(Trang 24)
Làm chủ cảm xúc - Nghĩ tích cực
- Tham gia trò chuyện với thầy cô giáo về những cách kiểm soát cảm xúc hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày.
- Chia sẻ những điều em học được sau buổi trò chuyện.
Cảm xúc của em
3 Thiết kế Bí kíp kiểm soát cảm xúc
- Thảo luận xây dựng Bí kíp kiểm soát cảm xúc theo gợi ý:
- Xác định các cảm xúc cần kiểm soát;
- Nêu những việc cần làm để kiểm soát cảm xúc.
- Thiết kế Bí kíp kiểm soát cảm xúc của em.
Tức giận
Buồn bã
Lo lắng
Vui quá mức
Hít thở sâu, thả lỏng cơ thể
Chia sẻ với người mình tin tưởng
- Giới thiệu Bí kíp kiểm soát cảm xúc trước lớp.
(Trang 25)
4 Thực hành kiểm soát cảm xúc
- Thảo luận về cách kiểm soát cảm xúc trong các tình huống sau:
Tình huống 1
Trong giờ ra chơi, bạn Xuân nói những điều chế nhạo Lan, các bạn xung quanh cười ầm lên.
Nếu là Lan, em sẽ làm gì?
Tình huống 2
Minh đi vào phòng, thấy em bé đang vẽ nguệch ngoạc vào sách của Minh.
Nếu là Minh, em sẽ làm gì?
Tình huống 3
Trên đường đi học về, Long thấy một nhóm bạn đang đá bóng ở sân chơi của khu phố. Bỗng quả bóng sút thẳng về phía Long, Long ngã ra đất và cảm thấy rất đau.
Nếu là Long, em sẽ làm gì?
- Đóng vai thực hành kiểm soát cảm xúc.
- Đánh giá về khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân sau khi đóng vai.
Vận dụng Bí kíp kiểm soát cảm xúc trong cuộc sống hằng ngày. |
(Trang 26)
Góc Giải toả cảm xúc
- Viết những thông điệp về cách kiểm soát cảm xúc của bản thân gửi tới các bạn trong lớp.
Đừng giữ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Hãy nghĩ đến những điều tích cực bạn nhé!
Hãy chia sẻ với người bạn tin tưởng về những điều làm bạn cảm thấy căng thẳng hoặc tức giận!
- Chia sẻ về những điều đã viết và đặt vào góc Giải toả cảm xúc.
- Thảo luận về cách sử dụng góc Giải toả cảm xúc.
Em tự đánh giá kết quả học được từ chủ đề theo gợi ý: • Hoàn thành tốt • Hoàn thành • Chưa hoàn thành - Nhận diện sự thay đổi của bản thân thông qua các tư liệu, các sản phẩm được lưu giữ. - Nhận diện khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân. |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn