KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Hiểu rõ dụng ý của Ban-dắc khi miêu tả đám tang lão Gô-ri-ô.
Nắm được những biện pháp nghệ thuật nhà văn sử dụng trong đoạn trích.
TIỂU DẪN
1. Bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực
"Một bậc thầy của chủ nghĩa
hiện thực” - đó là lời Ăng-ghen đánh
giá nhà tiểu thuyết Pháp Hônôzê đơ -
Barrdắc (Honoré de Balzac, 1799 - 1850).
Sống vào nửa đầu thế kỉ XIX khi
Cách mạng 1789 ở Pháp đã thành
công, nhưng ánh vàng son của chế
độ phong kiến chưa phải đã lụi tàn,
Ban-dắc thời thanh niên mơ ước nổi
danh, nuôi mộng làm giàu và muốn
bước chân vào xã hội thượng lưu.
Ông sinh ra ở tỉnh nhỏ (Tua) trong
một gia đình nông dân, sau chuyển
lên Pa-ri làm ăn. Chi tiết "đơ" (de),
Ban-dắc dấu hiệu dòng dõi quý tộc, là do
(Minh hoạ của Ða-víi) ông thêm vào tên họ của mình.
Ban-dắc chọn con đường văn chương, trái với ý của cha muốn con theo
học luật. Rồi ông lao vào lĩnh vực kinh doanh mong giàu có nhưng toàn
thua lỗ, thất bại, cuối cùng đành từ bỏ mộng làm giàu, trở về với nghiệp
văn chương.
Do lòng say mê văn chương kết hợp với vốn sống phong phú và sự hiểu
biết sâu sắc các ngóc ngách của xã hội tư sản Ban-dắc tích luỹ được trong
những năm bôn ba khắp nơi trên con đường kinh doanh, nên các tác phẩm
của ông thời kì này, hợp thành bộ Tấn trò đời, là những tiểu thuyết có giá trị
hiện thực phê phán cái xã hội trong đó đồng tiền tác oai tác quái.
Các tiểu thuyết nổi tiếng nhất là Miếng da lừa (1831), Ơ-giê-ni Grăng-đê
(1833), Lão Gô-r-ô (1834), Ảo mộng tiêu tan (1837 - 1843),...
2. Tiểu thuyết Lão Gô-ri-ô
Tại quán trọ của bà Vô-ke ở ngoại ô Pa-ri vào năm 1819 có một số khách
thuê phòng dài hạn : cô Vích-to-rin, con gái nhà tư sản cỡ bự Tay-ơ-phe bị cha
_ruồng bỏ để dồn tài sản cho cậu con trai duy nhất ; tên tù khổ sai vượt ngục
ẩn náu dưới cái tên giả Vô-tơ-ranh ; lão Gô-ri-ô, sáu mươi chín tuổi, xưa kia
giàu có nhờ buôn bán lúa mì, sau khánh kiệt phải ra ở quán trọ, vì có bao
nhiêu tiền đều bị hai cô con gái mà ông yêu thương vô cùng bòn rút hết cả ;
anh sinh viên Ơ-gien đơ Ra-xti-nhắc từ tỉnh lẻ lên Pa-ri học luật,...
Ra-xti-nhắc ngán ngẩm cảnh nghèo, muốn nhanh chóng được gia nhập
vào xã hội phồn hoa. Chàng tình cờ làm quen được với nữ bá tước A-na-xta-di đơ
Re-xtô, con gái lớn lão Gô-ri-ô, liền đến chơi nhà, nhưng do vụng về nói lộ ra
tên lão Gô-ri-ô nên từ đó bị cấm cửa. Sau chuyện không may ấy, Vô-tơ-ranh
khuyên Ra-xti-nhắc chinh phục cô gái nghèo Vích-to-rin rồi hắn sẽ giúp đỡ
bằng cách giết chết đứa em trai của cô, như vậy cô sẽ được thừa hưởng gia
sản khổng lồ của bố, nhưng Ra-xti-nhắc không nghe theo. Rồi anh lại tình cờ
làm quen được với Đen-phin, con gái thứ hai của lão Gô-ri-ô, vợ chủ ngân hàng
Đơ Nuy-xin-ghen và có nhân tình là Đơø Mác-xay.
Lão Gô-ri-ô thu vét tiền nong mua một căn hộ nhỏ để Ra-xti-nhắc có chỗ
gặp gỡ với Đen-phin và lão cũng dự định sẽ dọn đến ở cùng. Đúng dịp đó, hết
cô em lại cô chị đến khóc lóc với cha về hoàn cảnh quẫn bách không có tiền
trang trải những khoản tiêu giấu chồng. Lão Gô-ri=ô đâm ra ốm nặng. Raxti-nhắc
đến tìm A-na-xta-di và Đen-phin báo tin cha các cô khó lòng qua khỏi, nhưng
cả hai đều viện lí do không tới được. Cuối cùng A-na-xta-di đến thì đã quá
muộn. Ra-xti-nhắc phải tự bỏ tiền ra lo chôn cất cho lão Gô-ri-ô, người láng
giềng của anh trong quán trọ của bà Vô-ke (xem Đám tang lão Gô-ri-ô).
Khi cỗ xe đòn đến, Ơ-gien''” cho khiêng chiếc quan tài trở lên buồng lão)
tháo định ra và kính cẩn đặt lên ngực ông cụ cái hình ảnh thuộc về một thời
mà Đen-phin và A-na-xta-di còn bé bỏng, đồng trinh, trong trắng và không biết lí sự
ñhư lão đã nói giữa nhữn ứng tiếng kêu hấp hối. Chỉ có Ra-xti-nhắc và Cri-xtô- phơ?)
cùng với hai gã đô tuỳt đi theo chiếc xe chở người xấu số đến ngôi nhà thờ
(1) Ơ-gien : tức Ở-gien đơ Ra-xti-nhắc.
(2) Ra-xti-nhắc muốn mở nắp quan tài để đặt lên ngực lão vật kỉ niệm hình trái tim trong có mấy
món tóc của hai cô con gái ; việc đó không thể thực hiện ở dưới cổng.
(3) Cri-xtô-phơ : gia nhân trong quán trọ.
(4) Đô ruỳ : người khiêng quan tài.
Thánh-Ê-chiên-đuy-Mông, không cách xa
phố Mới-Nữ-thánh-Giơ-nơ-vi-e-vơtÌ mấy
tí. Đến đây, xác chết được đặt trước một
giáo đường nhỏ, thấp và tối, quanh đó
chàng sinh viên đã hoài công tìm hai cô
gái hoặc chồng họ. Chỉ có mình chàng
với Cri-xtô-phơ, anh này tự nghĩ có bổn
phận làm những nghĩa vụ cuối cùng đối
với một người đã làm cho anh kiếm
được mấy món tiền đãi công kha khá.
Trong khi chờ hai vị linh mục, chú bé
hát lễ và người bõ nhà thờ, Ra-xti-nhắc
xiết chặt bàn tay Cri-xtô-phơ mà không
nói nên lời.
— Đúng thế đấy, cậu C-gien ạ, Crr-xtô-phơ
nói, Ông cụ là người tử tế và đứng đắn,
chưa bao giờ to tiếng, không hề làm hại
ai và chưa từng làm điều gì nên tội. Nhân vật Gô-ri-ô (Minh hoạ của Đô-mi-ê) Hai vị linh mục, chú bé hát lễ và
người bõ đi đến, họ tiến hành tất cả
những nghi lễ xứng đáng với giá tiền bảy mươi quan trong một thời kì mà tôn giáo
không lấy gì làm giàu lắm để cầu kinh làm phúc. Các vị nhà đạo hát một bài thánh
thi, bài kinh be-ri-a, bài kinh Đơ Pro- -phun- -đị-xơt, Nghi lễ cử hành hết hai
mươi phút. Chỉ có mỗi một cỗ xe đưa đám cho một vị linh mục và một chú bé hát
lễ, họ thuận để Ra-xti-nhắc và Cri-xtô-phơ lên ngồi cùng.
- Không có người đưa đám, vị linh mục nói, chúng ta có thể đi nhanh để khỏi
chậm trễ, đã năm giờ rưỡi rồi.
Nhưng giữa lúc xác chết được đặt lên xe tang thì xuất hiện hai chiếc xe có treo
huy hiệu! nhưng không có người ngồi, một của bá tước Đơ Re-xtô và một của
nam tước Đơ Nuy-xin-ghen, hai chiếc xe theo sau toán xe tang đến nghĩa địa Cha
La-se-dơ. Đến sáu giờ, xác lão Gô-ri-ô được hạ huyệt, đứng xung quanh là bọn gia nhân
của hai cô con gái lão. Bài kinh ngắn ngủi cầu cho lão do chàng sinh viên trả tiền,
(1) Ngày nay, khu vực này thuộc nội thành Pa-ri.
(2) Li-be-ri-a : kinh siêu độ.
(3) Đơ Pro-phun-đi-xơ : kinh cầu hồn.
(4) Huy hiệu : xe ngựa của các nhà quyền quý có treo hoặc vẽ gia huy.
vừa đọc xong là bọn họ cùng với đám người nhà đạo biến ngay. Khi hai gã đào
huyệt đã hất được vài xẻng đất xuống che lấp chiếc áo quan thì chứng ngẩng lên
và một gã đòi Ra-xti-nhắc tiền đãi công. Ơ-gien móc túi và thấy không còn đồng
nào, chàng buộc phải vay Cri-xtô-phơ hai mươi xu. Sự việc này tự nó không có gì
đáng kể, đã gây cho Ra-xti-nhắc một cơn não lòng ghê gớm. Ngày tàn, một buổi
hoàng hôn ẩm ướt kích thích thần kinh, chàng nhìn ngôi mộ và vùi xuống đấy giọt
nước mắt cuối cùng của người trai trẻ, giọt nước mắt trào ra vì những mối xúc
động thiêng liêng của một trái tim trong trắng, cái thứ nước mắt rơi xuống mặt đất
rồi từ đó lại vút lên đến tận trời cao. Chàng khoanh tay ngắm những đám mây ; và
nhìn thấy chàng như vậy, Cri-xtô-phơ bèn bỏ đi.
Ra-xti-nhắc còn lại một mình, đi mấy bước về phía đầu nghĩa địa, chàng nhìn thấy thành phố Pa-ri nằm khúc khuỷu dọc hai bờ sông Xenf, ở đó ánh đèn bắt
đầu lấp lánh. Đôi mắt chàng gắn chặt gần như thèm thuồng vào khoảng giữa cột
đồng trụ của quảng trường Văng-đôm(? và đỉnh mái tròn điện Anh-va-lítf?,
khoảng đó là nơi sinh hoạt của cái xã hội thượng lưu chàng đã muốn thâm nhập.
Chàng nhìn cái tổ ong rào rào ấy bằng con mắt hình như muốn hút trước nước mật
của nó, và chàng nói những lời to tát này :
— Giờ đây còn mày với ta !
Và, để mở màn cho cuộc thách thức của chàng đối với Xã Hội, Ra-xti-nhắc đi
ăn bữa tối ở nhà phu nhân Đơ Nuy-xin-ghen. |
(Theo Lão Gô-ri-ô, LÊ HUY dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1976)
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
1. Căn cứ vào diễn biến các bước tiến hành đám tang lão Gô-ri-ô để tìm ra bố cục
bốn phần của bài này và đặt tiêu đề cho từng phần.
2. Tìm hiểu những dụng ý nghệ thuật của nhà văn nhằm khắc hoạ số phận bì đát
của lão Gô-ri-ô trong bài qua : a) những chỉ tiết cụ thể liên quan đến việc chọn
lựa khung cảnh, thời gian, ánh sáng, màu sắc ; b) cái vắng vẻ của đám tang và
số người ít ỏi cứ rút dần ; c) nghi lễ tiến hành hết sức sơ sài đường như cảm
nhận được cả ở những dòng văn ngắn ngủi (xem xét độ dài nhà văn dành cho
mỗi bước).
(1) Sông Xen : con sông chảy qua Pa-ri.
(2) Văng-đôm : quảng trường lập năm 1708, giữa có chiếc cột cao bằng đồng đen.
(3) Anh-va-lít : cung điện nổi tiếng ở Pa-ri, trong đặt đi hài nhiều danh nhân Pháp.
3. Chứng minh tình người bạc bẽo bị đồng tiền chi phối qua : a) vị linh mục, hai gã đào
huyệt, Cri-xtô-phơ, bọn gia nhân ; b) hai cô con gái, hình ảnh hai chiếc xe không.
4, Đọc kí đoạn cuối, từ chỗ "Ra-xti-nhắc còn lại một mình..." cho đến hết, suy
nghĩ và dự đoán, bằng các chứng cứ cụ thể, liệu chàng thanh niên ấy rồi đây có
còn giữ được phẩm chất tốt đẹp của mình nữa không.
BÀI TẬP NÂNG CAO
Kể và tả trong đoạn trích Đơn: tang lão Gô-ri-ô.
Bài tham khảo
QUÁN TRỌ BÀ VÔ-KÊ
Mặt trước quán trọ trông ra một mảnh vườn nhỏ, thành thử ngôi nhà đứng thước thợ
với dãy phố Mới-Nữ-thánh-Giơ-nơ-vi-e-vơ, từ ngoài phố nhìn vào, các bạn thấy ngôi nhà
bị cắt theo chiều sâu. Dọc theo mặt trước ấy, giữa ngôi nhà và mảnh vườn, có một bồn đá
sỏi, hình lòng chảo, rộng ngót một toa-dơt`), rồi đến một lối đi phủ cát, hai bên là những
cây phong lữ thảo, trúc đào và thạch lựu, trồng trong những cái thống lớn bằng sành tráng
men màu xanh, trắng. Muốn vào lối đi ấy phải qua một cổng nhỏ, phía trên cổng có một
tấm biển đề : "QUÁN VÔ-KE" với dòng chữ phía dưới : "QUÁN TRỌ TRUNG LƯU
CỦA NAM GIỚI, NỮ GIỚI VÀ MỌI NGƯỜI ".
Tầng dưới cùng của ngôi nhà đi nhiên là để dùng vào việc kinh doanh quán trọ. Nó
gồm một căn phòng thứ nhất, có ánh sáng nhờ hai cửa kính trông ra phố và người ta vào
phòng này qua một cửa lửng“, Phòng khách ấy ăn thông với phòng ăn, buồng cầu thang ”) ngăn cách phòng ăn với nhà bếp, các bậc thang bằng gỗ và bằng gạch vuông được
đánh lên màu và cọ bóng. Thật không gì trông chán hơn cái phòng khách đó bày biện ghế
bành, ghế dựa, bọc thứ vải cước có sọc mờ chen sọc bóng. Giữa phòng là một bàn tròn,
mặt bàn bằng cẩm thạch Thánh-An), trên bày một bộ khay chén uống rượu bằng sứ men
trắng chạy chỉ vàng đã bị mờ đến nửa, hiện nay ta thường thấy nhan nhản khắp nơi. Căn
phòng này sàn lát không được kĩ lắm, tường ghép ván cao vừa tầm tay vịn. Phần còn lại
mặt tường kia được phủ một lớp giấy sơn vẽ các sự tích trong truyện Tê-lê-mác ` trên đó
(*) Tên bài do người biên soạn đặt.
(1) Toa-dơ : đơn vị đo lường cổ, bằng 1,949 mét.
(2) Cửa lửng : loại cửa thấp, vừa như cửa ra vào vừa như cửa sổ.
(3) Buồng cầu thang : khoang nhà hẹp ở đó bố trí cầu thang.
(4) Cẩm thạch Thánh-An : tên loại đá cẩm thạch màu xám có vân trắng.
(5) Té-lê-mác : tác phẩm của Phê-nơ-lông xuất bản năm 1699. Sự tích Tê-lê-mác, con trai của Uy-lít-xơ
và Pê-nê-|ốp, đi tìm cha sau chiến tranh Tơ-roa cũng đã được Hô-me-rơ nhắc đến trong Ô-đi-xé.
những nhân vật cổ điển được tô màu. Bức ván ở khoảng giữa hai khung cửa sổ có chấn
song, trình bày với khách trọ cảnh Ca-líp-xô thết tiệc con trai Uy-lít-xơ. Từ bốn chục năm
nay, bức tranh sơn dầu ấy đã là đề tài tán phét cho bọn khách trẻ tuổi, bọn này cứ làm ra
bộ sang hơn thực cảnh của mình, luôn luôn bông phèng chế giêu những bữa ăn xoàng
xinh mà cảnh nghèo khổ bắt họ đành phải chịu. Lò sưởi bằng đá, nhưng lòng lò lúc nào
cũng sạch trơn, chứng tỏ chỉ có dịp long trọng lắm mới đốt lửa. Mặt lò sưởi trang hoàng
hai bình đầy hoa giả cũ kĩ, úp trong lồng kính, giữa là cái đồng hồ quả lắc bằng cẩm thạch
xanh lam nhạt trông hết sức kệch cỡm. Căn phòng đầu tiên này toát ra một mùi không có
tên trong ngôn ngữ, có lẽ nên gọi là mài quán trọ. Nó nồng nặc mùi hôi mốc ôi khét ; nó
lạnh lẽo, nó xông hơi ẩm vào mũi, nó thấm vào quần áo, nó có mùi vị một căn phòng ở
đấy người ta vừa mới ăn xong ; nó sặc mùi hôi bát đĩa, mùi hôi nhà bếp, mùi hôi viện tế
bần. Kể ra cũng có thể mô tả được nó, nếu người ta bày ra được một phương pháp tính số
lượng những hợp chất tanh tưởi mà những mùi đờm mũi và mùi độc đáo của mỗi vị khách
trọ trẻ hoặc già gieo rắc ở nơi đây. Ây thế mà, mặc dầu những sự kinh tởm quá ngán đó,
nếu đem so với phòng ăn tiếp giáp, thì các ban sẽ thấy phòng khách lịch sự và thơm tho
biết bao, chẳng khác chốn khuê phòng thiếu nữ...
(Theo Lão Gó-ri-ô, LÊ HUY dịch)
TRI THỨC ĐỌC - HIỂU
Kể và tả
Kể và tả là những thành phần chủ yếu của lời người kể chuyện trong một tác phẩm tự sự. Nói chung, kể gắn với diễn biến của các sự kiện trong thời gian, còn tả lại chủ yếu gắn với không gian bao gồm bối cảnh nơi sự kiện diễn ra, nhà cửa, đồ đạc, trang phục, diện mạo của các nhân vật,... Thực ra, hai phương thức kể và tả trong tác phẩm gắn kết với nhau không dễ tách bạch. Trong mạch kể vẫn có thể có tả, và khi tả thì chẳng phải không bao hàm một chút kể nào. Khi kể một sự kiện diễn ra trong khuôn khổ không gian và thời gian nào đấy, nếu nhà văn kể chỉ tiết đồng thời xen vào nhiều đoạn tả tỉ mỉ, văn bản sẽ dài và gây ấn tượng cho độc giả là sự kiện kéo dài. Chúng ta sẽ có cảm giác ngược lại là sự kiện diễn ra chóng vánh, nếu văn bản được rút ngắn một cách có dụng ý, tuy thời gian sự kiện vẫn không thay đổi. Trong tiểu thuyết Lão Gõ-ri-ô, Ban-dắc chú ý đầy đủ cả hai phương diện kể và tả, đặc biệt là tả. Ngay ở những trang đầu của tác phẩm, nhà văn đã miêu tả rất tỉ mỉ, đến từng chỉ tiết bên ngoài và bên trong quán trọ của bà Vô-ke nơi ông Gô-ri-ồ thuê trọ. Vậy mà trong Đám tang lão Gô ri-ô, tác giả hầu như không tả mà chỉ kể, thậm chí kể rất lưới.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn