Nội Dung Chính
TIỂU DẪN
Giải đi sớm cũng như Chiều tối, Lai Tân đều được sáng tác trong bốn
tháng đầu cực khổ nhất của Hồ Chí Minh trong nhà tù của chính quyền Quốc
dân đẳng Trung Quốc ở Quảng Tây.
(1) Cao sơn, lưu thuỷ (chữ Hán) : núi cao, nước chảy.
Giải đi sớm gồm hai bài thơ tứ tuyệt đánh số I và II. (Nhưng hai bài này lại
mang một tên chung, được viết liền mạch, vậy cũng có thể xem là một bài
gồm hai khổ thơ). Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất về tư tưởng,
tài năng và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù.
Phiên âm :
I
Nhất thứ kê đề dạ vị lan,
Quần tỉnh ủng nguyệt thướng thu san ;
CChỉnh nhân đĩ tại chỉnh đồ thượng,
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
II
Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng,
U ám tàn dư tảo nhất Hmong… ;
Noãn khí bao la toàn vũ trụ,
Hành nhân thi hứng hốt gia nồng.
Dịch nghĩa :
I
Gà gáy một lần, đêm chưa tàn,
Chòm sao nâng vầng trăng lên đỉnh núi mùa thu ;
Người đi xa đã cất bước trên đường xa,
Gió thu tấp mặt từng cơn từng cơn lạnh lẽo.
II
Phương đông màu gắng chuyển thành hồng,
Bóng đêm u ám đã bị quét sạch ;
- Hơi ấm bao la khắp vũ trụ,
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng.
(1) Theo bản i¡n của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia trong cuốn Hồ Chí Minh, 7Toàn tập, tập 3, câu thơ này là : "U ám tàn dư nhất tảo không"”, và được chú thích như sau : "Câu thơ này chữa lại theo nguyên bản. Nhưng chúng tôi vẫn ngờ tác giả viết nhầm chữ rdo là qué! thành chữ áo là sớm. Và câu thơ "U ám tàn dư tảo nhất không” (Bóng đêm còn u ám đã bị quét sạch) như bản in năm 1960 là đúng văn pháp hơn”. Ở đây, người biên soạn lấy lại câu thơ theo bản in năm 1960 (của Nhà xuất bản Văn hoá - Viện Văn học) vì thấy hợp lí hơn.
Dịch thơ :
I
Gà gáy một lần đêm chửa tan,
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn ;
Người đi cất bước trên đường thẳm,
Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.
II
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng,
Bóng tối đêm tàn quét sạch không r
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi, thị hứng bông thêm nồng.
NAM TRÂẦN dịch
(HỒ CHÍ MINH, Toàn tập, tập 3, Sdd)
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
1. Đối chiếu bản dịch thơ với bản chữ Hán, anh (chị) hãy nêu ý kiến về các câu hỏi sau đây :
— Câu 2 (bài I), lời thơ dịch đã bỏ qua không dịch chỉ tiết nào ? Chi tiết ấy có quan trọng không ?
— Hai câu 3 và 4 (bài I), âm hưởng của lời dịch và âm hưởng của bản phiên âm chữ Hán khác nhau thế nào ?
— Câu 1 (bài II), lời thơ dịch có gì chưa thật đúng với nguyên tác ?
— Các câu 2, 3, 4 (bài II), lời thơ dịch có gì đặc sắc ?
2. Câu 2 (bài I), đã sáng tạo được một hình ảnh ®pả đầy thi vị như thế nào ?
3. Hãy nhận xét về âm hưởng của hai câu 3, 4 (bài I), trong bản phiên âm chữ Hán. Có thể đặt tên cho âm hưởng này là gì ?
4. Ấn tượng nổi bật của anh (chị) vẻ bài II mà bản dịch đã truyền đạt được (trừ câu đầu của bài này dịch chưa đạt).
5. Ở câu 3 (bài I) trong bản phiên âm chữ Hán, tác giả dùng hai chữ chính nhân, đến
câu cuối (bài II) lại dùng hai chữ hành nhân; điều ấy có ý nghĩa nghệ thuật gì không ?
6. Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa tư tưởng của hình tượng nhân vật trữ tình hiện lên từ hai bài tứ tuyệt.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn