Đặc điểm loại hình của tiếng Việt | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUÁ CẦN ĐẠT

Hiểu được những nét khái quát về đặc điểm loại hình của
tiếng Việt ; nắm được đặc điểm của "tiếng" với tư cách là
đơn vị ngữ pháp cơ bản của tiếng Việt.

Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc đọc - hiểu
văn bản và làm văn.

I - TIẾNG VIỆT THUỘC LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ ĐƠN LẬP

Theo một cách phân loại được thừa nhận rộng rãi, tiếng Việt thuộc loại hình
ngôn ngữ đơn lập. Trong loại hình này còn có tiếng Hán và một số ngôn ngữ ở khu
vực Đông Nam Á, châu Úc, châu Phi,...
Trong các ngôn ngữ đơn lập, đơn vị ngữ pháp cơ bản có hình thức là một
âm tiết, thường có nghĩa và có thể được dùng như một ¿. Trong câu, ý nghĩa ngữ
pháp được biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ và hư từ, còn từ không biến đổi hình
thái. Vì từ trong các ngôn ngữ đơn lập không biến đổi hình thái nên các ngôn
ngữ đơn lập còn được gọi là ngôn ngữ không có hình thái, hay ngôn ngữ không
biến hình,... -
Tiếng Việt được coi là một trong những ngôn ngữ tiêu biểu của loại hình đơn
lập. Những đặc trưng của tiếng Việt, với tư cách là một ngôn ngữ đơn lập, được thể
hiện rõ nét ở đơn vị ngữ pháp cơ bản và các phương tiện ngữ pháp chủ yếu của nó.

II - ĐƠN VỊ NGỮ PHÁP CƠ BẢN CỦA TIẾNG VIỆT

Đơn vị ngữ pháp cơ bản của tiếng Việt được gọi là :iế»%g. Bắt đầu từ ziếng, có
thể trực tiếp hay gián tiếp tạo nên tất cả các đơn vị có nghĩa như từ, cụm từ, câu.
Tiếng trong tiếng Việt có những đặc điểm riêng về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp.

1. Đặc điểm ngữ âm của tiếng

Xét về phương diện ngữ âm, mỗi ứ/ếng là một đm riết. Đối với người Việt, xác
định một câu có bao nhiêu tiếng và ranh giới của mỗi tiếng ở đâu là việc dễ dàng.
Chẳng hạn, nghe một câu thơ lục bát, người Việt ai cũng có thể nhận ra dòng trên
có sáu tiếng, dòng dưới có tám tiếng :
Trăm năm trong cối người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
(Nguyễn Du - Truyện Kiểu)
Trong cách phát âm tiếng Việt, không có hiện tượng nối âm từ âm tiết nọ sang
âm tiết kia (như thường thấy trong tiếng Anh, tiếng Pháp,...). Chẳng hạn, các anh,
một ổ không bao giờ được phát âm thành cá canh, mộ tổ.
Về cấu tạo của âm tiết tiếng Việt, có hai đặc điểm quan trọng cần lưu ý :
- Thứ nhất, âm tiết nào cũng mang hanh điệu. Thanh điệu có ảnh hưởng to
lớn đến nhạc điệu của câu. Việc phối hợp các thanh bằng hoặc thanh trắc có thể
mang lại những hiệu quả đặc biệt. Chảng hạn, Tản Đà có hai câu thơ dùng các
tiếng trắc và tiếng bằng thật tài tình :
Tài cao phận thấp, chí khí uất -
Giang hồ mê chơi quên quê hương.
(Tân Đà — Thăm má cũ bên đường)
~ Thứ hai, ngoài thanh điệu, âm tiết còn có hai phần chính khác : phần âm đâu
và phần vẩ» (ví dụ : âm tiết £oan có cấu tạo là £/oan). Phần vần có hạt nhân là một
nguyên âm giữa vần, được gọi là âm chính. Cùng với thanh điệu, âm chính bao giờ
cũng phải có mặt trong âm tiết.
Thói quen »ói /ái, một cách chơi chữ đặc sắc của người Việt, là do những đặc
điểm về thanh điệu, về âm đầu, về vần của âm tiết tiếng Việt (ví dụ : cá đối —>
cối đá). Những đặc điểm này còn được thấy qua phép iáy, là một trong những
phương thức cấu tạo từ quan trọng của tiếng Việt (ví dụ : đẹp —> đẹp để ; lạnh —>
lạnh lêo, lạnh lùng, lành lạnh ; nhỏ —> nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nho nhỏ ;
bừng —> bừng bừng ; quanh —> loanh quanh....).

2. Đặc điểm ngữ nghĩa của tiếng

Trong tiếng Việt, /iếng là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa hoặc tiềm tàng khả năng
trở thành đơn vị có nghĩa.
Các tiếng như cha, mẹ, nhà, cửa, núi, sông, ăn, uống, mệt, khoẻ, tốt, xấu,...
đều có nghĩa, được dùng để gọi tên sự vật, hành động, trạng thái, tính chất,...
Những tiếng như huỷ, hoả, thảo,... tuy không thể dùng riêng để gọi tên sự vật,
hiện tượng nhưng nghĩa của chúng cũng có thể được nhận biết qua sự đối chiếu
các tổ hợp chứa chúng. Chẳng hạn :
- Đối chiếu thuỷ quân, thuỷ chiến, thuỷ thủ, thuỷ triều, thuỷ lợi,... có thể biết
thuỷ là "nước”. _
~ Đối chiếu hoả xa, hoả tiễn, hoả pháo, hoả lực, cứa hoả,... có thể biết hoả
là "lửa".
Còn những tiếng như áp (trong ấm áp), lếo (trong lạnh lẽo), làng (trong lạnh
làne),... thì quả không dễ giải thích nghĩa. Tuy nhiên, nếu so sánh ấm với ấm áp,
lạnh với lạnh lêo và lạnh lùng thì có thể thấy được tác dụng tạo nghĩa của áp, lớo,
làng và qua đó hiểu được nghĩa của chúng. Chẳng hạn, /anh trong bản tin thời tiết
chỉ có nghĩa là cái lạnh khách quan, có tính vật lí, bên ngoài, nhưng trong câu Mẹ
mới về quê mấy hôm, căn phòng đã trở nên lạnh léo thì cái lạnh ở đây lại là cái
lạnh chủ quan, cái lạnh của lòng người. Chính tiếng /Zo đã góp phần tạo ra sự khác
biệt về ngữ nghĩa ấy giữa lạnh và lạnh lẽo.
Khi nói rằng nhìn chung ứiếng trong tiếng Việt đều có nghĩa, chúng ta đã tạm
tách riêng một số tiếng được coi là không có nghĩa. Đó là những tiếng như bổ,
hóng (trong bồ hóng) ; đười, ươi (trong đười ươi),... đặc biệt, một số lớn là những
tiếng trong từ mượn gốc Âu như ki, !ô (trong ki-1ô) ; ra, đi, ô (trong ra-đi-ô) ;...
Tuy nhiên, về những tiếng loại này, cần ghi nhận khả năng được dùng như những
tiếng có nghĩa hoặc khả năng có thể được dùng lâm thời như những tiếng có nghĩa,
ví dụ :
— Mua năm kí thịt.
— Ra-đi-ô với vô-đi-ô gì !
Đặc điểm ngữ nghĩa của tiếng đã góp phần tạo ra cách nói /ái, cách làm thơ
thuận nghịch độc (đọc xuôi hay đọc ngược đều có nghĩa), cách làm câu đối của
người Việt,...

3. Đặc điểm ngữ pháp của tiếng

Xét về mặt ngữ pháp, ¿iếng có những đặc điểm quan trọng sau đây :
~ Trong rất nhiều trường hợp, mỗi tiếng là một £ừ đơn có thể đảm nhiệm một
chức năng ngữ pháp nào đó trong câu. Ví dụ, các tiếng trong hai câu thơ sau đây :
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
(Nguyễn Du - Truyện Kiểu)
- Trong những trường hợp còn lại, mỗi tiếng là một thành tố cấu tạo nên các
từ ghép (binh lính, nôi niêm, sĩ quan, phong cảnh,...), từ láy (xập xè, gai góc, xôn
xao, lẩm cẩm,...) hoặc từ ngẫu kết (bồ hóng, đười ươi, mặc cả,...).
Ngay cả trong trường hợp tiếng chỉ là một thành tố cấu tạo từ phức, nó vẫn có
khả năng hoạt động như một từ. Chẳng hạn, các tiếng trong từ láy vội vàng có thể
được tách ra, dùng lâm thời như hai từ độc lập :
Đi đâu mà vội mà vàng,
Mà vấp phải đá mà quàng phải dây.
(Ca đao)
Chính những đặc điểm về ngữ nghĩa và ngữ pháp trên đây của tiếng là nguyên
nhân sâu xa dẫn đến sự mơ hồ về kết hợp trong một số câu. Ví dụ, xét câu : Công
việc nhà chồng chị lo liệu tất cả. Với câu hỏi Ai lo công việc ?, có đến ba khả
năng trả lời đúng. Trong những trường hợp như vậy, để tránh hiểu nhầm, khi nói
chúng ta cần ngắt, nghỉ đúng chỗ và khi viết, cần dùng dấu câu thích hợp.
Chẳng hạn :
- Công việc nhà chồng, chị lo liệu tất cả.
~ Công việc nhà, chông chị lo liệu tất cả.
_— Công việc, nhà chồng chị lo liệu tất cả.

LUYỆN TẬP

1. Dựa trên những đặc điểm của fiếng, hãy phân tích sự tính tế và cái hay trong
mỗi vế đối sau :
— Chung gà kê áp chuồng vịt.
— Trò chơi trời cho.
2. Trong bài thơ Đáy mùa thu tới, Xuân Diệu viết :
Hơn một loài hoa đã rụng cành,
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh ;
Những luông run rẩy rung rình lá...
Đôi nhánh khô gây xương mỏng manh.
Hãy phân tích giá trị của những từ láy được dùng trong khổ thơ trên.
3. Bài thơ Đển Ngọc Sơn (khuyết danh) sau đây thuộc loại thơ "thuận nghịch độc”.
Đọc xuôi :
Linh uy tiếng nổi thật là đây
Nước chắn hoa rào một khóm mây
Xanh biếc nước soi hồ lộn bóng
Tím bâm rêu mọc đá tròn xoay
Canh tàn lúc đánh chuông âm tiếng
Khách vắng khi đưa xạ ngát bay
Thành thị tiếng vang đồn cảnh thắng
Rành rành nọ bút với nghiên này.
Đọc ngược :
Này nghiên với bút nọ rành rành
Thắng cảnh đồn vang tiếng thị thành
Bay ngát xạ đưa khi vắng khách `
Tiếng âm chuông đánh lúc tàn canh
Xoay tròn đá mọc rêu bẩm tím
Bóng lộn hồ soi nước biếc xanh
Máy khóm một rào hoa chắn nước
Đây là thật nổi tiếng uy linh.
Hãy vận dụng những hiểu biết về tiếng để giải thích hiện tượng "thuận nghịch
độc” trên đây.
180
4, Đọc đoạn thơ sau đây :
Thỏ thể rừng mai chìm cúng trái,
Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.
Vắng bên tai một tiếng chày kình, `
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.
Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh.
Nhác trông lên ai khéo hoạ hình, _. Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
Thăm thắm một hang lông bóng nguyệt,
Gập ghênh mấy lối uốn thang mây,
Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay tạo hoá khéo ra tay xếp đặt.
(Chu Mạnh Trình - Bài ca phong cảnh Hương Sơn)
a) Hãy chỉ ra những hiện tượng đối trong đoạn thơ.
b) Cho biết hiện tượng đối trên đây đã dựa vào những đặc điểm gì của tiếng.  

Tin tức mới


Đánh giá

Đặc điểm loại hình của tiếng Việt | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 2

  1.  Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Hầu trời ( Tản Đà)
  3.  Thao tác lập luận bác bỏ
  4. Đọc thơ
  5. Nghĩa của câu
  6. Bài viết số 5 ( Nghị luận văn học)
  7. Vội vàng ( Xuân Diệu)
  8. Đây mùa thu tới ( Xuân Diệu)
  9. Thơ duyên ( Xuân Diệu)
  10. Xuân Diệu
  11.  Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  12. Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử)
  13. Tràng giang ( Huy Cận)
  14. Luyện tập về nghĩa của câu
  15. Tương tư ( Nguyễn Bính)
  16. Tống biệt hành ( Thâm Tâm)
  17. Chiều xuân ( Anh Thơ)
  18. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận văn học
  19. Trà bài viết số 5
  20. Bài viết số 6 ( Nghị luận văn học - Bài làm ở nhà)
  21. Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh
  22. Chiều tối ( Mộ - Hồ Chí Minh)
  23. Lai Tân ( Hồ Chí Minh)
  24. Đọc thêm: Giải đi sớm ( Tảo giải - Hồ Chí Minh)
  25. Luyện tập về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu
  26. Kiểm tra văn học
  27. Từ ấy ( Tố Hữu)
  28. Nhớ đồng ( Tố Hữu )
  29. Luyện tập về câu nghi vấn tu từ
  30.  Thao tác lập luận bình luận
  31. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây - Phan Chu Trinh)
  32. Một thời đại trong thi ca ( trích - Hoài Thanh)
  33. Trà bài viết số 6
  34. Đọc văn nghị luận
  35. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức ( Nguyễn An Ninh)
  36.  Phong cách ngôn ngữ chính luận
  37. Trà bài kiểm tra văn học
  38. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác ( Ăng-ghen)
  39.  Tóm tắt văn bản nghị luận
  40.  Bài viết số 7 ( Nghị luận xã hội)
  41. Đám tang lão Gô-ri-ô ( Trích Lão Gô-ri-ô - Ban-dắc)
  42.  Luyện tập về phong cách ngôn ngữ chính luận
  43. Luyện tập về thao tác lập luận bình luận
  44. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ - Huy - gô)
  45.  Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  46.  Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  47. Người trong bao ( Sê-khốp)
  48. Luyện nói: Thảo luận, tranh luận
  49. Trả bài viết số 7
  50. Tôi yêu em ( Pu-skin)
  51. Đọc thêm: Bài thơ số 28 (Ta-go)
  52. Ôn tập Làm văn ( Học kì II)
  53. Tiểu sử tóm tắt
  54. Ôn tập về Văn học ( Học kì II)
  55.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  56. Bài viết số 8 ( Kiểm tra tổng hợp cuối năm)
  57. Tổng hợp phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học
  58.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt ( Tiếp theo)
  59.  Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  60. Tổng kết phần văn học Việt Nam
  61. Tổng kết về Làm văn
  62. Trả bài viết số 8

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.