Tuần 4: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy | Ngữ Văn Tập 1 - Lớp 10 - Giáo Dục Việt Nam

Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy; Lập dàn ý bài văn tự sự.


TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY

(Truyền thuyết)

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

  • Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể kể về thành Cổ Loa, mối tình Mị Châu - Trọng Thủy và nguyên nhân mất nước Âu Lạc.
  • Nhận thức được bài học giữ nước ngụ trong một câu chuyện tình yêu.

TIỂU DẪN

   Không chú trọng tính chính xác như các văn bản lịch sử, truyền thuyết đã phản ánh lịch sử một cách độc đáo: những câu chuyện trong lịch sử dựng nước, giữ nước của ông cha ta được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ để rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, nhuốm màu thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường. Chỉ có thể hiểu đúng và sâu sắc nội dung cùng nghệ thuật của truyền thuyết khi xem xét tác phẩm trong mối quan hệ ảnh hưởng qua lại với môi trường lịch sử – văn hoá mà nó sinh thành, lưu truyền và biến đổi.

Làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội còn giữ được một quần thể di tích lịch sử văn hoá lâu đời gồm đền thờ An Dương Vương, am thờ công chúa Mị Châu và giếng Ngọc (tương truyền đó là nơi Trọng Thuỷ tự vẫn sau cái chết của Mị Châu). Bao quanh cụm đền, am là từng đoạn của vòng thành cổ chạy dài trên cánh đồng – dấu vết còn lại của thành Cổ Loa chín vòng do An Dương Vương xây nên. Toàn bộ cụm di tích là minh chứng lịch sử cho sự sáng tạo và lưu truyền chuỗi truyền thuyết về sự ra đời và suy vong của nhà nước Âu Lạc. Trong chuỗi truyền thuyết đó, nổi bật hai lớp truyện chính: một là kể về quá trình An Dương Vương xây thành và chế tạo nỏ thần thành công nhờ sự giúp đỡ của thần Rùa Vàng, hai là kể về nguyên nhân khiến cơ đồ nhà nước Âu Lạc “đắm biển sâu” liên quan đến mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ.

Văn bản dưới đây trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái – một bộ sưu tập truyện dân gian ra đời vào cuối thế kỉ XV.

hinh-anh-tuan-4-truyen-an-duong-vuong-va-mi-chau-trong-thuy-3810-0

Lễ hội đền Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội

(Ảnh: Trường Thi)

VĂN BẢN

   Vua An Dương Vương nước Âu Lạc, họ Thục tên Phán [...] xây thành ở đất Việt Thường(1) hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy. Vua bèn lập đàn trai giới(2), cầu đảo bách thần(3). Ngày mồng bảy tháng ba bỗng thấy một cụ già từ phương đông tới trước của thành mà than rằng: “Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong được !”. Vua mừng rỡ đón vào trong điện, thi lễ(4), hỏi rằng : “Ta đắp thành này đã nhiều lần băng lở, tốn nhiều công sức mà không thành, thế là cớ làm sao?”. Cụ già đáp: “Sẽ có sứ Thanh Giang(5) tới cùng nhà vua xây dựng thành mới thành công”. Nói rồi từ biệt ra về.

   Hôm sau, vua ra cửa đông chờ đợi, chợt thấy một con Rùa Vàng từ phương đông lại, nổi trên mặt nước, nói sõi tiếng người, tự xưng là sứ Thanh Giang, thông tỏ việc trời đất, âm dương, quỷ thần. Vua mừng rỡ nói : “Điều đó chính cụ già đã báo cho ta biết trước”. Bèn dùng xe bằng vàng rước vào trong thành(6) [...].

  Thành xây nửa tháng thì xong. Thành rộng hơn ngàn trượng(7), xoắn như hình trôn ốc, cho nên gọi là Loa Thành, còn gọi là Quỷ Long Thành, người thời Đường gọi là Côn Lôn Thành, lấy lẽ rằng nó cao lắm.

   Rùa Vàng ở lại ba năm rồi từ biệt ra về. Vua cảm tạ nói : “Nhờ ơn của thần, thành đã xây được. Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”. Rùa Vàng đáp : “Vận nước suy thịnh, xã tắc(8) an nguy đều do mệnh trời, con người có thể tu đức mà kéo dài thời vận. Nhà vua ước muốn ta có tiếc chi”. Bèn tháo vuốt(9) đưa cho nhà vua mà nói : “Đem vật này làm lẫy nỏ, nhằm quân giặc mà bắn thì sẽ không lo gì nữa”. Dứt lời, trở về biển Đông.

   Vua sai Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy. Gọi là nó “Linh quang Kim Quy thần cơ”. Về sau Triệu Vương là Đà cử binh xâm lược phương Nam, cùng vua giao chiến. Vua lấy nỏ thần ra bắn, quân Đà thua lớn, chạy về Trâu Sơn(10) đắp luỹ không dám đối chiến, bèn xin hoà [...].

Không bao lâu, Đà cầu hôn. Vua vô tình gả con gái là Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thuỷ. Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay vuốt Rùa Vàng, nói dối là về phương Bắc thăm cha. Nói rằng: “Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hoà, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?”. Đáp: “Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rút lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau”.

   Trọng Thuỷ mang lẫy thần về nước. Đà được lẫy cả mùng, bèn cử binh sang đánh. Vua cậy có nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao ?”. Quân Đà tiến sát, vua cầm lấy nỏ, thấy lẫy thần đã mất bèn bỏ chạy. Vua đặt Mị Châu ngồi đằng sau ngựa rồi cùng nhau chạy về phương Nam.

Tin tức mới


Đánh giá

Tuần 4: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy | Ngữ Văn Tập 1 - Lớp 10 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.