Nội Dung Chính
KẾT QUÁ CẦN ĐẠT
- Thấy được tình trạng thối nát phổ biến của bọn quan lại Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.
- Hiểu được nghệ thuật châm biếm độc đáo của bài thơ.
TIỂU DẪN
Lai Tân cũng là một bài thơ được sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu
của thời gian Hồ Chí Minh bị giam giữ tại các nhà tù của bọn Quốc dân đẳng
Trung Quốc ở Quảng Tây.
Thơ Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù rất phong phú, đa dạng về nội
dung và hình thức : thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ tự trào, thơ hài hước, thơ châm
biếm, đả kích,... Lai Tân thuộc vào số những bài thơ châm biếm, đả kích đặc
sắc nhất của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù.
Phiên âm :
Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ,
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền ;
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,
Lai Tân y cựu thái bình thiên.
Dịch nghĩa :
- Ban trưởng nhà giam ngày ngày đánh bạc,
Cảnh trưởng tham lam ăn tiền phạm nhân bị giải ;
Huyện trưởng chong đền làm việc công,
Lai Tân vẫn thái bình như xưa.
Dịch thơ :
Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh.
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.
NAM TRÂN dịch
(HỒ CHÍ MINH, Toàn tập, tập 3, Sđd) HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
1. Anh (chị) có nhận xét gì về kết cấu của bài thơ ? (Chú ý : Ba câu đầu và câu
cuối có chức năng diễn đạt khác nhau như thế nào ? Chúng có quan hệ với nhau
ra sao xét về phương diện kết cấu của bài thơ ?).
2. Bộ máy quản lí nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân được miêu
tả như thế nào qua ba câu đầu của bài thơ ?
3. Câu kết "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình” có mâu thuẫn gì với nội dung ba câu
đầu của bài thơ ? Hiệu quả châm biếm của bài thơ như thế nào khi tác giả hạ
mấy chữ "y cựu thái bình thiên" ("vẫn thái bình”) ?
4. Hãy nêu nhận xét về giọng điệu của bài thơ được tạo nên bởi câu kết.
TRỊ THỨC ĐỌC - HIỂU
Thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh sở trường về thơ chữ Hán. Người thường dùng thể tứ tuyệt cổ điển. Đây là thể thơ rất hàm súc, chứa một nội dung phong phú trong một khuôn khổ câu chữ hạn chế, vì thế nhà thơ thường phải tạo ra nhiều tầng nghĩa và cái gọi là ý ngoài lời ("ý tại ngôn ngoại").
Thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh có màu sắc cổ điển rất đậm đà, thể hiện ở hệ thống để tài thường hướng về thiên nhiên (tác giả Nhật kí trong tù nhận xét : "Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp" - Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi). Thực ra thơ xưa cũng viết về nhiều tình cảm khác nữa, nhưng dù viết về nội dung gì thì cũng vẫn đặt nó trong khung cảnh cao sơn, lưu ư…ỷ…. Người xưa thường dễ có cảm hứng khi đứng trước thiên nhiên rộng lớn nhìn từ cao từ xa, nên đọc thơ thiên nhiên hồi ấy ta thường bắt gặp những thi đề gọi là đăng cao, đăng sơn, đăng lâu,... Ở điểm nhìn ấy, nhà thơ không chú trọng mô tả hình xác của thiên nhiên mà thường chỉ chấm phá vài nét, cốt ghi lấy linh hồn của tạo vật. Màu sắc cổ điển của thơ xưa còn thể hiện ở hình tượng nhân vật trữ tình có phong độ ung dung tự tại, tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên.
Nhưng thơ Hồ Chí Minh không hẳn là thơ cổ điển. Cảnh trong thơ xưa thường tĩnh tại. Cảnh trong thơ Hồ Chí Minh luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Nhân vật trong thơ xưa thường ẩn mình giữa thiên nhiên. Nhân vật trong thơ Hồ Chí Minh thường hiện ra ở trung tâm của bức tranh phong cảnh với tư thế con người hành động, con người làm chủ. Con người ấy một mặt có phong thái ung dung tự tại, dường như đứng ngoài dòng chảy của thời gian, mặt khác lại sống cao độ với từng giờ từng phút.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn