II: Nguyên Nhân Gây Biến Đổi Khí Hậu | Chuyên đề học tập Địa lí 10 | Chuyên Đề 10.1: Biến Đổi Khí Hậu - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Địa lí 10 - Chuyên Đề 10.1 - II: Nguyên Nhân Gây Biến Đổi Khí Hậu - Tìm hiểu sâu các nguyên nhân cốt lõi dẫn đến biến đổi khí hậu.

Nội Dung Chính


(Trang 7)

1. Nguyên nhân tự nhiên

Các nguyên nhân tự nhiên gây biến đổi khí hậu là sự thay đổi độ nghiêng của trục Trái Đất, dao động quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, trôi dạt lục địa, núi lửa phun trào, chu kì hoạt động của Mặt Trời,...

Em có biết?

Sự thay đổi quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời làm biển đổi biển trình năm của bức xạ đến các khu vực khác nhau trên Trái Đất, từ đó làm biến đổi khí hậu.

Các màng kiến tạo luôn di chuyển với tốc độ từ vài mm đến 15 cm/năm, trong hàng triệu năm sẽ làm cho một vùng nào đó di chuyển từ vĩ độ này đến vĩ độ khác, nên khí hậu ở vùng đó sẽ biến đổi

Những đợt phun trào núi lửa lớn sẽ phát thải lượng lớn tro bụi và các chất khi (khí SO2...) vào bầu khíquyền, có thể lơ lửng từ nhiều tháng tới vài năm và phân tán trên một không gian rộng trong tầng bình lưu. Khi SO2, từ các đợt phun trào kết hợp với hơi nước tạo thành axit sunfuric có khả năng phản hồi lượng lớn bức xạ của Mặt Trời trở lại Vũ Trụ nên khi hậu Trái Đất sẽ lạnh đI.

? Đọc thông tin trong mục 1, hãy nêu một số nguyên nhân tự nhiên gây biến đổi khí hậu toàn cầu.

2. Nguyên nhân con người

Bên cạnh những nguyên nhân tự nhiên thì ngày nay các hoạt động kinh tế – xã hội là tác nhân chủ yếu làm gia tăng biến đổi khí hậu.

Trong quá trình sinh hoạt và sản xuất, con người phát thải ra môi trường các chất khí nhà kính, làm không khi gần bề mặt đất nóng lên, gây biến đổi khí hậu.

Em có biết?

Hiệu ứng nhà kính là một hiện tượng tự nhiên, có tác dụng làm Trái Đất đủ ẩm cho các loài sinh vật có thể sinh sống. Tuy nhiên, sự gia tăng các chất khi nhà kinh làm cho Trái Đất nóng lên nhiều, gây biến đổi khí hậu.

a) Các khí nhà kính chủ yếu do con người phát thải

Có sáu chất khí nhà kính được kiểm soát bởi Nghị định thư Kỳ-ô-tô, bao gồm: carbon dioxide (CO2); methane (CH4); nitrous oxide (N2O); hydrofluorocarbons (HFCs); perfluorocarbons (PFCs) và sulfur hexafluoride (SF4).

hinh-anh-ii-nguyen-nhan-gay-bien-doi-khi-hau-13691-0

Hình 3. Tỉ lệ các loại khi gây hiệu ứng nhà kinh phát thải bởi các hoạt động của con người, năm 2018 (%)

 

2.1

6.2

Carbon dioxide

17.3

74.4

Methane

Nitrous oxide

Other economic gases

̣(Trang 8)

- Khí cacbon dioxit (CO2)

CO2 là chất khí nhà kính chủ yếu, ảnh hưởng đến nhiệt độ Trái Đất. Vì vậy, CO2 là chất khí tham chiếu đề tinh "tiềm năng nóng lên toàn cầu" của các khí nhà kính khác. Lượng khí CO2 gia tăng chủ yếu do hoạt động đốt nhiên liệu hoá thạch trong công nghiệp, giao thông vận tài, sản xuất nông nghiệp và các hoạt động dân sinh khác. Ngoài ra, sự thay đổi lượng CO2 trong khí quyển còn do đốt sinh khối, khai thác, chặt phá rừng.

- Khí methane (CH4)

CH, là loại khí nhà kính đứng thứ hai sau khi CO, góp phần gây nên hiệu ứng nhà kính. Khi methane tồn tại với hàm lượng nhỏ hơn nhiều so với CO2 nhưng khả năng hấp thụ bức xạ sóng dài của CH4 lại gấp 20 – 30 lần của CO2, CH4 có thời gian tồn tại trong khi quyền tương đối ngắn, khoảng 10 năm. CH4 là sản phẩm được tạo ra do vi khuẩn phân giải các chất hữu cơ trong môi trường yếm khí.

- Khí nitơ oxit (N2O)

N₂O chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong thành phần khi quyển. Sự gia tăng của N2O chủ yếu do hoạt động nông nghiệp. Thời gian tồn tại của N2O kéo dài xấp xỉ 114 năm.

- Khí hydrofluorocarbons (HFCs)

HFCs là chất khí nhà kinh không có trong tự nhiên, được sản xuất có tính thương mại dùng trong máy làm lạnh và chất xốp cách nhiệt. Khả năng hấp thụ bức xạ sóng dài của HFCs bằng 2.000 đến 12 000 lần so với CO2

- Khí perfluorocarbon (PFC)

PFCs phát sinh từ ngành công nghiệp sản xuất nhôm, sản xuất các vật liệu chống cháy, sản xuất các thiết bị điện từ.... Khả năng hấp thụ bức xạ sóng dài của PFCs bằng 6 770 lần so với CO2.

- Khi sulfur hexafluoride (SF) 

SF, phát sinh từ ngành công nghiệp điện từ, trong các máy phục vụ truyền tải điện..... Mức độ hấp thụ bức xạ sóng dài của khi SF, được đánh giá bằng 23 900 lần so với CO2. Thời gian tồn tại của các phân từ sulfur hexafluoride trong không khi khoàng 32 000 năm.

So với thời kì tiền công nghiệp (1750 – 1800), tổng lượng phát thải các chất khí nhà kính tăng lên hằng năm, dẫn đến tổng lượng tích trữ và hàm lượng các chất khi trong khi quyền cũng tăng lên rất nhanh, đặc biệt trong các thập kì gần đây. Nồng độ các chất khínhà kính trong khi quyền tiếp tục tăng; trung bình năm 2019: CO2 đạt mức 410 ppm (phần triệu), CH4 đạt mức 1 866 ppb và N2O đạt mức 332 ppb (phần tì).

b) Các hoạt động phát thải khí nhà kính trên thế giới

Phát thải khi nhà kính toàn cầu có thể được chia nhỏ theo các hoạt động kinh tế – xã hội dẫn tới việc sản sinh ra chúng. Năm 2018, các hoạt động kinh tế – xã hội chính phát thải các chất khi nhà kinh trên toàn cầu có tỉ lệ như sau:

(Trang 9)

hinh-anh-ii-nguyen-nhan-gay-bien-doi-khi-hau-13691-1

Hình 4. Nguồn gốc các chất khí nhà kinh phát thải trên thế giới, năm 2018 (%)

3.2

10.9

11,9

50,4

18,4

5,2

Năng lượng

Công nghiệp khác

Nông nghiệp và chuyển đổi mục địch sử dụng đất

Giao thông vận tải

Toà nhà thương mại và nhà ở

Chất thải và nước thải

- Ngành năng lượng phát thải nhiều khi nhà kính nhất. Nguyên nhân phát thải là do đốt các nhiên liệu như than đá, khi tự nhiên, dầu để phát điện, phát nhiệt.

- Các ngành công nghiệp khác phát thải khí nhà kính chủ yếu liên quan đến việc đốt nhiên liệu hoá thạch tại các cơ sở sản xuất đề cung cấp năng lượng. Khí nhà kính cũng phát thải từ các ngành công nghiệp hoá chất, luyện kim và các quá trình chuyển tài năng lượng.

- Con người đã phát thải khí nhà kính do nạn đốt phá rừng, phát thải từ đất đai, do chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng thành đất nông nghiệp hoặc sự phân huỷ của đất than bùn.

- Ngành nông nghiệp phát thải khí nhà kinh từ sản xuất nông nghiệp chủ yếu do việc sản xuất lúa nước, chăn nuôi và đốt sinh khối.

- Ngành giao thông vận tài phát thải nhà kính chủ yếu liên quan đến nhiên liệu hoá thạch (95% là xăng hoặc dầu diesel) bị đốt trong các động cơ đốt trong cho các phương tiện giao thông.

- Các công trình xây dựng và nhà ở phát thải khí nhà kinh từ lĩnh vực này do sử dụng năng lượng tại chỗ và đốt nhiên liệu sười ẩm trong các toà nhà hoặc trong nấu ăn.

- Chất thải và nước thải phát thải các khí CH4, N2O từ bãi rác, nước thải. Việc thiêu huỷ một số sản phẩm chất thải được làm từ các loại nhiên liệu hoá thạch, như nhựa và vật liệu dệt tổng hợp, cũng phát thải khi CO2.

hinh-anh-ii-nguyen-nhan-gay-bien-doi-khi-hau-13691-2

Hình 5. Một số hoạt động của con người làm gia tăng biến đổi khí hậu

(Trang 10)

hinh-anh-ii-nguyen-nhan-gay-bien-doi-khi-hau-13691-3

Hình 6. Mức độ phát thải khí nhà kính tỉnh theo các quốc gia và khu vực

40,2

23,9

11,8

41

6,7

6,8

3,5

Trung Quốc

Hoa Kỳ

Ấn Độ

Liên minh châu Âu (EU)

Liên bang Nga

In-đô-nê-xi-a

Bra-xin

Các nước khác

trên thế giới, năm 2018 (%)

? Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục 2, hãy giải thích nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.

Tin tức mới


Đánh giá

II: Nguyên Nhân Gây Biến Đổi Khí Hậu | Chuyên đề học tập Địa lí 10 | Chuyên Đề 10.1: Biến Đổi Khí Hậu - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Toán 10

Chuyên đề học tập Vật lí 10

Chuyên đề học tập Ngữ văn 10

Chuyên đề học tập Hóa học 10

Chuyên đề học tập Sinh học 10

Chuyên đề học tập Lịch sử 10

Vật Lí 10

Công nghệ trồng trọt 10

Chuyên đề học tập Địa lí 10

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10

Chuyên đề học tập Âm nhạc 10

Hóa học 10

Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Công nghệ trồng trọt)

Chuyên đề học tập Mĩ thuật 10

Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Thiết kế và Công nghệ)

Chuyên đề học tập Tin học 10 (Định hướng khoa học máy tính)

Chuyên đề học tập Tin học 10 (Định hướng tin học ứng dụng)

Sinh học 10

Âm nhạc 10

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh 10

Ngữ văn 10 - Tập 1

Ngữ văn 10 - Tập 2

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Giáo dục thể chất bóng chuyền

Giáo dục thể chất bóng rổ

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.