Chủ đề 2 - Bài 1: Kĩ thuật giậm nhảy đá lăng | Giáo Dục Thể Chất 8 | PHẦN HAI: VẬN ĐỘNG CƠ BẢN - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chủ đề 2 - Bài 1: Kĩ thuật giậm nhảy đá lăng

Nội Dung Chính


(Trang 20)

1. Mở đầu

a) Mục tiêu, yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được kĩ thuật giậm nhảy đá lăng.

- Biết một số điều luật thì đấu nhảy cao.

- Chủ động trong học tập và đảm bảo an toàn luyện tập

b) Khởi động

- Khởi động chung: Chạy tại chỗ, xoay các khớp, tại chỗ đá lăng chân trước, sau.

- Khởi động chuyên môn: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ cự li 10 – 15 m; bật nhảy đổi chân trước, sau, bật nhảy tách chụm chân 5-7 lần.

- Trò chơi hỗ trợ khởi động: Vượt sóng

hinh-anh-chu-de-2-bai-1-ki-thuat-giam-nhay-da-lang-6507-0

Hình 1. Trò chơi vượt sóng

(Trang 21)

+ Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội có số người bằng nhau, mỗi đội đứng thành một hàng dọc, khoảng cách giữa các bạn trong hàng là 1,5 m. Đối diện với các đội là các cặp đôi, mỗi cặp đôi cảm hai đầu của một sợi dây mềm.

Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, lần lượt từng cặp đôi căng dây ở tầm ngang đầu gối và chạy ngược chiều đứng của các đội. Từ bạn đầu hàng đền bạn cuối hàng, lần lượt nhày qua dây khi dây di chuyển đến (Hình 1). Cặp đôi cầm dây tiếp theo chỉ xuất phát khi cặp đôi phía trước đã chạy qua bạn cuối hàng. Kết thúc mỗi lượt chơi, đội có số bạn bị vướng dây nhiều hơn là đội thua cuộc.

2. Kiến thức mới

Nhảy cao là cách đưa cơ thể bay lên cao bằng hoạt động nỗ lực của người nhảy.

Kĩ thuật nhảy cao gồm bốn giai đoạn:

- Chạy đà (Hình 2a).

- Giậm nhảy (Hình 26 - đặt chân giậm nhày, Hình 2c, d - giậm nhày đã lăng).

- Trên không (Hình 2e, g, h, i).

- Rơi xuống cát hoặc đệm (Hình 2k).

hinh-anh-chu-de-2-bai-1-ki-thuat-giam-nhay-da-lang-6507-1

Hình 2. Các giai đoạn của kĩ thuật nhây cao kiểu "Bước qua"

a) Giậm nhảy đá lăng

Ở bước chạy đà cuối (Hình 2a), chân giặm đặt vào điểm giậm nhảy gần như duỗi thẳng, tiếp đất nhanh mạnh bằng gót chân và chuyển thành cả bàn chân (Hình 2b), sau đó khớp gối hơi co lại để thực hiện động tác giậm nhảy (duỗi nhanh khớp hông, khớp gối và khớp cổ chân) đưa cơ thể bay lên cao (Hình 2c). Ngay sau khi chân giậm tiếp đất, thân trên ngã ra sau, chân lăng đá nhanh từ sau ra trước, lên cao và duỗi thẳng (Hình 2d, e), đồng thời hai tay đánh nhanh ra trước, lên cao (để phối hợp với động tác đá lăng) và dừng đột ngột khi cánh tay cao ngang vai, cẳng tay gần như vuông góc với cánh tay, hai khuỷu tay hướng ra trước, hơi chếch sang ngang. Động tác giậm nhảy kết thúc khi chân giậm duỗi thẳng và bắt đầu rời khỏi mặt đất.

(Trang 22)

b) Một số điều luật thi đấu nhảy cao

Khu vục chạy đà và giậm nhảy

- Đường chạy đà phải có độ dài tối thiểu 15 m.

- Khu vực giậm nhảy phải bằng phẳng.

Bộ dụng cụ

- Cột chống phải có giá đỡ xà ngang (giá đỡ phải được đặt ở cùng độ cao), có độ cao vượt độ cao vận động viên có thể nhảy qua.

- Khoảng cách giữa hai cột chống xà không được nhỏ hơn 4,0 m và không lớn hơn 4,04 m.

- Trong khi thi đấu không được di chuyển cột chống xà trừ khi trọng tài giám sát cho rằng khu vực giậm nhảy hoặc rơi xuống không phù hợp (việc thay đổi chỉ thực hiện khi vận động viên đã thực hiện hết một vòng các lần nhảy).

3 Luyện tập

a) Luyện tập cá nhân

- Tập đặt chân giậm nhảy: Đừng chân trước, chân sau, tập đặt chân giậm nhảy, thực hiện 5-7 lần.

- Vịn tay cùng bên với chân giậm vào vật cố định (cây, tường,...), tập đặt chân giậm nhảy, giậm nhảy đá lăng, thực hiện 5 – 7 lần.

- Tại chỗ tập đặt chân giậm phối hợp giậm nhảy đá lăng và đánh tay từ chậm đến nhanh, thực hiện 3 – 5 lần (Hình 3).

- Đi, chạy chậm 1 – 3 bước phối hợp giâm nhảy đá lăng, rơi xuống bằng chân giậm nhảy, thực hiện 5 – 7 lần.

hinh-anh-chu-de-2-bai-1-ki-thuat-giam-nhay-da-lang-6507-2

Hình 3. Luyện tập đặt chân giậm nhảy, giậm nhảy đá lăng

b) Luyện tập nhóm

Luân phiên chỉ huy nhóm luyện tập:

- Chạy 3-5 bước thực hiện giậm nhảy đá lăng, rơi xuống bằng chân giậm nhảy, thực hiện 3-5 lần.

- Chạy 3-5 bước thực hiện giậm nhảy đá lăng liên tục trên đường thẳng với cự li 10-15 m.

- Chạy 3 - 5 bước, giậm nhảy đá lăng hướng lên quả bóng treo cách mặt đất 1,2-1,5 m, rơi xuống bằng chân giảm nhảy, thực hiện 3 – 5 lần (Hình 4).

hinh-anh-chu-de-2-bai-1-ki-thuat-giam-nhay-da-lang-6507-3

Hình 4. Giâm nhày đã lăng hưởng lên quả bóng treo

(Trang 23)

Đứng đổi diện với xà ngang, chạy 3 – 5 bước phối hợp giậm nhảy, đá lăng thẳng chân vượt qua xà đặt ở độ cao 30-40 cm (khi qua xà co chân giậm), rơi xuống bằng chân giậm, thực hiện 3-5 lần.

c) Hướng dẫn đánh giá kết quả luyện tập

Tự đánh giá và quan sát, đánh giá kết quả luyện tập của các bạn qua các nội dung sau:

- Mức độ thực hiện được kĩ thuật giậm nhảy đá lăng.

- Điểm đặt chân giậm nhảy.

- Tốc độ và hướng đá lăng

- Tư thế thân người.

- Tư thể kết thúc của chân giậm nhảy.

d) Trò chơi phát triển sức mạnh

Bật nhày tiếp sức

hinh-anh-chu-de-2-bai-1-ki-thuat-giam-nhay-da-lang-6507-4

Hình 5. Trò chơi Bật nhậy tiếp sức

- Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội có số người bằng nhau, mỗi đội đứng thành một hàng dọc trước giàn treo bóng. Bóng được treo cao hơn tầm tay với 20-25 cm.

- Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, lần lượt từng bạn của mỗi đội chạy đến vị trí treo bóng. bật nhảy bằng hai chân và dùng hai tay chạm bóng theo thứ tự từ quả đầu tiên đến quả cuối (hai tay chưa chạm bóng phải thực hiện lại), sau đó trở về cuối hàng (Hình 5). Bạn tiếp theo chỉ xuất phát khi bạn thực hiện trước đã chạm tay vào quả bóng cuối.

Đội hoàn thành đầu tiên là đội thắng cuộc.

4. Vận dụng

- Em hãy vận dụng các bài tập và trò chơi trong bài học để rèn luyện sức mạnh đôi chân và giải quyết tình huống trong sinh hoạt hằng ngày.

- Giậm nhảy đá lăng trong nhảy cao có sự khác biệt như thể nào so với giậm nhảy bước bộ trong nhảy xa?

 

 

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

Chủ đề 2 - Bài 1: Kĩ thuật giậm nhảy đá lăng | Giáo Dục Thể Chất 8 | PHẦN HAI: VẬN ĐỘNG CƠ BẢN - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.