Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Nội Dung Chính

  1. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

  • Nắm vững thao tác lập luận bác bỏ.
    Biết vận dụng thao tác lập luận bác bỏ.

1. Đọc các đoạn trích sau và cho biết tác giả đã sử dụng cách bác bỏ nào :

a) "Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào
cũng vẫn không đủ. Có người nghĩ rằng thơ là những lời đẹp. Nhưng đâu phải như
vậy. Dưới ngòi bút của Hồ Xuân Hương, những chữ tầm thường của lời nói hằng
ngày, nôm na mách qué, đã trở thành những lời thơ được truyền tụng mãi. Và
Nguyễn Du không những để lại những câu thơ như "Mai cốt cách, tuyết tỉnh thần”,
mà còn viết :

Thoắt trông nhờn nhợt màu da,
Ăn gì to béo đây đà làm sao !

Cũng không phải thơ là những đề tài "đẹp”, phong hoa tuyết nguyệt của các cụ
ngày xưa, hoặc những nhớ mong sầu luy của các chàng và nàng một thời trước
Cách mạng. Nhà thơ Pháp Baudelaire (Bô-đơ-le) đã làm bài thơ nổi tiếng về cái
xác chó chết đầy giòi bọ, và ở thời chúng ta, cái xe đạp, khẩu ba dô ca, cho đến cái
ba lô trên vai chiến sĩ, bóng dây thép gai hung ác của đồn giặc, đều có thể đem nói
trong thơ”.
(Nguyễn Đình Thị)

b) "Có người vẫn nghĩ rằng : trong sáng tác văn nghệ, lí tính không tham dự.
Nói thế cũng không đúng. Đành rằng khởi điểm của sáng tạo nghệ thuật vẫn là
một xúc động mạnh mẽ, sâu xa. Nhưng không phải vì thế mà nói rằng tác phẩm
nghệ thuật không cần đến lí tính. Trước hết lí tính của nhà sáng tạo tác động trong
khi suy nghĩ về đề tài, sắp đặt tư tưởng, phân tích tài liệu, nghiên cứu hình thức
thích hợp cho một đề tài, vận dụng kinh nghiệm về bút pháp,... Bấy nhiêu công
việc đều không thể hoàn toàn phó thác cho cảm hứng. Lí tính vẫn phải luôn luôn
tỉnh táo để làm cho hình thức phù hợp với nội dung, phân lượng cân xứng với
ý tứ".

(Theo Đặng Thai Mai)

c. BÁC BỎ MỘT QUAN ĐIỂM THỰC DỤNG

"Một nhà văn Mĩ gốc Nga, bà Ây Ren-đơ cho rằng "Những kẻ theo chủ nghĩa
nhân văn - - trên nguyên tắe và cả trên thực tế — là những kẻ ăn bám, bởi mối quan
tâm hàng đầu của họ là phân phát chứ không phải sản xuất ; nói đúng ra là quan
tâm đến việc phân phát những gì mà họ không sản xuất ra. Những kẻ ăn bám thì
không bao giờ đáng kính hay tốt cả”. Từ đó, bà nêu ra nguyên tắc đạo đức mới :
”Có rồi hãy cho”, cổ vũ cho những người làm ra của cải vật chất.

Cần nói ngay rằng không có gì khó khăn lắm trong việc nhận ra thực chất cái
quan điểm dường như rất "tân kì" của Ây Ren-đơ. Thực chất, nguyên tắc đạo đức
mới này là phải "tạo” hay "sản xuất" ra của cải vật chất thì mới là người tốt. Còn
người theo chủ nghĩa nhân văn và hoạt động xã hội, gồm cả nhà chính trị, đều là
kẻ ăn bám, vì họ chẳng tạo hay sản xuất cái bóng đèn như Ê-đi-xơn(D hay cái ô tô
như Pho®, Họ chỉ "dây máu ăn phần” khi phân phát cái mà họ không tạo ra hay
sản xuất được ! Muốn biết quan điểm này đúng hay sai, ta hãy đem nó áp dụng
vào thực tiễn.

(1) Ê-đi-xơn (Thomas Alva Edison, 1847 - 1931) : nhà phát mình người Mĩ đã từng có trên một nghìn phát mình sáng chế kĩ thuật, bao gồm máy điện báo, điện thoại, máy hát, máy phát điện cỡ lớn, hệ thống chiếu sáng, v.v.

(2) Pho (Henry Ford, 1863 - 1947) : người sáng lập tập đoàn Ford - hãng xe hơi lớn thứ hai nước Mĩ.

Chẳng hạn, theo lí thuyết đó thì ngay chính tại Mĩ, chỉ khoảng 20% dân số là
người tốt, vì họ sản xuất. Còn 80% còn lại là kẻ ăn bám vì họ chỉ làm dịch vụ,
phân phối, thậm chí viết văn làm thơ, hoạt động xã hội, tôn giáo và từ thiện hay
những việc “ăn bám" khác. Rồi cái.nước Mĩ giàu mạnh kia, họ sáng tạo nhiều và
sản xuất đến một phần ba của cải toàn thế giới, chắc chắn họ đáng kính và tốt
hơn những nước sáng tạo và sản xuất ít hơn, chẳng hạn như Việt Nam. Và
Bin Ghết() thì tốt hơn Mẹ Tê-rê-da® vì vị nữ thánh thì chẳng sản xuất được gì
ngoài việc mang tình thương đến cho dân nghèo Ấn Độ trong tư cách một người
nhân văn chủ nghĩa, tức đích thị là kẻ ăn bám.

- Đó là cái gì nếu không phải là nguyên tắc tôn thờ vật chất và rẻ rúng các giá
trị tỉnh thần của giới trọc phú Mĩ ? Rõ ràng tác giả của quan điểm này rất thiếu
hiểu biết về hoạt động của xã hội loài người, nhất là khía cạnh phân công lao động
và hợp tác cùng có lợi. Và thật đáng tiếc, tuy là nhà văn nhưng Ây Ren-đơ lại
khinh rẻ chủ nghĩa nhân văn; khinh rẻ lòng tốt và chủ nghĩa vị nhân sinh — điều
ngược với thiên chức của văn học.

[...] Về mặt đạo lí, xem những người nhân văn chủ nghĩa là ăn bám cũng là sai
lầm nghiêm trọng. Tự do, bình đẳng, bác ái chính là tiêu chí cơ bản của một xã hội
bắt đầu hiểu bản chất con người. Chúng ta sinh ra, ai cũng có quyền bình đẳng,
nhưng tạo hoá không thể công bằng với mỗi một cá nhân. Tạo hoá không thể phân
phát trí tuệ và Kĩ năng như nhau cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể chọn
cha mẹ, chọn gia cảnh để sinh ra. Có nghĩa con người sinh ra vốn lại không bình
đẳng. Vậy thì ai sẽ mang lại cho chúng ta sự bình đẳng nếu không phải là những
người theo chủ nghĩa nhân văn — những người quan tâm không chỉ tới những cá
nhân xuất chúng mà còn tới từng mảnh đời bất hạnh — nền tảng quan trọng của
một xã hội tìm kiếm sự công bằng ? Và để đảm bảo sự đánh giá công bằng đối với
người sản xuất, có thể dẫn ra một quan điểm, ai đóng nhiều thuế và tạo nhiều việc
làm cho xã hội là người tốt. Giá trị của một người chính là ở chỗ người đó phục vụ
xã hội như thế nào. Mà phục vụ thì không chỉ là "tạo” hay "sản xuất”, mà quan trọng

(1) Bin Ghết (William Henry Gates III, sinh năm 1955) : nhà doanh nghiệp, nhà hoạt động từ thiện, Chủ tịch tập đoàn phân mềm máy tính lớn nhất thế giới Mai-crô-xốp (Microsoft), ông được coi là người giàu nhất thế giới.

(2) Tê-rê-da (Theresa, 1910 - 1997) : nhà hoạt động từ thiện Ấn Độ (người gốc An-ba-ni), nữ tu sĩ, năm 1960 thành lập Hội tu nữ truyền giáo nhân ái, suốt đời phục vụ người nghèo, trẻ mồ côi, người già, người bệnh tật. Bà được nhận Giải thưởng Nô-ben Hoà bình năm 1979.

hơn cả là tổ chức được một xã hội dân chủ, công bằng, phát triển và văn minh, nơi
lợi ích riêng của mỗi cá nhân kết hợp nhuần nhị với lợi ích chung của toàn xã hội.

Không nên quên rằng, chủ nghĩa thực dụng, thậm chí chủ nghĩa tôn thờ vật
chất, chủ nghĩa đơn phương mới chỉ là một nửa sự thật về người Mĩ. Một nửa
khác nằm ở Lu-thơ Kinh(”, Mo-ri-xơnG), Ê-đi-xơn và hàng triệu người nhân văn
chủ nghĩa yêu công lí, chuộng tình thương và giàu lòng sáng tạo khác”.

(Theo Đỗ Kiên Cường, Đạo đức mới là gì ?, Tạp chí 7ia sáng, 8 - 2002)

2. Lập dàn ý bác bỏ luận điểm sau : Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có
tương lai.

3. Chọn một trong hai thành ngữ sau nhằm bác bỏ ý cũ và tìm ý mới :

a) Múa rìu qua mắt thợ.

b) Bới lông tìm vết.

Gợi ý : Tìm khía cạnh có thể bác bỏ trong các thành ngữ.

a) "Múa rìu qua mắt thợ" là thành ngữ có ý chê những ai khoe tài trước các
bậc thầy đều là dại, vì như thế vừa dễ bộc lộ chỗ yếu kém của mình, vừa tỏ ra thiếu
khiêm tốn. Nhưng thành ngữ đó cũng thể hiện một tâm lí tiêu cực là luôn sợ người
giỏi hơn mà không dám thi thố tài năng, vượt lên phía trước. Như thế thì làm sao
có được sự tiến bộ ? Điều này chứng tỏ thành ngữ này có hạn chế về mặt tư tưởng.

b) "Bới lông tìm vết" là thành ngữ chỉ một thái độ hay soi mói, bắt bẻ, hàm ý
chê bai. Tuy nhiên về khách quan, "bới lông tìm vết” cũng có ý nghĩa tích cực,
giúp phát hiện những sơ hở, sai sót mà người ta thường bỏ qua.

(1) Eu-thơ Kinh (Marún Luther King, 1929 - 1968) : lãnh tụ phong trào dân quyền người da đen  Mũ. Năm 1957, được bầu làm Chủ tịch Hội nghị lãnh tụ Cơ Đốc giáo miền Nam Mĩ, năm sau phát động phong trào dân quyền người da đen Mĩ, từng buộc tổng thống Mĩ kí pháp lệnh dân quyền. Năm 1968, ông bị bọn phân biệt chủng tộc bắn chết tại Mem-phít (Memphis).

(2) Mo-ri-xơn : người Mũ. Ngày 2-11-1965, Mo-ri-xơn đã bế con gái (Ê-mi-ly) đến bờ sông Pô-tô-mác, gần Lầu năm góc, và tại đấy, ông đã châm lửa tự thiêu để phản đối cuộc duẽn tranh xam lược Việt Nam của bọn cầm quyền Mĩ.

Tin tức mới


Đánh giá

Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 2

  1.  Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Hầu trời ( Tản Đà)
  3.  Thao tác lập luận bác bỏ
  4. Đọc thơ
  5. Nghĩa của câu
  6. Bài viết số 5 ( Nghị luận văn học)
  7. Vội vàng ( Xuân Diệu)
  8. Đây mùa thu tới ( Xuân Diệu)
  9. Thơ duyên ( Xuân Diệu)
  10. Xuân Diệu
  11.  Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  12. Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử)
  13. Tràng giang ( Huy Cận)
  14. Luyện tập về nghĩa của câu
  15. Tương tư ( Nguyễn Bính)
  16. Tống biệt hành ( Thâm Tâm)
  17. Chiều xuân ( Anh Thơ)
  18. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận văn học
  19. Trà bài viết số 5
  20. Bài viết số 6 ( Nghị luận văn học - Bài làm ở nhà)
  21. Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh
  22. Chiều tối ( Mộ - Hồ Chí Minh)
  23. Lai Tân ( Hồ Chí Minh)
  24. Đọc thêm: Giải đi sớm ( Tảo giải - Hồ Chí Minh)
  25. Luyện tập về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu
  26. Kiểm tra văn học
  27. Từ ấy ( Tố Hữu)
  28. Nhớ đồng ( Tố Hữu )
  29. Luyện tập về câu nghi vấn tu từ
  30.  Thao tác lập luận bình luận
  31. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây - Phan Chu Trinh)
  32. Một thời đại trong thi ca ( trích - Hoài Thanh)
  33. Trà bài viết số 6
  34. Đọc văn nghị luận
  35. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức ( Nguyễn An Ninh)
  36.  Phong cách ngôn ngữ chính luận
  37. Trà bài kiểm tra văn học
  38. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác ( Ăng-ghen)
  39.  Tóm tắt văn bản nghị luận
  40.  Bài viết số 7 ( Nghị luận xã hội)
  41. Đám tang lão Gô-ri-ô ( Trích Lão Gô-ri-ô - Ban-dắc)
  42.  Luyện tập về phong cách ngôn ngữ chính luận
  43. Luyện tập về thao tác lập luận bình luận
  44. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ - Huy - gô)
  45.  Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  46.  Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  47. Người trong bao ( Sê-khốp)
  48. Luyện nói: Thảo luận, tranh luận
  49. Trả bài viết số 7
  50. Tôi yêu em ( Pu-skin)
  51. Đọc thêm: Bài thơ số 28 (Ta-go)
  52. Ôn tập Làm văn ( Học kì II)
  53. Tiểu sử tóm tắt
  54. Ôn tập về Văn học ( Học kì II)
  55.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  56. Bài viết số 8 ( Kiểm tra tổng hợp cuối năm)
  57. Tổng hợp phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học
  58.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt ( Tiếp theo)
  59.  Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  60. Tổng kết phần văn học Việt Nam
  61. Tổng kết về Làm văn
  62. Trả bài viết số 8

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.