Đặc điểm loại hình của tiếng Việt ( Tiếp theo) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Hiiểu được tâm quan trọng của trật tự từ và hư từ trong
việc tổ chức câu và biêu thị nghĩa.
Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc đọc - hiểu
văn bản và làm văn.

IV. CÁC PHƯƠNG TIÊN NGỮ PHÁP CHỦ YẾU CỦA TIẾNG VIỆT

1. Trật tự từ

Trong tiếng Việt, trật tự xếp đặt các từ có một vai trò cực kì quan trọng : sự
thay đổi trật tự các từ thường dẫn đến sự thay đối về nội dung. Sau đây, chúng ta
Xem xét vai trò của trật tự từ trong câu và trong cụm từ.
a) Vai trò của trật tự từ trong câu
Trật tự sắp đặt các từ được coi là phương tiện ngữ pháp chủ yếu để biểu thị
quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu. Xét hai câu :
Mình nhớ ta như cà nhớ muối,
Ta nhớ mình như Cuội nhớ trăng.
(Ca dao)
Phần in đậm đồng nhất về thành phần từ vựng (cùng có ba từ : mình, ta, nhớ)
nhưng khác biệt hoàn toàn về nghĩa, do các từ có chức năng ngữ pháp khác nhau.
Trong câu thứ nhất, từ zmình (đứng trước động từ vị ngữ) đóng vai chủ ngữ, biểu thị
chủ thể của hành động (ai nhớ ? —> mình nhớ) ; trong câu thứ hai, từ mình (đứng
sau động từ vị ngữ) đóng vai bổ ngữ, biểu thị đối ứượng của hành động (nhớ ai ?
—> nhớ mình). Tương tự như vậy, từ /đ trong hai câu trên có sự thay đổi về vai trò
khi thay đối vị trí đối với động từ vị ngữ.
b) Vai trò của trật tự từ trong cụm từ
Có thể thấy vai trò của trật tự từ được thể hiện rất rõ trong cụm danh từ, cụm
động từ và cụm tính từ. 
Chẳng hạn, trong cụm danh từ, sự thay đổi vị trí các từ có thể dẫn đến sự thay
đổi về ý nghĩa. Ví dụ : giếng nước nước giếng, phòng năm năm phòng...
Cũng như vậy, trong cụm động từ và cụm tính từ, sự thay đổi trật tự các từ sẽ
dẫn đến những thay đổi về nghĩa rất đa dạng. Chẳng hạn : được bơi bơi được,
học lại lại học, đến bạn bạn đến, chậm nói z nói chậm, giàu lòng thương
người lòng thương người giàu,...

2. Hư từ

Trong tiếng Việt, hư từ có vai trò quan trọng trong việc tổ chức câu. Vai trồ
này được thể hiện ở hai phương diện : biểu thị guan hệ ngữ pháp giữa các từ trong
câu và biểu thị một số ý nghĩa ngữ pháp trong câu.
a) Hư từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu
Nhờ hư từ, quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu được thể hiện rõ.
Hư từ đánh dấu quan hệ chính phụ. Ví dụ :
Hôm đó tôi vào nghỉ ở dinh cũ của tiên phụ tôi. Người anh của tôi làm quan
Thự trấn Lạng Sơn, có một cái dinh ở làng.
(Lê Hữu Trác ~ Thượng kinh kí sự)
Hư từ đánh dấu quan hệ đẳng lập. Ví dụ :
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu.
(Xuân Diệu ~ Vội vàng)
Hư từ còn được dùng để đánh dấu quan hệ chủ vị, đặc biệt trong những trường - hợp có sự so sánh, tương phản hay tương đồng. Ví dụ :
- Chúng tôi thường nghe binh pháp nói : Bảo toàn được đất nước là tốt nhất,
làm tan nước thì kém hơn, bảo toàn được quân thì tốt nhất, làm tan quân thì
kém hơn.
(Nguyễn Khoa Chiêm — Nam triều công nghiệp diễn chí)
- Nay anh tôi quả nhiên thi đô, còn tôi thì phiêu bạt giang hô, há chẳng phải
một câu sấm của trể con đó sao ?
(Lê Hữu Trác — Thượng kinh kí sự)
b) Hư từ biểu thị một số ý nghĩa ngữ pháp trong câu
Hư từ giúp nhận diện các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật,
chẳng hạn các tình thái từ à, w, nhỉ, nhé, đây, đấy, đi, thôi, chăng,... Ví dụ :
ĐAN THIỀM : - Ông phải trốn đi. (Có tiếng quân ầm âm, tiếng trống, tiếng
chiêng, tiếng tù và, tiếng ngựa h0 Ông phải trốn đi (lời có vẻ van lơn). Trong lúc
biến cố này, ông hãy tạm lánh đi. Khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng. Họ không
phân biệt phải trái. Ông trốn đi.
(Nguyễn Huy Tưởng —- Vũ Như T2)
Hư từ biểu thị những ý nghĩa về số lượng đứng trước danh từ trong câu. Đây là
chức năng của các từ như những, các, mọi, môi, từng,... Ví dụ :
_ Rồi Bác ải dém chăn |
Từng người, từng người mỘi.
(Minh Huệ - Đêm nay Bác không ngủ)
- Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?
(Nguyễn Du - Truyện Kiểu)
Có thể nói hư từ, cùng với trật tự từ, là hai phương tiện ngữ pháp chính để tổ
chức câu tiếng Việt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc sử dụng hư từ lại có
tính tuỳ nghi (tức không bắt buộc phải có). Trong những trường hợp như vậy, ngữ
cảnh sẽ tham gia vào việc hiểu đúng nghĩa của câu. Chẳng hạn, người Việt nói :
- anh tôi (không nhất thiết phải nói : anh của tôi),
- hôm nay chủ nhật (không nhất thiết phải nói : hôm nay là chủ nhật).

LUYỆN TẬP

1. Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người
anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân
ta và non sông đất nước ía.
(Lê Duẩn)
a) Nêu sự khác biệt về chức năng ngữ pháp của những từ ngữ được in đậm trong
câu trên.
b) Cho biết vì sao có sự khác biệt đó.
2. Kiều bị Khuyển Ưng bắt về nhà Hoạn Thư. Và đây là hình ảnh của Hoạn Bà, mẹ Hoạn Thư, xuất hiện trước mắt Kiều :
Ban ngày sáp thắp hai bên,
Giữa giường thất bảo ngôi trên một bà.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều) 
Trật tự từ ngữ ở câu thứ hai khác với lời nói bình thường như thế nào ? Điều đó
có hiệu quả gì 2
3. Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa giữa hai câu sau đây :
a) Cuộc săn những người nô lệ đã kết thúc.
b) Cuộc săn của những người nô lệ đã kết thúc.
4. Cho biết sự khác biệt về nghĩa của từ  trong những câu sau đây :
a) Thằng bé chạy lại chỗ ông nội.
b) Giữa lúc cấp thiết ấy, con chó lại lăn ra chết.
c) Thằng bé đọc lại bài thơ Con cóc. -
Theo anh (chị), có nhiều từ khác nhau hay chỉ có một từ với nhiều chức
năng khác nhau ? 

Tin tức mới


Đánh giá

Đặc điểm loại hình của tiếng Việt ( Tiếp theo) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 2

  1.  Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Hầu trời ( Tản Đà)
  3.  Thao tác lập luận bác bỏ
  4. Đọc thơ
  5. Nghĩa của câu
  6. Bài viết số 5 ( Nghị luận văn học)
  7. Vội vàng ( Xuân Diệu)
  8. Đây mùa thu tới ( Xuân Diệu)
  9. Thơ duyên ( Xuân Diệu)
  10. Xuân Diệu
  11.  Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  12. Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử)
  13. Tràng giang ( Huy Cận)
  14. Luyện tập về nghĩa của câu
  15. Tương tư ( Nguyễn Bính)
  16. Tống biệt hành ( Thâm Tâm)
  17. Chiều xuân ( Anh Thơ)
  18. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận văn học
  19. Trà bài viết số 5
  20. Bài viết số 6 ( Nghị luận văn học - Bài làm ở nhà)
  21. Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh
  22. Chiều tối ( Mộ - Hồ Chí Minh)
  23. Lai Tân ( Hồ Chí Minh)
  24. Đọc thêm: Giải đi sớm ( Tảo giải - Hồ Chí Minh)
  25. Luyện tập về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu
  26. Kiểm tra văn học
  27. Từ ấy ( Tố Hữu)
  28. Nhớ đồng ( Tố Hữu )
  29. Luyện tập về câu nghi vấn tu từ
  30.  Thao tác lập luận bình luận
  31. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây - Phan Chu Trinh)
  32. Một thời đại trong thi ca ( trích - Hoài Thanh)
  33. Trà bài viết số 6
  34. Đọc văn nghị luận
  35. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức ( Nguyễn An Ninh)
  36.  Phong cách ngôn ngữ chính luận
  37. Trà bài kiểm tra văn học
  38. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác ( Ăng-ghen)
  39.  Tóm tắt văn bản nghị luận
  40.  Bài viết số 7 ( Nghị luận xã hội)
  41. Đám tang lão Gô-ri-ô ( Trích Lão Gô-ri-ô - Ban-dắc)
  42.  Luyện tập về phong cách ngôn ngữ chính luận
  43. Luyện tập về thao tác lập luận bình luận
  44. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ - Huy - gô)
  45.  Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  46.  Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  47. Người trong bao ( Sê-khốp)
  48. Luyện nói: Thảo luận, tranh luận
  49. Trả bài viết số 7
  50. Tôi yêu em ( Pu-skin)
  51. Đọc thêm: Bài thơ số 28 (Ta-go)
  52. Ôn tập Làm văn ( Học kì II)
  53. Tiểu sử tóm tắt
  54. Ôn tập về Văn học ( Học kì II)
  55.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  56. Bài viết số 8 ( Kiểm tra tổng hợp cuối năm)
  57. Tổng hợp phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học
  58.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt ( Tiếp theo)
  59.  Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  60. Tổng kết phần văn học Việt Nam
  61. Tổng kết về Làm văn
  62. Trả bài viết số 8

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.