Hầu trời ( Tản Đà) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

  • Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà thể hiện qua câu chuyện “hầu Trời”.
  • Thấy được những cách tân nghệ thuật trong bài thơ và quan niệm mới về nghề văn của tác giả.

TIỂU DẪN

hinh-anh-hau-troi-tan-da-4636-0


Tản Đà (1889 - 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây). Làng ông nằm ven sông Đà, gần núi Tẳn Viên. Nhà thơ đã lấy tên núi, tên sông đó ghép lại thành bút danh của mình.
Tản Đà thuộc dòng dõi khoa bảng, từng theo đòi con đường cử nghiệp nhưng thi Hương hai lần đều không đỗ. Ông chuyển sang viết báo, viết văn, làm thơ và trở thành một trong những người Việt Nam đầu tiên sinh sống bằng: _với nghề văn, nghề báo. Tuy nhiên, Ở phần Văn học, đoạn các văn bản. nghề viết văn, xuất bản. Tản Đà từng ôm mộng cải cách xã hội theo con đường hợp pháp, dùng báo chí làm phương tiện. Ông sống phóng khoáng, đã đeo "túi thơ" đi khắp ba kì và nếm đủ nhục vinh trong cuộc đời, đặc biệt phải chịu nhiều lận đận trước sau Tản Đà vẫn giữ được cốt cách nhà nho và phẩm chất trong sạch. Ông mất tại Hà Nội trong cảnh bần hàn. Tản Đà là người đi tiên phong ở nhiều lĩnh vực văn hoá, là một cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, có thành tựu trên nhiều thể loại nhưng thực sự xuất chúng với thơ. Ông đã đặt được dấu gạch nối giữa văn học truyền thống và văn học hiện đại, là người "dạo bản đàn mở đầu cho một cuộc hoà nhạc tân kì đương sắp sửa" (Hoài Thanh), "người báo tin xuân" cho phong trào Thơ mới 1932 - 1945.Tản Đà để lại khá nhiều tác
phẩm. Về thơ, tiêu biểu là Khối tình con I, !I, 1l! (xuất bản lần lượt vào các năm 1916, 1918, 1932), Còn chơi (1921), Thơ Tản Đà (1925),... Về văn xuôi, tiêu biểu là Giấc mộng lớn (1928), Giấc mộng con I, II (1916, 1932), Tản Đà văn tập (1932),... Ngoài ra, Tản Đà còn chú giải Truyện Kiều, dịch Kinh thị, thơ Đường, Liêu Trai. chí dị và soạn một số vở tuổng như Tây Thí, Thiên Thai,...
Bài thơ Hầu Trời dài, vì vậy, chỉ cần tập trung tìm hiểu đoạn in chữ to (từ câu 25 đến câu 98),


Đêm qua chẳng biết có hay không,
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng.
Thật hồn ! Thật phách ! Thật thân thể !
Thật được lên tiên — sướng lạ lùng.

Nguyên lúc canh ba nằm một mình,
Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh.
Nằm buồn, ngồi dậy đun nước uống,
Uống xong ấm nước, nằm ngâm văn.

Chơi văn ngâm chán lại chơi trăng
Ra sán cùng bóng đi tung tăng

Trên trời bông thấy hai cô xuống
Miệng cười mm mửn cùng nói rằng :

- “Trời nghe hạ giới ai ngâm nga,
Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà !
Làm Trời mất ngủ, Trời đương mắng
Có hay lên đọc, Trời nghe qua”.

Ước mãi bây giờ mới gặp tiên !
Người tiên nghe tiếng lại như quen !
Văn chương nào có hay cho lắm
Trời đã sai gọi thời phải lên.

Theo hai cô tiên lên đường mây
Và vù không cánh mà như bay.
Cửa son đỏ chói, oai rực rõ
Thiên môn đế khuyết} như là đây !

Vào trông thấy Trời, sụp xuống lạy
Trời sai tiên nữ dắt lôi dậy.
Ghế bành như tuyết vân như mây
Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy.

Chư tiên ngôi quanh đã tĩnh túc
Trời sai pha nước để nhấp giọng.
Truyền cho "văn sĩ đọc văn nghe !"
“Dạ bẩm lạy Trời con xin đọc”.

(1) Thiên môn đế khuyết : thành ngữ chỉ chung nơi ở của vua, ở đây chỉ chốn thiên đình (cửa trời, nhà trời).
(2) Chư tiên : các vị tiên. Tĩnh túc : (ngồi) ngay ngắn, tẻ chỉnh hoặc đã yên chỗ.

Đọc hết văn vần sang văn xuôi
Hết văn thuyết lí lại văn chơi
Đương cơn đắc ý đọc đã thích
Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi.

Văn đài hơi tốt ran cung mây !
Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay.
Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày
Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng
Đọc xong một bài cùng vỗ tay.

- "Bẩm con không dám man cửa Trời
Những áng văn con in cả rồi
Hai quyển Khối tình văn thuyết lí
Hai Khối tình con là văn chơi
Thần tiền, Giấc mộng văn tiểu thuyếf
Đài gương, Lên sáu văn vị đời
Quyển Đàn bà Tàu /ối văn dịch

Đến quyển Lên tám!” nay là mười
Nhờ Trời văn con còn bán được
Chủa biết con in ra mấy mươi ?”

(1) Ván thuyết lí, văn chơi : các loại văn chính theo cách phân chia và quan niệm của Tản Đà. Văn thuyết lí hay văn vị đời (vì đời) là loại văn xuôi có chức năng giáo huấn, đề cập những vấn đề nghiêm chỉnh như yêu nước, cứu đời. Văn chơi là thơ ca — loại văn không bàn trực diện đến các vấn đề xã hội.
(2) Tâm là tên một ngôi sao. Đây lấy nghĩa chữ âm là lòng (Tản Đà chú).
(3) Cơ cũng là tên một ngôi sao. Chữ cơ nguyên là cái mẹt, đây lấy nghĩa chữ là lè lưỡi (Tản Đà chú).
(4) Hằng Nga, Chức Nữ : các nhân vật trong thần thoại Trung Hoa. Hàng Nẹa còn được gọi là Thường Nga, một tiên nữ sống ở cung Quảng Hàn trên mặt trăng. Chức Nữ cũng là một tiên nữ, sống ở bờ bắc sông Ngân, chỉ được gặp mặt chồng là Ngưu Lang mỗi năm một lần vào ngày mồng bảy tháng bảy âm lịch (Ngưu Lang chăn trâu ở bờ nam sông Ngân).
(5) Song Thành, Tiểu Ngọc : tên hai vị tiên, thị nữ của bà Tây Vương Mẫu — một nhân vật trong thần thoại Trung Hoa.
(6) Man : lừa dối.
(7) Khối tình, Khối tình con, Thần tiên, Giấc mộng, Đài gương, Lên sáu, Đàn bà Tàu, Lên tám : tên những tác phẩm của Tản Đà.

_ Văn đã giàu thay, lại lắm lối
Trời nghe Trời cũng bật buồn cười !
Chư tiên ao ước tranh nhau đặn :
~ “Anh gánh lên đây bán chợ Trời ?“

Trời lại phê cho : “Văn thật tuyệt !
Văn trần được thế chắc có ít
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển !
Êm như gió thoảng, tinh) như sương !
Đâm như mưa sa, lạnh như tuyết !
Chẳng hay văn sĩ tên họ gì ?
Người ở phương nào, ta chưa biết”.

- "Dạ bẩm lạy Trời con xin thưa
Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
Quê ởÁ châu về Địa Cầu -
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt”.

Nghe xong Trời ngợ (0 một lúc lâu
Sai bảo thiên tàot) lấy sổ xét.
Thiên tào tra sổ xét vừa xong
Đệ sổ lên trình Thượng đế trông
~ "Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu
Đày xuống hạ giới vì tội ngôn§”.

Trời rằng : "Không phải là Trời đày,
Trời định sai con một việc này
Là việc "thiên lương" của nhân loại,

Cho con xuống thuật cùng đời hay”.

(1) Tỉnh : trong sáng, thanh sạch.
(2) Ngợ : hơi ngờ vực, nửa tin nửa ngờ.
(3) Thiên tào : tên gọi chung của các bộ phận chuyên trách ở thiên đình (không nên nhầm (hiên tào với Nam Tào, Bắc Đầu vốn là hai nhân vật được Ngọc Hoàng giao nhiệm vụ giữ sổ sinh, sổ tử phi chép việc sống chết của nhân loại dưới hạ giới). Trong một số văn cảnh khác, thiên tào
được xem như đồng nghĩa với trởi.
(4) Việc "thiên lương" : một luận thuyết về cải cách xã hội của Tản Đà. Ông quan niệm "thiên lương” là nhân tố cơ bản thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, là sự thống nhất toàn vẹn của ba "chất" trong con người : lương tri (tri giác trời cho), lương tâm (tâm tính, bụng dạ trời cho) và iương
năng (tài năng trời cho). Theo ông, nếu chú ý bồi đắp, thực hành "thiên lương” thì có thể cải tạođược tình trạng "luân thường đảo ngược, phong hoá suy đồi” và sự trì trệ, lạc hậu của xã hôi Việt Nam thời đó.

- “Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó
Trần gian thước đất cũng không có

Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều
Vốn liếng còn một bụng văn đó.
Giấy người mực người thuê người in
Mướn cửa hàng người bán phường phố.

Văn chương hạ giới rẻ như bèo
Kiếm được đồng lãi thực rất khó.
Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều
Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu.
Lo ăn lo mặc hết ngày tháng

Học ngày một kém tuổi ngày cao
Sức trong non yêu ngoài chen rấp
Một cây che chống bốn năm chiều.
Trời lại sai con việc nặng quá
Biết làm có được mà dám theo”.

Ràng : "Con không nói Trời đã biết
Trời dẫu ngôi cao, Trời thấu hết
Thôi con cứ về mà làm ăn
Lòng thông chớ ngại chỉ sương tuyết !”

Vâng lời Trời dạy, lạy xin ra
Trời sai Khiên Ngườ ` đóng xe tiễn

Xe trời đã chực ngoài thiên môn
Chư tiên theo ra cùng tiên biệt.

Hai hàng luy biệt giọt sương rơi
Trông xuống trần gian vạn dặm khơi.
Thiên tiên ở lại, trích tiên xuống

Theo đường không khí về trần ai.

(1) Khiên Ngưu : tức Ngưu Lang.
(2) Luy biệt : nước mắt chia tay.
(3) Thiên tiên : tiên Ở trên trời. Trích tiên : tiên bị tội đày xuống hạ giới.
(4) Trần ai : nghĩa đen là bụi bặm, đây chỉ cõi trần, nơi người ở trên mặt đất.

Đêm khuya khí thanh sao thưa vắng
Trăng tà đưa lối về non Đoài `),
Non Đoài đã tới quê trần giới,
Trông lên chư tiên không còn đi.

Tiếng gà xao xác, tiếng người dậy
Giữa sân còn đứng riêng ngâm nghi.
Một năm ba trăm sáu mươi đêm,
Sao được môi đêm lên hấu Trời !

(Theo Tuyển tập Tản Đà, NXB Văn học, Hà Nội, 1986)

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Thuật lại chuyện "hầu Trời" của Tản Đà trong bài thơ và làm rõ tài hư cấu của tác giả (chú ý phân tích cách tạo tình huống, chọn chỉ tiết, dựng đốt thoại, bố trí các cảnh, miêu tả tâm lí đa dạng của nhân Vật,...).

2. Chuyến "hầu Trời" bằng tưởng tượng đã giúp nhà thơ nói được gì về bản thân cùng quan niệm mới của ông về văn và nghề văn ? 

3. Tìm các chỉ tiết thể hiện ý thức cá nhân của tác giả.

4. Chỉ ra nét cách tân của bài thơ ở giọng điệu và cách dùng các yếu tố thuộc khẩu ngữ.

5. Nhận xét chung về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ.

BÀI TẬP NÂNG CAO

Cái mà người ta thường gọi là "ngông” ở Tản Đà được thể hiện như thế nào trong bài thơ ? Hãy nêu những điểm gần gũi và khác biệt giữa cái "ngông" của Tản Đà với cái "ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng.

(1) Đoài : tên một quẻ trong bát quái, chỉ phương tây. Mon Đoài : núi phía tây ; cũng có thể hiểu là xứ Đoài (cách gọi dân dã về miền Sơn Tây - quê hương của tác giả — ở về phía tây Hà Nội).

TRI THỨC ĐỌC - HIỂU

Một số yếu tố mới về hình thức trong thơ Việt Nam đầu thế kỉ XX

"Từ những năm hai mươi của thế kỉ XX, thơ Việt Nam đứng trước một thời kì phát triển mới để tiến vào quỹ đạo hiện đại. Sự đổi mới trong cách nhìn, cách cảm xúc dẫn đến nhiều đổi mới trong hình thức thơ : 

- Việc chia một bài thơ (trước hết là thơ thất ngôn) thành nhiều khổ là hiện tượng đáng chú ý, mặc dù trước đây, những dấu hiệu của sự chia khổ đã thấp thoáng xuất hiện. Với việc chia khổ, nhà thơ có điều kiện thể hiện được nhiều cung bậc cảm xúc biến hoá đa dạng của con người cá nhân, phá đi tính chất duy lí chặt chẽ trong cấu trúc của thơ cổ điển.

- Nhiều hình tượng quen thuộc của thơ cổ điển đã được cải biến, làm mới, có khi được đặt bên cạnh các hình tượng mượn từ thơ ca dân gian ; vì vậy, chúng trở nên gần gũi, dung dị, ít mang vẻ cao sang, xa cách như trước.

- Ngữ điệu thơ đã mang dáng dấp của ngữ điệu nói, gần gũi, sống động, tạo điều kiện thuận lợimcho sự giao tiếp giữa tác giả với một lớp công chúng độc giả mới ở thành thị tư sản hoá.

- Hình thức kể chuyện được nhiều nhà thơ ưa thích và vận dụng, không chỉ làm cho thơ "dễ đọc" mà còn mở đường cho sự xâm nhập của chất văn xuôi vào thơ.

Tin tức mới


Đánh giá

Hầu trời ( Tản Đà) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 2

  1.  Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Hầu trời ( Tản Đà)
  3.  Thao tác lập luận bác bỏ
  4. Đọc thơ
  5. Nghĩa của câu
  6. Bài viết số 5 ( Nghị luận văn học)
  7. Vội vàng ( Xuân Diệu)
  8. Đây mùa thu tới ( Xuân Diệu)
  9. Thơ duyên ( Xuân Diệu)
  10. Xuân Diệu
  11.  Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  12. Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử)
  13. Tràng giang ( Huy Cận)
  14. Luyện tập về nghĩa của câu
  15. Tương tư ( Nguyễn Bính)
  16. Tống biệt hành ( Thâm Tâm)
  17. Chiều xuân ( Anh Thơ)
  18. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận văn học
  19. Trà bài viết số 5
  20. Bài viết số 6 ( Nghị luận văn học - Bài làm ở nhà)
  21. Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh
  22. Chiều tối ( Mộ - Hồ Chí Minh)
  23. Lai Tân ( Hồ Chí Minh)
  24. Đọc thêm: Giải đi sớm ( Tảo giải - Hồ Chí Minh)
  25. Luyện tập về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu
  26. Kiểm tra văn học
  27. Từ ấy ( Tố Hữu)
  28. Nhớ đồng ( Tố Hữu )
  29. Luyện tập về câu nghi vấn tu từ
  30.  Thao tác lập luận bình luận
  31. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây - Phan Chu Trinh)
  32. Một thời đại trong thi ca ( trích - Hoài Thanh)
  33. Trà bài viết số 6
  34. Đọc văn nghị luận
  35. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức ( Nguyễn An Ninh)
  36.  Phong cách ngôn ngữ chính luận
  37. Trà bài kiểm tra văn học
  38. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác ( Ăng-ghen)
  39.  Tóm tắt văn bản nghị luận
  40.  Bài viết số 7 ( Nghị luận xã hội)
  41. Đám tang lão Gô-ri-ô ( Trích Lão Gô-ri-ô - Ban-dắc)
  42.  Luyện tập về phong cách ngôn ngữ chính luận
  43. Luyện tập về thao tác lập luận bình luận
  44. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ - Huy - gô)
  45.  Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  46.  Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  47. Người trong bao ( Sê-khốp)
  48. Luyện nói: Thảo luận, tranh luận
  49. Trả bài viết số 7
  50. Tôi yêu em ( Pu-skin)
  51. Đọc thêm: Bài thơ số 28 (Ta-go)
  52. Ôn tập Làm văn ( Học kì II)
  53. Tiểu sử tóm tắt
  54. Ôn tập về Văn học ( Học kì II)
  55.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  56. Bài viết số 8 ( Kiểm tra tổng hợp cuối năm)
  57. Tổng hợp phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học
  58.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt ( Tiếp theo)
  59.  Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  60. Tổng kết phần văn học Việt Nam
  61. Tổng kết về Làm văn
  62. Trả bài viết số 8

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.