Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Nội Dung Chính

  1. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Biết kết hợp các thao tác lập luận trong làm văn nghị luận.

Biết vận dụng kết hợp một số thao tác lập luận trong làm văn nghị luận.

1. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.

NHẪN NHỊN - PHẨM CHẤT CỦA KẺ MẠNH

Nói đến nhẫn nhịn không ít người nghĩ ngay đến hình ảnh một kẻ yếu đuối
cúi đầu cam chịu một kẻ khác đang lăng nhục, xỉ vả mình. Đó là một cách hiểu
giản đơn, nông cạn. Nhẫn nhịn là phẩm chất lớn của con người được tôi luyện
trong thực tiến khắc nghiệt, làm cho nó trở thành kẻ mạnh. Đó là phẩm chất mà
con người có được trong cuộc chinh phục thiên nhiên, chỉnh phục xã hội và chỉnh
phục chính bản thân mình.
Trước thiên nhiên, con người là một sinh vật nhỏ bé. Người nông dân một
nắng hai sương, dựng nhà làm vườn, gieo trồng hoa màu. Một trận bão tràn qua,
nhà đổ, vườn tan, cánh đồng mất trắng. Người nông dân lặng lẽ nhặt nhạnh vật
liệu, dựng lại nhà, sửa sang vườn tược, trồng cây chống đói, chuẩn bị mùa sau.
Nhẫn nhịn sẽ thai nghén trí tuệ, nảy sinh sáng tạo. Từ phụ thuộc hoàn toàn vào
thiên nhiên, con người vươn tới chính phục thiên nhiên.
Xã hội là do các nhóm người, các cá nhân họp lại mà thành. Các nhóm người và
cá nhân khác nhau đủ thứ. Trong gia đình; muốn yên ấm, con cái nhẫn nhịn mẹ cha,
anh em nhẫn nhịn nhau, chị dâu nhẫn nhịn em chồng,... tự nhiên có được gia đình
đoàn tụ. Trong xã hội, muốn duy trì quan hệ tốt đẹp con người thường nhẫn nhịn,
tự kiểm chế. Nhẫn nhịn là chất keo kết dính mọi người, làm nảy sinh các phẩm
chất tốt đẹp như lòng vị tha, đức hi sinh, tình chung thuỷ, ý thức chuộng tín nghĩa.
Bất kì lúc nào người khác làm tổn thương mình, nhẫn nhịn là cách giải quyết tốt
đẹp nhất. Người xưa nói : "Nhịn nhất thời gió yên sóng lặng. Lùi một bước trời
biển mênh mông”. Người nông nổi không biết kiểm chế, thường đẩy các quan hệ
vào ngõ cụt, tạo thành những kết cục xấu. Quan hệ người và người vốn rất mong
manh. Một lời nói sơ suất, một cái nhìn chế nhạo nỗi đau người khác, một lần
phản bội, đều vô tình phá vỡ quan hệ và thai nghén các mâu thuẫn, xung đột. Kẻ
xúc phạm người khác là kẻ yếu và trước sau sẽ bị cô lập. 
Bản thân mỗi người cũng phải biết nhẫn nhịn. Muốn đi chơi nhưng việc chưa
xong, phải kìm nén ham muốn lại. Muốn học cao, giàu sang, nhưng thời cơ chưa
tới, đều phải đợi chờ. Con người sinh ra có số phận khác nhau. Người đẹp kẻ xấu,
người yếu kẻ khoẻ, có người không may lại bị tật nguyền. Mỗi người phải tự chấp
nhận thực tế của mình mà đi lên. Trong cùng một hoàn cảnh, người nhẫn nhịn chịu
thương chịu khó, phấn đấu liên tục, có lí tưởng cao đẹp, nghịch cảnh biến thành
thiên đường. Người không biết nhân nhịn thì nôn nóng đòi hỏi, bất chấp quy luật,
đi đâu cũng vấp, nghịch cảnh là địa ngục.
Nói gọn lại, nhẫn nhịn khiến con người từ bị động chuyển sang chủ động, từ
thế yếu chuyển sang thế mạnh, trong đắng cay nếm được vị ngọt ngào. Nhẫn nhịn
là học phí phải trả để có được thiên nhiên, xã hội và cả bản thân mình. Nhẫn nhịn
là phẩm chất của kẻ mạnh có tầm mắt nhìn xa".
(Theo Mạnh Chiêu Quân)
Câu hỏi 
a) Hãy cho biết các thao tác lập luận sử dụng trong văn bản.
b) Các thao tác lập luận kết hợp với nhau như thế nào để làm sáng tỏ vấn đề ?
2. Cho đề bài "Bàn về sự nôn nóng". Hãy lập dàn ý và cho biết có thể vận
dụng những thao tác lập luận nào để viết thành văn bản nghị luận.
Gợi ý : Nôn nóng là tâm lí sốt ruột, muốn có ngay cái mình không có. Đang
ốm yếu muốn khoẻ mạnh ngay, đang nghèo muốn giàu ngay, đang lạc hậu muốn
tiến bộ ngay, đang khổ muốn sướng ngay. Sự nôn nóng thường dẫn đến việc làm
bất chấp quy luật, pháp luật và dẫn đến đổ vỡ, thất bại...

Tin tức mới


Đánh giá

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 2

  1.  Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Hầu trời ( Tản Đà)
  3.  Thao tác lập luận bác bỏ
  4. Đọc thơ
  5. Nghĩa của câu
  6. Bài viết số 5 ( Nghị luận văn học)
  7. Vội vàng ( Xuân Diệu)
  8. Đây mùa thu tới ( Xuân Diệu)
  9. Thơ duyên ( Xuân Diệu)
  10. Xuân Diệu
  11.  Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  12. Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử)
  13. Tràng giang ( Huy Cận)
  14. Luyện tập về nghĩa của câu
  15. Tương tư ( Nguyễn Bính)
  16. Tống biệt hành ( Thâm Tâm)
  17. Chiều xuân ( Anh Thơ)
  18. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận văn học
  19. Trà bài viết số 5
  20. Bài viết số 6 ( Nghị luận văn học - Bài làm ở nhà)
  21. Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh
  22. Chiều tối ( Mộ - Hồ Chí Minh)
  23. Lai Tân ( Hồ Chí Minh)
  24. Đọc thêm: Giải đi sớm ( Tảo giải - Hồ Chí Minh)
  25. Luyện tập về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu
  26. Kiểm tra văn học
  27. Từ ấy ( Tố Hữu)
  28. Nhớ đồng ( Tố Hữu )
  29. Luyện tập về câu nghi vấn tu từ
  30.  Thao tác lập luận bình luận
  31. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây - Phan Chu Trinh)
  32. Một thời đại trong thi ca ( trích - Hoài Thanh)
  33. Trà bài viết số 6
  34. Đọc văn nghị luận
  35. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức ( Nguyễn An Ninh)
  36.  Phong cách ngôn ngữ chính luận
  37. Trà bài kiểm tra văn học
  38. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác ( Ăng-ghen)
  39.  Tóm tắt văn bản nghị luận
  40.  Bài viết số 7 ( Nghị luận xã hội)
  41. Đám tang lão Gô-ri-ô ( Trích Lão Gô-ri-ô - Ban-dắc)
  42.  Luyện tập về phong cách ngôn ngữ chính luận
  43. Luyện tập về thao tác lập luận bình luận
  44. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ - Huy - gô)
  45.  Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  46.  Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  47. Người trong bao ( Sê-khốp)
  48. Luyện nói: Thảo luận, tranh luận
  49. Trả bài viết số 7
  50. Tôi yêu em ( Pu-skin)
  51. Đọc thêm: Bài thơ số 28 (Ta-go)
  52. Ôn tập Làm văn ( Học kì II)
  53. Tiểu sử tóm tắt
  54. Ôn tập về Văn học ( Học kì II)
  55.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  56. Bài viết số 8 ( Kiểm tra tổng hợp cuối năm)
  57. Tổng hợp phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học
  58.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt ( Tiếp theo)
  59.  Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  60. Tổng kết phần văn học Việt Nam
  61. Tổng kết về Làm văn
  62. Trả bài viết số 8

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.