Nội Dung Chính
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đây uẩn khúc của hôn thơ Hàn Mặc Tử.
Nhận ra được dạng liên kết vừa đứt đoạn vừa nhất quán của xạch thơ và lối tạo hình giản dị mà tài hoa của thi phẩm.
TIỂU DẪN
Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) tên
khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, sinh
tại làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện
Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là
Quảng Bình), trong một gia đình
công giáo nghèo. Sau khi học trung
học tại trường Pe4ơ+anh (Pellerin) ở
Huế, ông làm ở Sở Đạc điền Bình
Định, rồi vào Sài Gòn làm báo. Đến
năm 1936, bị mắc bệnh phong, ông
về hẳn Quy Nhơn để chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hoà.
Hàn Mặc Tử nổi tiếng là thần
đồng thơ ở Quy Nhơn lúc mười bốn,
mười lăm tuổi. Ông có nhiều bút danh (Phong Trần, Lệ Thanh,...). Từ năm
1935, được một bạn thơ là Quách Tấn góp ý, mới đổi thành Hàn Mặc Tử (Hản :
bút, Mặc : mực ~ ngụ ý coi mình là người làm nghề bút mực, tức sáng tác văn
chương). Bắt đầu con đường thơ ca bằng thơ Đường luật, khi thơ mới bùng nổ,
ông chuyển Šang sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn. Hàn Mặc Tử được
xem là hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới.
(1) Thôn Vĩ Dạ (có bản chép là Vĩ Gia), từ gốc là Vĩ Ðã (vĩ là lau, dã là cánh đồng) : thôn nằm sát kinh đô Huế, bên bờ sông Hương, phong cảnh vườn tược rất xinh xắn, nên thơ, là nơi cư ngụ của nhiều vương hầu, quý tộc, danh sĩ thời trước.
Tác phẩm chính gồm các tập thơ : Thơ Điên (về sau đổi thành Đau thương,
1938), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên và kịch thơ : Duyên kì
ngộ (1939), Quần tiên hội (1940). Ngoài tập Gái quê (1938) in lúc sinh thời,
còn toàn bộ thơ Hàn Mặc Tử chỉ được ín thành tập sau khi ông mất.
Diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của thơ ông có sự đan xen, ràng
rịt của cả những gì thân thuộc, thanh khiết, thiêng liêng nhất, cả những gì
ghê rợn, ma quái, cuồng loạn nhất. Trong đó trăng, hoa, nhạc, hương,... chen
lẫn hồn, máu, yêu ma,... Ngay các hình ảnh đó cũng không hề thuần nhất,
mà biến tướng mỗi khi một khác. Thậm chí, từng hình ảnh cũng tự phân thân
thành các dạng đối chọi, tương phản, tương tranh với nhau khá gay gắt. Tuy
nhiên, đằng sau thế giới hình ảnh phức tạp kia, vẫn hiện rõ một con người
chứa chan lòng yêu sống. Ngay cả lúc linh hồn muốn rời bỏ trần gian để bay
lên cõi siêu nhiên - mà ông gọi là cõi "Thượng thanh khí” - thì người ta vẫn
thấy rõ ở đó một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế. Đó là căn
cốt lành mạnh tích cực của thơ Hàn Mặc Tử.
'Đây thôn Vĩ Dạ thuộc tập Đau thương, là kiệt tác của Hàn Mặc Tử và cũng
là một trong những thị phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngạng mặt chữ điển
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buôn thiu, hoa bắp®) lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
(I) Mặt chữ điền : Theo nhân tướng học, mặt vuông chữ điền được xem là loại tướng mạo ứng với đức tính thật thà, trung hậu. Câu thơ vừa có vẻ đẹp tạo hình đơn thuần : một khuôn mặt đẹp ẩn hiện sau cành lá trúc đầy thi vị, vừa giàu tính tượng trưng (tríc biểu hiện cho vẻ thanh cao, gương ›nặt chữ điền biểu hiện cho sự trung hậu). Tất cả thật hài hoà với khung cảnh vốn đơn sơ mà thanh tú bao trùm cả vườn thôn Vĩ trong nắng mai.
(2) Bắp : (cây) ngô.
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh(Ù
Ai biết tình ai có đậm đà ?
(Đau thương, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995)
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
1. Bài thơ có ba khổ, mỗi khổ nghiêng về một cảnh sắc, một tâm tình. Hãy nêu
nhận xét về sắc thái khác nhau ở mỗi khổ thơ và mạch liên kết giữa các khổ.
2. Mỗi khổ thơ trong bài đều chứa đựng câu hỏi. Các câu hỏi ấy đã góp phần tạo
nên âm điệu riêng của bài thơ. Âm điệu ấy đã thể hiện mạch tâm trạng gì của
tác giả ?
3. Hình ảnh "nắng hàng cau nắng mới lên" thật giản dị, cũng thật giàu sức gợi.
Hãy dùng những hiểu biết và trí tưởng tượng của mình để cảm nhận và tái tạo
vẻ đẹp của hình ảnh ấy.
4. Anh (chị) có cảm nhận gì về ý nghĩa của hai câu thơ : "Gió theo lối gió, mây
đường mây - Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay” ?
5. Khổ thơ thứ hai có hai câu : "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó - Có chở trăng về
kịp tối nay ?". Chữ "kịp' gợi lên điều gì về mối tâm tư đầy uẩn khúc của tác giả ?
6. Câu thơ "Ai biết tình ai có đậm đà ?" có chút hoài nghi. Theo anh (chị), đó là
nỗi hoài nghi của sự chán đời hay của niềm tha thiết với cuộc đời ? Tại sao ?
7. Học thuộc lòng bài thơ.
BÀI TẬP NÂNG CAO
Có các cách hiểu khác nhau về câu thơ “Áo em trắng quá nhìn không ra", chẳng hạn :
a) Do áo lẫn vào sương khói nên nhìn không rõ ;
b) Đây là một cách ca tụng sắc áo trắng đến lạ lùng.
Anh (chị) hãy đưa ra cách hiểu của mình và phân tích ý nghĩa của câu thơ đó.
(1) Nhân ảnh : bóng người. (Nguyễn Gia Thiều trong Cung oán ngâm khúc có câu : "Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm”).
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn