Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác ( Ăng-ghen) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Thấy được đánh giá của Ăng-ghen về những cống hiến vĩ đại của Các Mác.

Nắm được thao tác lập luận tăng tiến mà Ăng-ghen sử dụng trong bài phát biểu.

TIỂU DẪN

1. Ăng-ghen hinh-anh-ba-cong-hien-vi-dai-cua-cac-mac-ang-ghen-4673-0


Phrrđích Ăngghen (Friedich Engek,
1820 - 1895) cùng với Các Mác là nhà
triết học, nhà lí luận và hoạt động
cách mạng, lãnh tụ của giai cấp vô
sản toàn thế giới. Ông là người Đức,
con một kĩ nghệ gia giàu có ở Bácmen, miền Rê-na-ni. Ông học đại
học ở Béc-lin, quen biết Mác năm
1844 ở Pa-ri, sau đó sang sống và
hoạt động ở Anh rồi mất tại đây. Tro
di hài của ông được rắc xuống biển.
Ăng-ghen chủ yếu viết những
tác phẩm về triết học, chính trị, kinh
tế, lịch sử,... có công trình viết chung
với Mác như Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (1848). Ông cũng rất quan tâm đến
văn học nghệ thuật và có nhiều ý kiến sâu sắc liên quan đến lĩnh vực này. Bài
phát biểu của Ăng-ghen đọc trước mộ Các Mác là một bài văn nghị luận tiêu
biểu và có giá trị văn chương.

2. Mác

Các Mác (Karl Marx, 1818 - 1883) là nhà triết học, nhà lí luận và hoạt
động cách mạng, lãnh tụ của giai cấp vô sản toàn thế giới. Ông là người Đức,
(*) Tên bài do người biên soạn đặt.
con một luật sư ở Tơri-e, miền Rê-na-ni. Khi còn là học sinh trung học, ông
đã được tiếp xúc với tư tưởng của Cách mạng Pháp 1789 và nền văn học cổ
điển Đức. Ông theo học luật, sau chuyển sang học triết và lịch sử tại các
trường đại học Bon, Béc-lin, bảo vệ luận án Tiến sĩ triết học năm hai mươi ba tuổi (1841). Năm 1842, Mác tham gia hoạt động báo chí ; tờ báo tiến bộ của
ông bị chính quyền bắt đình bản. Ông sang Pa-ri (Pháp). Đến năm 1845, bị
trục xuất khỏi Pháp vì những hoạt động cách mạng, ông qua Brúc-xen (Bì). Do
những diễn biến chính trị, ông lại đến Pa+i lẩn tránh (1848), về Cô1ô-nhơ (Đức)
rồi lại tới Pa-ri (1849), sau đó sang ở hẳn tại Luân Đôn (Anh). Thời gian ở Bỉ,
ông cùng với Ăng-ghen viết Tuyên ngôn Đảng Cộng sản. Công trình nổi tiếng
nhất của Mác là bộ Tư bản (1864 - 1876). Mác qua đời ngày 14 - 3 - 1883.
Tang lễ cử hành tại nghĩa trang Hai-ghết (Luân Đôn). Ăng-ghen đọc bài phát
biểu trước mộ ông.
Chiểu ngày 14 tháng ba, vào lúc ba giờ kém mười lãm phút, nhà tư tưởng vĩ
đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại đã ngừng suy nghĩ. Để Mác ở lại
một mình vẻn vẹn chỉ có hai phút, thế mà khi trở vào phòng, chúng tôi đã thấy ông
ngủ thiếp đi thanh thản trên chiếc ghế bành — nhưng là giấc ngủ nghìn thu.
Con người đó ra đi là một tổn thất không sao lường hết được đối với giai cấp
vô sản đang đấu tranh ở châu Âu và châu Mĩ, đối với khoa học lịch sử. Rồi đây,
người ta sẽ cảm thấy nỗi trống vắng do sự qua đời của bậc vĩ nhân ấy gây ra.
Giống như Đác-uynf'” đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác
đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người : cái sự thật đơn giản nhưng đã
bị tầng tâng lớp lớp các tư tưởng phủ kín cho đến ngày nay, đó là con người trước
hết cần phải có cái ăn cái uống, quần áo và chỗ ở, rồi sau đó mới có thể làm chính trị,
khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, v.v. ; vì vậy, việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt
vật chất trực tiếp, và mỗi giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của một dân tộc
hay một thời đại tạo ra cơ sở để người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan
điểm pháp quyền, nghệ thuật và cả tôn giáo nữa, cho nên phải xuất phát từ cơ sở

(1) Đác-uyn (Charles Robert Darwin, 1809 - 1882) : nhà bác học và triết gia Anh. Ông đã có công
khám phá ra sự phát triển và tiến hoá của các giống loài trên cơ sở sự chọn lọc tự nhiên và cuộc
đấu tranh để sinh tồn trong thiên nhiên.

đó mà giải thích những cái kia, chứ không phải ngược lại, như từ trước đến nay
người ta đã làm.
Nhưng không chỉ có thế thôi. Mác hinh-anh-ba-cong-hien-vi-dai-cua-cac-mac-ang-ghen-4673-1
- cũng tìm ra quy luật vận động riêng của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
hiện nay và của xã hội tư sản do
phương thức đó đẻ ra. Với việc phát hiện
ra giá trị thặng dư”) trong lĩnh vực này,
lập tức một ánh sáng đã xuất hiện, trong
khi mọi công trình nghiên cứu trước đây
của các nhà kinh tế học tư sản cũng như
của các nhà phê bình xã hội chủ nghĩa
đều mò mẫm trong bóng tối. [...]
Con người khoa học là như vậy đó.
Nhưng đấy hoàn toàn không phải là
điều chủ yếu ở Mác. Khoa học đối với
Mác là một động lực lịch sử, một lực
lượng cách mạng. Mỗi phát kiến mới
trong bất cứ khoa học lí luận nào, thậm 
chí đôi khi người ta chưa thấy ngay
được việc ứng dụng nó vào thực tế, đã
có thể đem đến cho Mác một niềm vui thực sự, nhưng niềm vui của ông còn lớn
hơn nữa khi phát kiến đó nhanh chóng có tác động cách mạng đến công nghiệp,
đến sự phát triển lịch sử nói chung. [...]
Bởi lẽ trước hết Mác là một nhà cách mạng. Bằng cách này hay cách khác,
tham gia vào việc lật đổ xã hội tư sản và các thiết chế nhà nước do nó dựng lên,
tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại mà ông là người đầu
tiên đem đến cho giai cấp ấy ý thức về địa vị và yêu cầu của mình, ý thức về điều
kiện để tự giải phóng, đó thật sự là sứ mệnh thiết thân của cuộc đời ông. Đấu tranh
Mộ Các Mác ở nghĩa trang Hai-ghết

(1) Giá trị thăng dư : phần giá trị đôi ra ở sản phẩm so với khoản tiền phải chỉ để tạo ra sản phẩm
ấy. Trong khoản tiền phải chi có tiền mua nguyên liệu, tiền hao mòn mấy móc,... và tiền chỉ trả
lương công nhân để họ sống và khôi phục sức lao động. Song, theo Mác, nhà tư bản có nhiều
cách như kéo dài giờ làm việc của người thợ hoặc tăng cường độ lao động của họ, khiến sản
phẩm làm ra nhiều hơn mà lương thợ vẫn thế. Phần giá trị dôi ra ấy là phần sức lao động của
người công nhân bị chủ tư bản bóc lột.
là hành động tự nhiên của Mác. Và Mác đã đấu tranh một cách say sưa, kiên
cường và có kết quả, [...] dẫn đến sự xuất hiện Hội liên hiệp công nhân quốc tế 0)
vĩ đại [...], đấy chính là sự nghiệp mà ai xây dựng nên đều lấy làm tự hào, thậm chí
dù cho người đó không làm gì thêm nữa.
Đó là lí do vì sao Mác là người bị căm ghét nhiều nhất và bị vu khống nhiều
nhất trong thời đại ông. Các chính phủ — cả chuyên chế lẫn cộng hoà — đều trục
xuất ông, bọn tư sản — cả bảo thủ lẫn dân chủ cực đoan — đều thi nhau vu khống và
nguyên rủa ông. Mác đã gạt sang một bên tất cả những thứ đó, coi như cái mạng
nhện vướng chân, chẳng thèm đếm xỉa, và chỉ đáp lại khi thấy hết sức cần thiết mà
` thôi. Và ông đã mất đi, hàng triệu người cộng sự cách mạng với ông ở khắp châu
Âu và châu Mi, từ những hầm mỏ Xi-bia đến tận Ca-li-phoóc-ni-a đã tôn kính,
yêu mến và khóc thương ông, và tôi có thể mạnh đạn nói rằng ông có thể có nhiều
kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả.
Tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi !
(Theo MÁC VÀ ÄNG-GHEN, Toàn tập, tập 19, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995)

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Xác định ba phần trong bài phát biểu của Äng-ghen nếu lấy trọng tâm — phần
thứ hai — là phần tổng kết ba cống hiến vĩ đại của Mác đối với khoa học lịch sử
và phong trào cách mạng.
2. Cống hiến đầu tiên của Mác được Ang-ghen đề cập đến là gì ? Tác giả dùng
biện pháp nào để nêu bật tầm vĩ đại của cống hiến ấy ?
3. Hai cống hiến khác của Mác được Äng-ghen đề cập đến là gì ? Tìm các cụm từ
trong bài để chứng tỏ tác giả dùng thao tác lập luận tăng tiến (cống hiến sau
vĩ đại hơn cống hiến trước). Lí giải tại sao khi đề cập đến cống hiến thứ ba của
Mác, tác giả tách thành hai đoạn.
4. Căn cứ vào lập luận ở đoạn cuối bài phát biểu — Mác chống lại ai, bênh vực ai —
hãy giải thích ý kiến của tác giả cho rằng Mác "có thể có nhiều kẻ đối địch
nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng `.

(1) Hội liên hiệp công nhân quốc tế: tổ chức được thành lập năm 1864 và tồn tại đến năm 1870.  

Tin tức mới


Đánh giá

Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác ( Ăng-ghen) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 2

  1.  Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Hầu trời ( Tản Đà)
  3.  Thao tác lập luận bác bỏ
  4. Đọc thơ
  5. Nghĩa của câu
  6. Bài viết số 5 ( Nghị luận văn học)
  7. Vội vàng ( Xuân Diệu)
  8. Đây mùa thu tới ( Xuân Diệu)
  9. Thơ duyên ( Xuân Diệu)
  10. Xuân Diệu
  11.  Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  12. Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử)
  13. Tràng giang ( Huy Cận)
  14. Luyện tập về nghĩa của câu
  15. Tương tư ( Nguyễn Bính)
  16. Tống biệt hành ( Thâm Tâm)
  17. Chiều xuân ( Anh Thơ)
  18. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận văn học
  19. Trà bài viết số 5
  20. Bài viết số 6 ( Nghị luận văn học - Bài làm ở nhà)
  21. Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh
  22. Chiều tối ( Mộ - Hồ Chí Minh)
  23. Lai Tân ( Hồ Chí Minh)
  24. Đọc thêm: Giải đi sớm ( Tảo giải - Hồ Chí Minh)
  25. Luyện tập về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu
  26. Kiểm tra văn học
  27. Từ ấy ( Tố Hữu)
  28. Nhớ đồng ( Tố Hữu )
  29. Luyện tập về câu nghi vấn tu từ
  30.  Thao tác lập luận bình luận
  31. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây - Phan Chu Trinh)
  32. Một thời đại trong thi ca ( trích - Hoài Thanh)
  33. Trà bài viết số 6
  34. Đọc văn nghị luận
  35. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức ( Nguyễn An Ninh)
  36.  Phong cách ngôn ngữ chính luận
  37. Trà bài kiểm tra văn học
  38. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác ( Ăng-ghen)
  39.  Tóm tắt văn bản nghị luận
  40.  Bài viết số 7 ( Nghị luận xã hội)
  41. Đám tang lão Gô-ri-ô ( Trích Lão Gô-ri-ô - Ban-dắc)
  42.  Luyện tập về phong cách ngôn ngữ chính luận
  43. Luyện tập về thao tác lập luận bình luận
  44. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ - Huy - gô)
  45.  Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  46.  Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  47. Người trong bao ( Sê-khốp)
  48. Luyện nói: Thảo luận, tranh luận
  49. Trả bài viết số 7
  50. Tôi yêu em ( Pu-skin)
  51. Đọc thêm: Bài thơ số 28 (Ta-go)
  52. Ôn tập Làm văn ( Học kì II)
  53. Tiểu sử tóm tắt
  54. Ôn tập về Văn học ( Học kì II)
  55.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  56. Bài viết số 8 ( Kiểm tra tổng hợp cuối năm)
  57. Tổng hợp phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học
  58.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt ( Tiếp theo)
  59.  Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  60. Tổng kết phần văn học Việt Nam
  61. Tổng kết về Làm văn
  62. Trả bài viết số 8

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.