Nội Dung Chính
(Trang 87)
ĐỌC
Em có thể dùng cách nào để liên lạc với người thân ở xa?
TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN-TƠ-NÉT
Ngoài trò chuyện trực tiếp, con người còn nghĩ ra rất nhiều cách để trao đổi với nhau khi ở xa.
Từ xa xưa, người ta đã biết huấn luyện bồ câu để đưa thư. Bồ câu nhớ đường rất tốt. Nó có thể bay qua một chặng dường dài hàng nghìn cây số để mang thư đến đúng nơi nhận.
Những người đi biển còn nghĩ ra cách bỏ thư vào trong những chai thuỷ tinh. Nhờ sóng biển, những chiếc chai này được đẩy vào đất liền. Có những bức thư vài chục năm sau mới được tìm thấy.
Ngày nay, việc trao đổi thông tin dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn có thể viết thư, gọi điện cho người khác. Nhờ có in-tơ-nét, bạn cũng có thể nhìn thấy người nói chuyện với mình, dù hai người đang ở cách nhau rất xa.
(Hải Nam)
Từ ngữ
- In-tơ-nét: mạng kết nối các máy tính trên toàn thế giới.
- Huấn luyện: giảng dạy và hướng dẫn luyện tập.
(Trang 88)
- Thời xưa, người ta gửi thư bằng những cách nào?
- Vì sao có thể dùng bồ câu để đưa thư?
- Ngày nay, chúng ta có thể trò chuyện với người ở xa bằng những cách nào?
- Nếu cần trò chuyện với người ở xa, em chọn phương tiện nào? Vì sao?
1. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
trò chuyện bồ câu chai thuỷ tinh gửi
trao đổi bức thư điện thoại
a. Từ ngữ chỉ sự vật
b. Từ ngữ chỉ hoạt động
2. Nói tiếp để hoàn thành câu:
Nhờ có in-tơ-nét, bạn có thể (...).
VIẾT
1. Nghe - viết:
Từ chú bồ câu đến in-tơ-nét
Con người có nhiều cách để trao đổi với nhau. Từ xa xưa, người ta đã biết huấn luyện bồ câu đưa thư. Những bức thư được buộc vào chân bồ câu. Bồ câu nhớ đường rất tốt. Nó có thể bay qua một chặng đường dài hàng nghìn cây số để mang thư đến đúng nơi nhận.
2. Tìm từ ngữ có tiếng chứa eo hoặc oe.
M: eo: chèo thuyền
oe: chim chích choè
3. Chọn a hoặc b.
a. Chọn l hoặc n thay cho ô vuông.
Dòng sông mới điệu ?àm sao
?ắng lên mặc áo ?ụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao ?a
Áo xanh sông mặc như ?à mới may.
(Theo Nguyễn Trọng Tạo)
(Trang 89)
b. Tìm từ ngữ có tiếng chứa ên hoặc ênh.
M: ên: bến tàu
ênh: mênh mông
LUYỆN TẬP
1. Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi bạn nhỏ trong tranh.
2. Nói tiếp để hoàn thành câu nêu công dụng của đồ vật.
- Nhờ có điện thoại, em có thể (...).
- Nhờ có máy tính, em có thể (...).
- Nhờ có ti vi, em có thể (...).
3. Chọn dấu câu thích hợp cho mỗi ô vuông trong đoạn văn sau:
Ti vi là bạn của cả gia đình em? Bố em thường thích xem thời sự? bóng đá? Mẹ em thích nghe nhạc? xem phim truyền hình. Còn em thích nhất là chương trình Thế giới động vật?
(Trang 90)
1. Kể tên các đồ vật được vẽ trong tranh và nêu công dụng của chúng.
2. Viết 4 - 5 câu tả một đồ dùng trong gia đình em.
G:
- Tên đồ dùng là gì?
- Nó có gì nổi bật về hình dạng, kích thước, màu sắc,...?
- Nó được dùng làm gì?
- Em có cảm nghĩ gì khi đồ dùng đó có trong nhà của mình?
ĐỌC MỞ RỘNG
1. Tìm đọc sách, báo hoặc bản hướng dẫn sử dụng một đồ dùng trong gia đình (ti vi, máy tính, điện thoại,...).
2. Trao đổi với các bạn một số điều em mới đọc được.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn