi mẹ yêu cầu, nhắc nhở.

4. Cách học của Lâm không tốt vì bạn chưa tự giác làm bài tập, gặp bài khó là giở phần hướng dẫn ra chép. Cách học đó thể hiện bạn thiếu đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập. Bạn nên suy nghĩ để tự làm, nếu khó có thể nhờ thầy cô, bố mẹ, anh chị, bạn bè giảng giải rồi tự làm.

Bài 4: TÔN TRỌNG SỰ THẬT

1. Đáp án: D

2. Tán thành: A,C

Không tán thành với B,D vì:

B/ Có thể thiệt thòi trước mắt nhưng sẽ có lợi ích lâu dài cho bản thân và cho người khác.

D/ Có thể xấu đi trong mối quan hệ với những người không muốn tôn trọng sự thật nhưng sẽ tốt hơn trong mối quan hệ với những người muốn tôn trọng sự thật.

Bài 5: TỰ LẬP

1. Đáp án: B

2. Tán thành: A, C, D, E

Không tán thành: B

4. Đồng tình với ý kiến đó vì những thành công phải do chính bản thân tạo nên mới bền vững. Không ai có thể giúp đỡ chúng ta mãi được. Chỉ khi tự lập, chúng ta mới tự tin, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách; có ý chí nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống và thành công.

5.

  • Hoàng chưa biết tự lập vì bạn không tự chuẩn bị đồ cá nhân của mình cho buổi dã ngoại mà dựa dẫm, ỷ lại vào chị gái.
  • Lan đã biết tự lập vì bạn đã tự làm các công việc cá nhân của mình mà không cần bố mẹ phải nhắc nhở.
  • Vẫn chưa tự lập trong học tập vì bạn không chịu suy nghĩ, còn phụ thuộc vào sách hướng dẫn khi làm bài tập.
  • Hằng chưa tự lập vì bạn chưa tự giác thực hiện các công việc mà nhóm phân công, luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn trong nhóm.

6. Không đồng tình với lời nói và việc làm của Hùng vì bạn thiếu đức tính tự lập. Trong cuộc sống và học tập, bạn đều ỷ lại, phụ thuộc vào người khác; không tự lo liệu, xây dựng cuộc sống tương lai cho bản thân. Hùng nên lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện tính tự lập để khắc phục những biểu hiện chưa tự lập của mình.

7. Không đồng tình với Hương bởi bạn chưa tự lập, luôn ỷ lại vào bố mẹ. Hương cần thay đổi điểm hạn chế này bằng việc đặt chuông đồng hồ báo thức, nhắc nhở.

8. Không đồng tình với Thuận bởi việc làm của bạn không phải là tự lập. Thuận cần nghe lời và theo sự hướng dẫn, quản lí của bố mẹ.

Bài 6: TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN

2. Tác hại:

  • Tự ti, luôn mặc cảm về bản thân/luôn nghĩ bản thân còn hạn chế so với các bạn.
  • Không hiểu được bản thân, không xác định được điểm mạnh, điểm yếu và mong muốn của bản thân.
  • Không xác định được định hướng, ước mơ và mục tiêu phấn đấu của bản thân.
  • Dễ bị mắc các triệu chứng tâm lí như: trầm cảm, lo âu, căng thẳng, mệt mỏi.
  • Dễ bị mất các cơ hội học tập và phát triển;...

3. Quá tự tin vào bản thân dễ dẫn tới việc tự phụ, kiêu căng, không thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, không được nghe không biết được những lời nói thật của bạn bè về bản thân mình, không tự khắc phục được điểm yếu, phát huy những điểm mạnh của bản thân,...

4. Huy đã nhận biết được điểm yếu của bản thân và biết cách khắc phục điểm yếu đó bằng sự cần cù, chịu khó và ham học hỏi. Để thành công, chúng ta phải luôn cần cù, chịu khó, biết học hỏi và biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác.

5. Nga có suy nghĩ không đúng. Mỗi người đều có ưu điểm và nhược điểm. Muốn học giỏi cần phải chăm chỉ, chịu khó học hỏi, tích luỹ kiến thức. Cần phải biết rõ những điểm tốt, chưa tốt của bản thân để xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện bản thân.

6. Cả hai cách viết đều tốt vì sẽ giúp hiểu rõ bản thân mình hơn. Hoa viết về những điều khó nói, không thể chia sẻ với ai trong cuộc sống; Lan viết về những điều diễn ra hằng ngày trong cuộc sống để nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về những hoạt động diễn ra trong ngày.

Bài 7: ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM

1. Đáp án: Bức tranh 1,2,4,5,6

2.

Tình huống Nguy cơ Cách ứng xử
A Dễ bị lừa và bắt cóc Khéo léo từ chối sự giúp đỡ bằng cách hỏi thông tin về ngày sinh của người thân, số điện thoại của bố, mẹ,...
B Cướp giật tài sản/ bắt cóc Bình tĩnh kêu thật to: "Cướp cướp", "Cứu tôi với" và bỏ chạy về hướng có người,...
C Lợi dụng làm việc xấu/ lừa đảo Từ chối
D Đuối nước

- Bình tĩnh, hô thật to: "Cứu, có người đuối nước" để nhờ sự giúp đỡ của người khác.

- Tìm kiếm sự trợ giúp của người khác

E Bị tai nạn do mưa lũ/ sạt lở đất

- Tìm cách thoát nhanh khỏi nơi mưa lũ/ điểm sạt lở.

- Gọi số điện thoại 112 để được hỗ trợ.

3. Chúng ta cần rèn luyện những thói quen:

  • Sinh hoạt nền nếp, đúng giờ. Khi đi học về muộn cần xin phép bố mẹ.
  • Không tiếp xúc với người lạ. Không nhận bất kì thứ gì của người lạ khi chưa có ý kiến của bố, mẹ và người thân trong gia đình.
  • Không nhận chuyển đồ giúp người lạ.
  • Thường xuyên chia sẻ những điều băn khoăn, khó xử với bố mẹ, thầy cô, không giữ bí mật theo yêu cầu của người khác.

4. Bình tĩnh, cởi khăn/ áo bịt mũi, miệng; cúi thấp người men theo cầu thang bộ xuống tầng dưới (nếu có nước ở cạnh thì cần làm ướt khăn/ áo); đóng các cửa trên đường di chuyển để tránh lửa lan ra.

5. Lan đã chưa ứng xử đúng khi bị cuốn vào dòng nước xoáy. Nếu là Lan, em cần cố gắng bình tĩnh, thả lỏng người theo dòng chảy, khi hết dòng ngược, bơi song song với bờ và ra hiệu cho lực lượng cứu hộ trợ giúp.

6. Em sẽ khuyên Tùng tìm chỗ trú an toàn để tránh dông, sét, như nhà kiên cố có lắp hệ thống chống sét. Khi trời quang, không còn dông, sét nữa thì tiếp tục về nhà.

7. Bão, lũ có thể dẫn đến lũ quét, lũ ống, sạt lở đất,... và gây nguy hiểm đến tính mạng. Cách ứng phó:

  • Chuẩn bị các đồ vật, lương thực thực phẩm, thuốc và các vật dụng cần thiết. -
  • Gia cố lại nhà cửa.
  • Cập nhật tin tức về cơn bão.
  • Dự tính các điểm di tản tránh bão, lũ.
  • Khi có mưa bão nên ở trong nhà, đặc biệt là người già và trẻ em, không trú ẩn dưới cây to, cột điện,...
  • Nếu gặp nước lũ ngập vào nhà cần nhanh chóng ngắt cầu giao điện để tránh bị điện giật, chập cháy; mặc áo phao (nếu có) hoặc bám thật chắc vào một vật nào đó có thể nổi được trên mặt nước và nhanh chóng tìm cách di chuyển lên vị trí cao, an toàn hơn.
  • Không lội qua sông, suối khi nước đang chảy xiết hoặc khi nước từ màu trong chuyển sang màu đục; không cố ra sông vớt củi, gỗ khi nước lũ đang lên.

8. Quyên nên nghe theo lời khuyên của anh, nhanh chóng quay về nhà, vì ra khỏi nhà khi có mưa, bão rất dễ gặp nguy hiểm do mưa, dông, lốc, sét, lũ lụt và sạt lở. Nếu gặp tình huống sạt lở đất, cần sơ tán theo sự chỉ đạo của chính quyền và các lực lượng cứu hộ. Tìm nơi trú ẩn an toàn, xa khu vực bị sạt lở.

Bài 8: TIẾT KIỆM

1. Đáp án: A.

2. Tán thành: C, G, H

Không tán thành: A, B, D, E

3. Đồng tình: bức tranh 3

Không đồng tình: bức tranh 1, 2, 4

4. Hằng nên cất chiếc cặp dì Út tặng để năm học sau dùng vì cặp mẹ Hằng mua cho bạn vẫn còn mới.

5. Tán thành với suy nghĩ và việc làm của Liên vì bạn đã lập và thực hiện thời gian biểu hằng ngày. Đó chính là một trong những cách làm đúng để tiết kiệm thời gian.

6. Đồng tình với ý kiến của Phúc vì bạn đã thực hành tiết kiệm thực phẩm trong cuộc sống hằng ngày.

Bài 9: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1. Đáp án: B

2. Ý kiến đúng: A, C, E

Ý kiến sai: B,D

3. Hùng sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam nhưng bố mẹ Hùng là người mang quốc tịch Nga, không có quốc tịch Việt Nam nên dùng không phải là công dân Việt Nam. (Xác định quốc tịch theo huyết thống - quốc tịch của cha hoặc mẹ)

4. Bé Bình An được mang quốc tịch Việt Nam. (Theo khoản 1 Điều 18 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014)

5. Đồng ý với ý kiến của Hoa và quốc tịch của Lâm được xác định theo nơi sinh. (Theo khoản 2 Điều 17 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014)

Bài 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

1. Đáp án: A

2. Ý kiến đúng: A, H.

Ý kiến sai: B, C, D, E, G

4. Thực hiện tốt: B, E, H, I

Thực hiện chưa tốt: A, C, D, G

5. Hà đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập; bổn phận của trẻ em đối với gia đình.

6. Không đồng tình với suy nghĩ của Tùng vì bạn còn ỷ lại, dựa dẫm vào bố mẹ và chưa thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Tùng nên thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm với gia đình và chăm chỉ học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt.

7. Không đồng ý với quan điểm của Trung và các bạn vì thực hiện quyền công dân không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

8. Anna không có quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân vì bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân là quyền của công dân Việt Nam.

Bài 11: QUYỀN CƠ BẢN CỦA TRẺ EM

1. Đáp án: C

2. Tán thành: A, B, E

Không tán thành: C, D

3. Quyền được chăm sóc sức khoẻ: Anh em Nga được tiêm phòng và khám chữa bệnh; Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng: Anh em Nga được bố mẹ nấu cho những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng; Quyền được giáo dục, học tập: Anh em Nga được bố mẹ cho đến trường và tạo điều kiện để học tập; Quyền được vui chơi, giải trí: Nga và anh trai được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh; Quyền được tham gia: Nga và anh trai được giao lưu kết bạn với những bạn bè cùng độ tuổi.

4. Quân hiểu về quyền trẻ em sai vì:

  • Sách tham khảo là do bố mẹ bỏ tiền ra mua, là tài sản trong gia đình.
  • Mục đích Quân cho bạn sách là vì không thích đọc, cho người khác để không phải đọc nữa. Trẻ em còn nhỏ, chưa lao động kiếm ra tiền, những tài sản trong nhà đều do bố mẹ làm ra. Sách vở và những đồ dùng mà bố mẹ mua là để cho các em học tập, sinh hoạt. Khi các em muốn mang những sách vở, đồ dùng này cho người khác, các em cần hỏi ý kiến của bố mẹ, tuyệt đối không vì lười biếng, không thích sử dụng mà mang sách vở, đồ dùng đi cho.
  • Quân nên xin lỗi bố mẹ vì đã tự ý mang sách tham khảo cho bạn, giải thích cho bố mẹ hiểu vì sao không thích đọc sách đó; nhờ bố mẹ giúp đỡ nếu đọc sách thấy khó hiểu; góp ý với bố mẹ loại sách tham khảo mà mình thích,...

5. Mạnh nghĩ như vậy là sai vì:

  • Chơi trò chơi điện tử bạo lực không phải là một hoạt động giải trí lành mạnh.
  • Thường xuyên chơi trò chơi điện tử bạo lực dễ bị ảnh hưởng bởi các hậu quả xấu như: nghiện trò chơi điện tử, có suy nghĩ bạo lực, thích bắt chước các hành vi bạo lực, sức khoẻ giảm sút (mắt kém, cơ thể chậm phát triển do ngồi một chỗ nhiều, cột sống bị ảnh hưởng, sút cân do mải chơi trò chơi điện tử mà không ăn uống đầy đủ,...), tốn kém tiền bạc, học tập sa sút,... Do đó, việc bố cấm không cho Mạnh chơi là vì muốn tốt cho Mạnh.

6.

  • Nhóm quyền được sống còn của trẻ em: quyền được sống; quyền được khai sinh và có quốc tịch; quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; quyền được chăm sóc sức khoẻ; quyền được sống chung với cha mẹ
  • Nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em: quyền bí mật đời sống riêng tư; quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc;...
  • Nhóm quyền được phát triển của trẻ em: quyền được có mức sống đầy đủ; quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; quyền vui chơi, giải trí,...
  • Nhóm quyền được tham gia của trẻ em: quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em;...

Bài 12: THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM

1. Đáp án: B

2. Tuấn nghĩ như vậy là sai vì thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Tất cả các cơ quan, tổ chức trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội đều có trách nhiệm thực hiện và bảo vệ quyền trẻ em.

3. Thực hiện đúng quyền trẻ em: C

Vi phạm quyền trẻ em: A, B, D, E, G

Tin tức mới


Đánh giá

Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi Và Làm Bài Tập | Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6 - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.