Đọc thơ | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

  • Hiểu được một số đặc điểm của thơ.
  • Biết cách đọc văn bản thơ.

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ

Thơ là một trong những nghệ thuật xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người, là thể loại tiêu biểu cho tinh túy của nghệ thuật ngôn từ. Định nghĩa về thơ rất khó, song ta có thể tìm hiểu văn bản thơ qua một số đặc điểm cơ bản sau.

  1. Nhìn bên ngoài, thơ là một hình thức cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt. Nhìn chung, sự sắp xếp các dòng (câu) thơ như những đơn vị nhịp điệu làm nên một hình thức có tính tạo hình. Đồng thời, sự hiệp vần, phối xen tiếng bằng tiếng trắc, tiếng trầm, tiếng bổng, cách ngắt nhịp vừa thống nhất vừa biến hóa tạo nên tính nhạc điệu. Hình thức ấy làm nên vẻ đẹp nhịp nhàng, trầm bổng, luyến láy của văn bản thơ.

  2. Về thực chất, thơ là tiếng nói của tâm hồn. Lời thơ tuy là lời nói thầm của nội tâm sâu kín nhưng thường phải được ngâm lên hay đọc diễn cảm thì mới thấy ý vị. Lời thơ thường dùng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, trùng điệp, câu đảo ngược,... trực tiếp biểu hiện sự rung động trong tâm hồn của nhân vật trữ tình. Lời thơ tuy biểu hiện những cảm xúc, tâm sự riêng tư nhưng lại có ý nghĩa khái quát về con người, về xã hội, nhân loại, có giá trị thẩm mỹ và giá trị nhân văn sâu sắc, đủ làm nền tảng cho sự thông cảm lẫn nhau và phát triển đời sống nội tâm phong phú của con người.

  3. Thơ thường không trực tiếp kể về sự kiện, nhưng bài thơ bao giờ cũng có ít nhất một sự kiện làm nảy sinh rung động thẩm mỹ mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ mà văn bản thơ là sự thể hiện của niềm rung động ấy. Một miếng trầu đem mời, một cái bánh trôi nước, một tiếng gà gáy canh khuya có thể là những sự kiện gây cảm xúc cho Hồ Xuân Hương. Nhân vật trong thơ như Dương Khuê trong Khóc Dương Khuê, Tiểu Thanh trong Đọc Tiểu Thanh ký,... cũng là sự kiện đối với nhà thơ.

    Nhân vật trữ tình (cũng gọi là chủ thể trữ tình, cái tôi trữ tình) là người trực tiếp cảm nhận và bày tỏ niềm rung động trong thơ trước sự kiện. Sở dĩ gọi là "nhân vật" bởi nó cũng có lời nói, ý nghĩ, hành động như các nhân vật văn học khác. Tuy nhiên, đó là cái tôi thứ hai của nhà thơ, gắn bó máu thịt với tư tưởng, tình cảm của nhà thơ. Do "sống" trong thế giới sáng tạo của nhà thơ, nhân vật trữ tình được tự do biểu hiện, ít bị ràng buộc như tác giả ngoài đời. Vì vậy, không nên đồng nhất nhân vật trữ tình với tác giả.

  4. Ngôn ngữ thơ chủ yếu là ngôn ngữ của nhân vật trữ tình, là ngôn ngữ hình ảnh, biểu tượng. Ý nghĩa mà văn bản thơ muốn biểu đạt thường không được thông báo trực tiếp, đầy đủ qua lời thơ, mà do tứ thơ, giọng điệu, hình ảnh, biểu tượng thơ gợi lên. Chẳng hạn, để nói cái ý muốn tạo dựng một sự nghiệp sánh ngang với Gia Cát Lượng, Phạm Ngũ Lão đã viết: "Công danh nam tử còn vương nợ - Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu". Hoặc để nói cái ý dù thời vận đã hết mà vẫn sẵn sàng chiến đấu, Đặng Dung dùng hình ảnh: "Dưới nguyệt mài gươm đã bấy chầy". Cách nói và hình ảnh như thế gọi là tứ thơ.

    Tứ thơ là hình thức đặc biệt để biểu hiện ý thơ. Tứ thơ có thể là một hình ảnh tượng trưng, là các quan hệ đối thoại, tương phản, song hành,... của các nhân vật, hình ảnh,... Thơ có tứ toàn bài như Tiến sĩ giấy, Hầu Trời, có tứ từng câu, từng khổ như các dẫn chứng vừa nêu. Do đó, ngôn ngữ thơ thiên về khơi gợi, giữa các câu thơ có nhiều khoảng trống, những chỗ không liên tục gợi ra nhiều nghĩa, đòi hỏi người đọc phải chủ động liên tưởng, tưởng tượng, thể nghiệm thì mới hiểu hết sự phong phú của ý thơ ở bên trong.

II. CÁCH ĐỌC THƠ

  1. Do được tổ chức đặc biệt, ngôn từ hàm súc, giàu nhạc điệu, cho nên văn bản thơ cần được đọc thành tiếng, chậm rãi, có khi ngâm nga để hình ảnh, nhịp điệu, âm hưởng của văn bản mở ra và đọng lại thành ấn tượng trong tâm trí.

  2. Do ý nghĩa của văn bản thơ thường không được thông báo trực tiếp qua lời thơ, cho nên người đọc thơ phải biết cảm nhận, suy đoán, phân tích để tìm đến cái ý ngoài lời. Cùng với việc cảm nhận đầy đủ sự biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ thơ bằng tưởng tượng, cảm giác, thể nghiệm, người đọc phải cảm nhận được cái ý mà lời thơ không trực tiếp nói đến. Bài thơ có thể không có chữ "vui" nào mà người đọc phải cảm thấy được niềm vui; bài thơ có thể không có từ "buồn" nào mà người đọc phải thấy được ý buồn.

  3. Biết vận dụng ngữ cảnh để hiểu bài thơ. Khai thác sự kiện trong bài thơ để biết được bài thơ nói về điều gì, lời thơ nảy sinh trong tình huống nào. Ngữ cảnh lịch sử, xã hội khi sáng tác bài thơ cũng góp phần giải thích ý thơ.

  4. Khi đọc - hiểu bài thơ có thể đọc lần lượt từng câu, cặp câu hay từng khổ, từng đoạn, tùy theo đặc điểm của bài thơ cụ thể, tìm ý thơ nối liền các câu, khổ, đoạn thành một chỉnh thể.

  5. Do ý nghĩa của bài thơ thường phong phú, nhiều bình diện, mỗi lần đọc thường chỉ cảm nhận được một phần. Vì vậy, thơ hay cần được đọc đi đọc lại nhiều lần mới cảm nhận được cái hay nhiều mặt.

LUYỆN TẬP

  1. Xác định "sự kiện" trong các bài thơ: Tự tình (bài II), Chạy giặc, Tiến sĩ giấy, Thương vợ, Câu cá mùa thu. Ngữ cảnh, tình huống trong mỗi bài thơ giúp cho việc đọc - hiểu bài thơ như thế nào?

  2. Phân biệt ý và tứ thơ.

  3. Nêu ví dụ cho thấy lời thơ thường không trực tiếp thông báo ý nghĩa của văn bản thơ. Từ đó rút ra bài học về cách đọc thơ.

  4. Sự phân biệt nhân vật trữ tình với tác giả có ý nghĩa gì đối với việc đọc - hiểu thơ?

Tin tức mới


Đánh giá

Đọc thơ | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 2

  1.  Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Hầu trời ( Tản Đà)
  3.  Thao tác lập luận bác bỏ
  4. Đọc thơ
  5. Nghĩa của câu
  6. Bài viết số 5 ( Nghị luận văn học)
  7. Vội vàng ( Xuân Diệu)
  8. Đây mùa thu tới ( Xuân Diệu)
  9. Thơ duyên ( Xuân Diệu)
  10. Xuân Diệu
  11.  Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  12. Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử)
  13. Tràng giang ( Huy Cận)
  14. Luyện tập về nghĩa của câu
  15. Tương tư ( Nguyễn Bính)
  16. Tống biệt hành ( Thâm Tâm)
  17. Chiều xuân ( Anh Thơ)
  18. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận văn học
  19. Trà bài viết số 5
  20. Bài viết số 6 ( Nghị luận văn học - Bài làm ở nhà)
  21. Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh
  22. Chiều tối ( Mộ - Hồ Chí Minh)
  23. Lai Tân ( Hồ Chí Minh)
  24. Đọc thêm: Giải đi sớm ( Tảo giải - Hồ Chí Minh)
  25. Luyện tập về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu
  26. Kiểm tra văn học
  27. Từ ấy ( Tố Hữu)
  28. Nhớ đồng ( Tố Hữu )
  29. Luyện tập về câu nghi vấn tu từ
  30.  Thao tác lập luận bình luận
  31. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây - Phan Chu Trinh)
  32. Một thời đại trong thi ca ( trích - Hoài Thanh)
  33. Trà bài viết số 6
  34. Đọc văn nghị luận
  35. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức ( Nguyễn An Ninh)
  36.  Phong cách ngôn ngữ chính luận
  37. Trà bài kiểm tra văn học
  38. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác ( Ăng-ghen)
  39.  Tóm tắt văn bản nghị luận
  40.  Bài viết số 7 ( Nghị luận xã hội)
  41. Đám tang lão Gô-ri-ô ( Trích Lão Gô-ri-ô - Ban-dắc)
  42.  Luyện tập về phong cách ngôn ngữ chính luận
  43. Luyện tập về thao tác lập luận bình luận
  44. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ - Huy - gô)
  45.  Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  46.  Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  47. Người trong bao ( Sê-khốp)
  48. Luyện nói: Thảo luận, tranh luận
  49. Trả bài viết số 7
  50. Tôi yêu em ( Pu-skin)
  51. Đọc thêm: Bài thơ số 28 (Ta-go)
  52. Ôn tập Làm văn ( Học kì II)
  53. Tiểu sử tóm tắt
  54. Ôn tập về Văn học ( Học kì II)
  55.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  56. Bài viết số 8 ( Kiểm tra tổng hợp cuối năm)
  57. Tổng hợp phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học
  58.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt ( Tiếp theo)
  59.  Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  60. Tổng kết phần văn học Việt Nam
  61. Tổng kết về Làm văn
  62. Trả bài viết số 8

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.