Nội Dung Chính
KẾT QUÁ CẦN ĐẠT
Có kĩ năng tóm tắt văn bản nghị luận.
1. Đọc bài văn sau đây, chỉ ra các ý chính và viết thành bài tóm tắt. (Học sinh
chuẩn bị ở nhà).
MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ
"[...] Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào
cũng vân không đủ. Có người nghĩ rằng thơ là những lời đẹp. Nhưng đâu phải như
vậy, Dưới ngòi bút của Hồ Xuân Hương, những chữ tầm thường của lời nói hằng
ngày, nôm na mách qué, đã trở thành những lời thơ được truyền tụng mãi. Và
Nguyễn Du khóng những để lại những câu thơ như "Mai cốt cách, tuyết tỉnh thần”,
mà còn viết :
Thoắt trông nhờn nhợt màu đa,
Ăn gì to béo đẩy đà làm sao !
Cũng không phải thơ là những đề tài "đẹp”, phong hoa tuyết nguyệt của các cụ
ngày xưa, hoặc những nhớ mong sầu luy của các chàng và nàng một thời trước
Cách mạng. Nhà thơ Pháp Baudelaire (Bô-đơ-le) đã làm bài thơ nổi tiếng về cái
xác chó chết đây giòi bọ, và ở thời chúng ta, cái xe đạp, khẩu ba dô ca, cho đến cái
ba lô trên vai chiến sĩ, bóng dây thép gai hung ác của đồn giặc, đều có thể đem nói
trong thơ. Nhà thơ ngày nay không đi tìm cái muôn đời viển vông bên ngoài cuộc
sống thực của con người. '
Một nhà phê bình cho rằng thơ khác với các thể văn khác ở chỗ thơ in sâu vào
trí nhớ, Một câu, hoặc một bài thơ hay thì có đặc điểm là ghi ngay vào trí nhớ của
la, làm cho ta không quên được nữa. Văn xuôi trái lại, trôi qua trí nhớ của ta.
Cái hay của một đoạn văn xuôi còn lại sau khi đã quên hết đoạn văn ấy. Còn đặc
tính của bài thơ là ¡n lại, từ gọi từ, câu gọi câu, đọc từ trước phải đến từ sau, đọc
câu trước phải đến câu sau, không thể nào khác.
Nhưng những nhận xét tài tình trên đây của nhà phê bình vẫn chưa cắt nghĩa
được vì sao thơ có hiệu quả làm cho ta nhớ. Và cũng có cái ta rất nhớ, ví dụ như
công thức toán học, nhưng lại không phải là thơ.
Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng 2 Ta nói
trời xanh hôm nay nên thơ nhưng chính ra là lòng chúng ta mang một nỗi niềm vui
buồn nào mà muốn làm thơ hoặc đọc thơ về trời xanh. Mưa phùn buổi chiều gợi
những câu thơ nào nhớ nhung, nhưng chính nỗi nhớ nhung gặp buổi chiều mưa mà
muốn thì thầm những câu thơ chưa thành hình rỡ.
Thơ, và nghệ thuật nói chung, là sự chiến thắng lớn nhất của con người, từ chỗ
vâng theo bản năng ăn ngủ, truyền giống, và biết tự nhận rõ mình, rồi nhờ ý thức
ấy, tự tạo cho mình một cuộc sống tâm hồn vượt cao hơn bản năng. Bên cạnh đồ
dùng sản xuất, câu thơ đã đánh dấu hẳn cái biên giới chia con người với con vật.
Tâm hồn chúng ta có một rung động thơ khi nó ra khỏi tình trạng bình thường,
khi nó không còn chuồi theo thói quen như một dây đa trong bộ máy, khi nó thức
tỉnh tự soi vào nó để tự nhận thấy đang ở một độ rung chuyển khác thường, do một
sự va chạm nào với thế giới bên ngoài, với thiên nhiên, với những người khác, rồi
do sự tự soi sáng ấy mà cảm xúc thành hình được hẳn.
Làm thơ, ấy là dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói tức là chữ - để thể
hiện một trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác thường. Làm thơ là đang sống,
không phải chỉ nhìn lại sự sống, làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động
như khi có người yêu trước mặt. Bài thơ là những câu, những lời diễn lên, là sống
ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc. Bài thơ là sợi dây
truyền tình cảm cho người đọc. Ta nói truyền sang hình như người đọc chỉ đứng
yên mà nhận. Nhưng kì thực, cái trạng thái tâm lí truyền sang ấy là người đọc tự
tạo cho mình, khi nhìn những chữ, khi nghe những lời, khi mọi sợi dây của tâm
hồn rung lên vì chạm thấy những hình ảnh, những ý nghĩ, những mong muốn,
những tình cảm mà lời và chữ của bài thơ kéo theo đằng sau như vùng sáng xung
quanh ngọn lửa.
Nói đến hình ảnh trong thơ. Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của
tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống. Toé lên ở những nơi giao nhau của tâm hồn
với ngoại vật, trước hết là những cảm xúc. Cảm xúc là phần thịt xương hơn cả của
đời sống tâm hồn.
Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, vì bất cứ cảm xúc tình tự nào của con người
cũng dính liền với sự suy nghĩ. Nhưng tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với
cuộc sống. Tư tưởng của thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự. Không ai đọc thơ
riêng bằng tri thức mà yêu thơ. Hiểu thơ kì thực là vấn để của cả tâm hồn.
Nên thơ không nói bằng ý niệm thuần tuý. Nói bằng ý niệm chúng ta sẽ có
triết học, luân lí hay vệ sinh chứ không có thơ. Thơ tìm nói với một sự suy nghĩ
toàn điện hơn là suy nghĩ riêng theo luận lế!. Thơ muốn lay động những chiều
sâu của tâm hồn, đem cảm xúc mà đi thẳng vào sự suy nghĩ.
Trên trời có đám mây xanh
giữa máy trắng, xung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng...
Nhà luận lí ngồi khảo cứu mãi xem vì sao mà chuyện mây trắng mây vàng lại
đưa đến chuyện anh với nàng. Luận lí chưa hiểu, nhưng cả tâm hồn chúng ta đã
hiểu và âm vang theo.
Nói hình ảnh nhưng không phải thơ là tả cảnh, chụp ảnh hay ghi âm. Hình ảnh
của thơ không phải những hình ảnh mà cái ống kính ghi được. Đứng bên ngoài mà
chụp ảnh lại sự vật, thì trông mà không thấy. “Trong nghệ thuật, một phong cảnh
là một tâm trạng”. Những hình ảnh của thơ đã bao hàm một nhận thức, một thái độ
tình cảm hoặc suy nghĩ. Câu thơ nói cảnh mà kì thực nói ý tình. “Thuyền ai thấp
thoáng cánh buồm xa xa”, mắt trông mà lòng đã nặng buồn nhớ, khát khao
biển rộng. _
Nói hình ảnh, không phải là dùng nhiều cách ví von. Nói ví thô sơ như mượn
cành trúc để nói người quân tử, như dùng con chim sẻ để chỉ tiểu nhân. Người ta
vẫn kể làm chuyện cười những câu thơ "khách thính"'? trong văn chương Pháp
cuối thế kỉ cổ điển, sợ hai chữ cái ghế đến nỗi phải nói : "Cái nơi êm ái đỡ lấy cái
chô đằng sau của chúng ta”. Những “lửa căm hờn”, "làn sóng cách mạng” là những
cái sáo mới của thơ chúng ta hiện thời. Nói ví không thể nào thoát sáo.
__ Cho nên làm thơ không phải là phiên dịch ý tình bằng hình ảnh cầu kì.
Hình ảnh của thơ trái lại, phải là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta
sống trong một cảnh huống hoặc một trạng thái nào đấy. Đụng chạm với hành động
hằng ngày, tâm hồn nảy lên bao nhiêu hình ảnh như những tia lửa toé lên khi búa
đập vào sắt trên đe. Người làm thơ lượm những tia lửa ấy, kết nên một bó sáng,
nó. là hình ảnh thơ. Người chỉnh phụ đứng trước nhà ngóng theo bóng chồng chỉ
còn nghe tiếng địch thổi, bấy giờ nói lên cho ta điều ấy và thơ Việt Nam đã có câu :
"Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng”. Câu thơ giản dị như câu nói thường mà
ngân vang mãi. Thơ là nơi tư tưởng, tình tự, quấn quýt với hình ảnh như hồn với
xác để tạo ra cái biết toàn thể, biết bằng tất cả tâm hồn, không phải chỉ biết bằng ý
niệm, bằng ý thức.
(1) Luận lí : lô gích.
(2) "Khách thính" : phòng khách.
Chữ buồn ai cũng hiểu nghĩa, nhưng nói "tôi buồn” chưa làm cho ai buồn cả.
Đó mới là một ý niệm. Cũng như nói trời lạnh, hoa trắng, ai cũng biết cả, nhưng
chưa đủ làm cho ai thấy lạnh, thấy trắng. Mỗi chữ và tiếng mới như một ngọn nến
trắng cắt bằng giấy dán trên nền đen. Mỗi ngọn nến vẫn trắng như nền đen vẫn
đen. Mối chữ là một nghĩa nhưng bài thơ vẫn chưa có hồn.
Chữ và tiếng trong thơ phải còn có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm. Điều
kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi
tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc,
những hình ảnh không ngờ, toả ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy.
Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy. Câu thơ hay, có cái gì làm rung những
chiếc cốc kia trên bàn, làm động ánh trăng kia trên bờ đê. "Chim hôm thoi thót về
rừng"... Chúng ta đọc mà thấy rõ buổi chiều như hơi thở tắt dần, câu thơ không
còn là một ý, mỗi bức ảnh gắng gượng chụp lại cảnh chiều, nó đã bao phủ một
vầng linh động truyền sang lòng ta cái nhịp phập phồng của buổi chiều. Mỗi chữ
như một ngọn nến đang cháy, những ngọn nên ấy xếp bên nhau thành một vùng
sáng chung. Ánh sáng không những ở đầu ngọn nến, nó ở tất cả xung quanh
những ngọn nến, ý thơ không những trong những chữ, nó vây bọc xung quanh.
Người xưa nói : “Thi tại ngôn ngoại”.
Cái kì diệu ấy của tiếng nói trong thơ, có lẽ chăng ta tìm nó trong nhịp điệu,
trong nhạc của thơ. Nhịp điệu của thơ không những là nhịp điệu bằng bằng, trắc
trắc, lên bổng xuống trầm như tiếng đàn êm tai, một người ngoại quốc không biết
tiếng ta cũng có thể nghe thấy được. Nhạc của thơ không giới hạn ở thứ nhạc
ngoài tai ấy.
Thơ có một thứ nhạc nữa, một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của
hình ảnh tình ý, nói chung là của tâm hồn. Ngâm thơ véo von mới làm cho ta nghe
thấy tiếng bổng trầm của bảng trắc, chép thơ, đọc thơ bằng mắt hoặc đọc lên như .
khi ta nói, có lẽ đê cho chúng ta nghe thấy hơn tiếng nhịp điệu thực của thơ. Đó là
nhịp điệu hình thành của những cảm xúc, hình ảnh, liên tiếp hoà hợp, mà những
tiếng và chữ gọi ra như những ngân vang dài, ngay những khoảng lung linh giữa
chữ, những khoảng im lặng cũng là nơi trú ngụ kín đáo của sự xúc động.
Đường đi của thơ là con đường đưa thẳng vào tình cảm, không quanh co, qua
những chặng, những trung gian, những cột cây số. Văn xuôi lôi cuốn người như
đòng nước, đưa ta đi lần lượt, từ điểm này qua điểm khác. Thơ, trái lại, chỉ chọn
một ít điểm chính, bấm vào những điểm ấy thì toàn thể động lên theo,
Thơ là tổng hợp, kết tỉnh. Văn xuôi được phép không mười phần hoàn hảo,
nhưng thơ thì luôn luôn đòi hỏi sự toàn bích”.
(Nguyễn Đình Thị, Tiểu luận, bút kí,
Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2001)
2. Học sinh đọc bản tóm tắt của mình về bài Mấy ý nghĩ về thơ, nghe nhận xét,
góp ý rồi bổ sung, sửa chữa.
3. Đọc và tóm tắt văn bản sau trong khoảng mười dòng.
MẤY NÉT VỀ THƠ MỚI TRONG CÁCH NHÌN LẠI HÔM NAY
".. Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng, đó là nhược điểm lớn, và thơ
mới nói chung buồn. Đó là nôi buồn của cả một thế hệ người trong xã hội thực
đân, nửa phong kiến ; nó thành ra nỗi buồn về số kiếp con người, cái buồn tưởng
như là bản chất của cuộc đời. Cũng có những bài thơ vui, những vần thơ vui, có cả
vài nhà thơ mà tâm hồn thiên về cảm xúc vui, nhưng bao trùm thơ mới có thể nói
là nỗi buồn day dứt, nỗi buồn của thế hệ. Nhưng cái buồn của thơ mới đâu có phải
đều là uỷ mị. Nỗi buồn của "con hổ nhớ rừng" là chan chứa hoài niệm về giang
san, đất nước chứ ! Nôi buồn trong bài Tràng giang không phải là lòng yêu quê
hương đó sao ? [...] Nhược điểm của thơ mới là thiếu khí phách cách mạng, nhưng
thơ mới là phong trào văn học phong phú, một phong trào sáng tạo đồi dào, có
nhiều yếu tố tích cực : lòng yêu quê hương đất nước đậm đà ; lòng yêu sự sống,
yêu con người ; bên cạnh cái buồn lại có chủ nghĩa lạc quan như là mạch nước ngầm
trong mát ; lòng trân trọng yêu mến cha ông, yêu mến quá khứ đẹp của đất nước,
giống nòi. Lại có những nhà thơ có cảm quan vũ trụ sâu sắc mà vấn nặng lòng đời.
Và tất cả các nhà thơ mới đều chung một tình yêu : yêu tiếng Việt, yêu tha thiết, da
điết, Chính lòng yêu tiếng Việt đó là một biểu hiện của lòng yêu nước.
Phong trào Thơ mới đã đóng góp nhiều về nghệ thuật thơ, đã đổi mới sự biểu hiện
cảm xúc mạnh, nghĩa là cảm xúc sâu thẳm về cuộc đời, về con người, về đất nước,
về thiên nhiên, về vạn vật. Thơ mới đã trau đồi tiếng Việt, làm cho ngôn ngữ thơ
Việt Nam uyển chuyển và hiện đại, biểu hiện được tất cả các màu sắc tâm hồn của
người Việt Nam ở thế kỉ này. Nếu không có phong trào Thơ mới thì cũng không
có ngôn ngữ thơ mới vừa súc tích, sắc bén, vừa uyển chuyển mượt mà, chứa đựng
nhiều năng lượng trữ tình cho những nhà thơ các thế hệ ra đời sau Cách mạng
tháng Tám để biểu hiện tư tưởng và tình cảm của mình.
Với những ưu điểm và nhược điểm của nó, thơ mới xứng đáng được mệnh
đanh là "một thời đại trong thi ca” như Hoài Thanh đã nói, một thời đại phong
phú, dồi dào sức sáng tạo của hồn thơ dân tộc”.
(Theo Huy Cận, Nhìn nhận lại một số hiện tượng vấn học, báo Mười giáo viên nhân dân, 1989)
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn