Đọc thêm: Bài thơ số 28 (Ta-go) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


TIỂU DẪN

Ra-bin-đra-nát Tago (1861 - 1941) là nhà văn lỗi lạc của Ấn Độ. Ông ra đời
tại thành phố Can-cút-ta thuộc bang Ben-gan. Ta-go xuất thân trong gia đỉnh
quý tộc Bà La Môn nổi tiếng. Cha là Đê-ven-đra-nát Ta-go (1817-1905), lãnh tụ
(1) Ra-bin-dra-nát Ta-go : nghĩa là Chúa mặt trời Ta-go (tiếng Xăng-cơ-rít đọc là Thá-kur), tước
hiệu đẳng cấp cao quý Bà La Môn. Tên do cha Ta-go đặt với ước vọng Ta-go sẽ trở thành
thiên tài.
của Hội Bra-ma Xô-ma-giơU) Ta-gohinh-anh-doc-them-bai-tho-so-28-ta-go-4686-0


chịu ảnh hưởng sự giáo dục của
cha, sớm có tinh thần yêu nước và
giàu lòng nhân đạo.
Từ bé, Ta-go thông minh, cần.
cù, hiếu học. Ông tự học là chủ yếu,
lớn lên không bao lâu đã trở thành
một học giả uyên bác, một nhà
khai sáng, một chiến sĩ bảo vệ hoà
bình lỗi lạc. Nhân dân Ấn Độ gọi ông là Thánh sư '2,
Năm 1961, Tổ chức Văn hoá,
Khoa học, Giáo dục của Liên hiệp
quốc (UNESCO) công nhận Ta-go
là Danh nhân văn hoá thế giới và kỉ
niệm một trăm năm ngày sinh của ông.
Ta-go hoạt động trên nhiều lĩnh vực, mặt nào ông cũng đạt được thành tựu
rực rỡ. Trong văn học nghệ thuật, ông để lại một di sản rất đồ sộ : 52 tập thơ,
42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, hàng ngàn ca khúc và
tranh vẽ. Trong đó, thơ ca là xuất sắc nhất.
Năm 1913, Ta-go là người châu Á đầu tiên được vinh dự nhận Giải thưởng
Nô-ben văn học với tập Thơ Dang!Ì. Từ đó tên tuổi của ông lẫy lừng trên
thế giới.
Thơ tình chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Ta-go.
Quan niệm tình yêu của ông rất sâu sắc và tiến bộ. Ta-go viết thơ tình nhiều
nhất vào tuổi năm mươi sau khi người vợ yêu dấu của ông qua đời. Ở tuổi đó,
thơ tình của ông vẫn tươi trẻ, hồn nhiên và say đắm. Ta-go dành riêng cho chủ
đề này hai tập thơ giá trị : Người làm vườn, Tặng phẩm của người yêu. Bài thơ
số 28 trong tập Người làm vườn được xếp vào một trong những bài thơ tình hay
nhất thế giới.

(1) Hội Bra-ma Xó-ma-giơ : tổ chức cải cách xã hội và tôn giáo Ấn Độ, chủ trương chỉ tôn thờ một
đấng tối cao Bra-ma do Ram Mô-han Roi (1799 - 1833) sáng lập năm 1828. Về sau, cha Ta-go
cũng trở thành lãnh tụ của phong trào này.
(2) Thánh sư : ở Ấn Độ tôn ba vị thánh, về tôn giáo là Đức Phật Thích Ca Máu Nị, về chính trị là
Ma-hát-ma Gan-đi (1869 - 1948), về văn hoá nghệ thuật là Ra-bin-đra-nát Ta-go.
(3) Thơ Dâng : tập thơ gồm mội trãm linh ba bài, Ta-go chọn trong số các bài thơ Sáng tác từ năm
1890 đến 1912 và tự dịch ra tiếng Anh. Đây là khúc ca Ta-go muốn dâng cho Cuộc Đời, Con

Người, thể hiện niềm khát vọng tự do của mình.
Đôi mắt băn khoăn của em buồn,
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.
Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.
Nếu đời anh chỉ là viên ngọc
anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh
và xâu thành môi chuối
quàng vào cổ em.
Nếu đời anh chỉ là một đoá hoa
tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng
anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em.
Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim
Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó.
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.
Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú
Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhốm
Và em thấu suốt rất nhanh.
Nếu trái từm anh chỉ là khổ đau
Nó sẽ tan thành lệ trong
Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u ẩn.
Nhưng em ơi, trái tìm anh lại là tình yêu
Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên.
Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu.
Trái tìm anh cũng ở gân em như chính đời em vậy,
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.
(Thơ Ta-go, bản dịch của ĐÀO XUÂN QUÝ, NXB Văn hoá ~ Thông tin, Hà Nội, 2000)

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

1. Trong bốn câu đầu, tác giả nêu hình ảnh đôi mắt em. Hình ảnh ấy có ý nghĩa gì đối với
chủ đề của bài thơ ?
2. Phân tích hình ảnh ¿rái tim trong bài thơ từ câu : "Nhưng em ơi, đời anh chỉ là một trái
tim” đến hết.
3. Sự đối lập các hình ảnh viên ngọc và đoá hoa (từ "Nếu đời anh chỉ là viên ngọc...” đến
“anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em") với hình ảnh rái tim nói lên điều gì ?
4. Bài thơ nêu ra nhiều nghịch lí. Hãy làm sáng tỏ điều đó qua việc giải thích các câu thơ :
—_ Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.
— Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.
— Trái tìm anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.

TRI THỨC ĐỌC - HIỂU

Thơ văn xuôi
Thơ viết bằng hình thức văn xuôi, phân biệt với thơ viết tách ra từng dòng như đơn vị nhịp điệu.
Nó cũng phân biệt với thơ tự do là hình thức thơ không bị ràng buộc bởi một luật nào, nhưng vẫn
phân dòng. Thơ văn xuôi đã có mầm mống từ rất sớm, sau đó các nhà thơ Ranh-bô và Bô-đơ-le có
ý thức định hình cho thể thơ này. Ho muốn thể hiện chất thơ bằng văn xuôi, gọi là thơ văn xuôi. Rồi
các tác giả Tuốc-ghê-nhép, Uýt man), Ta-go và Lỗ Tấn, trở thành bậc thầy của thể thơ này. Ở Việt Nam,
các nhà thơ Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, Cù Huy Cận cũng có những bài thơ văn xuôi thành công
Thơ văn xuôi có cấu tứ độc đáo và hình ảnh mới lạ, có thể bộc lộ tình cảm trực tiếp, nhưng
thường sử dụng hình ảnh ngụ ý, tượng trưng, nghịch lí, những hình ảnh ảo giác, mộng tưởng để khơi
gợi những tư tưởng sâu sắc, những suy tư triết lí. Đặc điểm của nó là không bị hạn chế bởi cách
phân dòng và hiệp vận cho nên cách biểu đạt tự do hơn thơ ca nhiều.  

Tin tức mới


Đánh giá

Đọc thêm: Bài thơ số 28 (Ta-go) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 2

  1.  Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Hầu trời ( Tản Đà)
  3.  Thao tác lập luận bác bỏ
  4. Đọc thơ
  5. Nghĩa của câu
  6. Bài viết số 5 ( Nghị luận văn học)
  7. Vội vàng ( Xuân Diệu)
  8. Đây mùa thu tới ( Xuân Diệu)
  9. Thơ duyên ( Xuân Diệu)
  10. Xuân Diệu
  11.  Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  12. Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử)
  13. Tràng giang ( Huy Cận)
  14. Luyện tập về nghĩa của câu
  15. Tương tư ( Nguyễn Bính)
  16. Tống biệt hành ( Thâm Tâm)
  17. Chiều xuân ( Anh Thơ)
  18. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận văn học
  19. Trà bài viết số 5
  20. Bài viết số 6 ( Nghị luận văn học - Bài làm ở nhà)
  21. Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh
  22. Chiều tối ( Mộ - Hồ Chí Minh)
  23. Lai Tân ( Hồ Chí Minh)
  24. Đọc thêm: Giải đi sớm ( Tảo giải - Hồ Chí Minh)
  25. Luyện tập về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu
  26. Kiểm tra văn học
  27. Từ ấy ( Tố Hữu)
  28. Nhớ đồng ( Tố Hữu )
  29. Luyện tập về câu nghi vấn tu từ
  30.  Thao tác lập luận bình luận
  31. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây - Phan Chu Trinh)
  32. Một thời đại trong thi ca ( trích - Hoài Thanh)
  33. Trà bài viết số 6
  34. Đọc văn nghị luận
  35. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức ( Nguyễn An Ninh)
  36.  Phong cách ngôn ngữ chính luận
  37. Trà bài kiểm tra văn học
  38. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác ( Ăng-ghen)
  39.  Tóm tắt văn bản nghị luận
  40.  Bài viết số 7 ( Nghị luận xã hội)
  41. Đám tang lão Gô-ri-ô ( Trích Lão Gô-ri-ô - Ban-dắc)
  42.  Luyện tập về phong cách ngôn ngữ chính luận
  43. Luyện tập về thao tác lập luận bình luận
  44. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ - Huy - gô)
  45.  Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  46.  Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  47. Người trong bao ( Sê-khốp)
  48. Luyện nói: Thảo luận, tranh luận
  49. Trả bài viết số 7
  50. Tôi yêu em ( Pu-skin)
  51. Đọc thêm: Bài thơ số 28 (Ta-go)
  52. Ôn tập Làm văn ( Học kì II)
  53. Tiểu sử tóm tắt
  54. Ôn tập về Văn học ( Học kì II)
  55.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  56. Bài viết số 8 ( Kiểm tra tổng hợp cuối năm)
  57. Tổng hợp phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học
  58.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt ( Tiếp theo)
  59.  Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  60. Tổng kết phần văn học Việt Nam
  61. Tổng kết về Làm văn
  62. Trả bài viết số 8

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.