Nội Dung Chính
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Nắm được hiệu quả diễn đạt của câu nghỉ vấn tu từ.
Biết vận dụng hiểu biết nói trên vào việc đọc - hiểu văn bản và làm vấn.
1. Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
- NGUYỄN VŨ (lật đật và xọc xạch) - Kìa, thầy Cả.
VŨ NHƯ TÔ - Lạy Cụ lớn.
(1) Khám : nhà tù, nhà giam (tiếng miền Trung và miền Nam).
NGUYÊN VŨ - Thây có biết việc gì không ?
VŨ NHƯ TÔ - Bẩm Cụ lớn, không. Duy có bà Đan Thiêm đây vừa mới bảo
với chúng tôi rằng Nguyên Quận công làm phản.
NGUYỄN VŨ (hất hàm hỏi Đan Thiêm) - Thế nào ?
ĐAN THIỀM ~ Chúng tôi cũng không rõ. Nghe như Quận công làm phản.
(Nguyễn Huy Tưởng - Vữ Như T6)
— Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò ! (Tố Hữu - Nhớ đồng)
Về hiệu quả diễn đạt, câu nghi vấn trong đoạn trích thứ hai có gì khác so với
những câu nghi vấn trong đoạn trích thứ nhất ? Nếu cần diễn đạt hai câu thơ trên
bằng văn xuôi thì anh (chị) viết thế nào ?
2, Hãy nêu vai trò và tác dụng nghệ thuật của câu nghi vấn tu từ trong bài thơ
Nhớ đồng của Tố Hữu.
3. Đọc các đoạn trích sau, trả lời câu hỏi và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới.
— Những người này cố ý bưng tai cho đừng nghe thấy tiếng gọi phương xa. Họ
quyết giữ trọn nghĩa thuỷ chung với nàng thơ cũ. Nhưng họ đã bị ruồng rây mà
không hay. Có phải Nguyên Giang cũng ở trong bọn những người xấu số ấy ?
(Hoài Thanh — Một thời đại trong thị ca)
- Cái xã hội Âu chẳng ra Âu, Hán chẳng ra Hán này, há không phải bởi các
nhân vật giả đối Âu chẳng ra Âu, Hán chẳng ra Hán ấy múa bút khua lưỡi mà gây
nên ?
(Ngô Đức Kế - Luận về chánh học cùng tà thuyết Quốc văn — "Kim Vân Kiều” = Nguyễn Du)
a) Tìm hàm ý trả lời (khẳng định hay phủ định) trong mỗi câu nghi vấn tu từ thuộc từng đoạn trích trên.
b) Trong các hàm ý trả lời đó, có phần nội dung nào chung ?
c) Tìm trong thơ, văn những câu nghi vấn tu từ có phần nội dung chung tương tự như vừa thấy ở mục b.
d) Chuyển những câu nghỉ vấn tu từ trên đây thành câu trần thuật.
4. Đọc các đoạn trích sau, trả lời câu hỏi và thực hiện nhiệm vụ nêu ở đưới.
- Nói sao chẳng biết hổ thâm
Người ta há phải là cầm thú sao ?
(Nguyễn Đình Chiểu - Truyện Lục Vân Tiên)
~ Như trên kia đã nói, thái độ “nghệ thuật vị nghệ thuật” chỉ có một lí đo : là muốn thoát l¡ thực tế. Tuy vậy dẫu có thoát lỉ thực tế đi nữa, thì Sự thực vân là sự thực. Một người nằm trên giường bệnh có thể tưởng tượng là mình khoẻ và tự khắc khoẻ hay không ?
(Đặng Thai Mai - Văn học khái luận)
- Hán lắc đâu :
— Không được ! Ai cho tao lương thiện ? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này ? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết khóng !
(Nam Cao — Chí Phêẻo)
a) Tìm hàm ý trả lời (khẳng định hay phủ định) trong mỗi câu nghỉ vấn tu từ thuộc từng đoạn trích trên.
b) Trong các hàm ý trả lời đó, có phần nội dung nào chung ?
c) Tìm trong thơ, văn những câu nghỉ vấn tu từ có phần nội dung chung tương tự như vừa thấy ở mục b.
d) Chuyển những câu nghi vấn tu từ trên đây thành câu trần thuật.
5. Viết một đoạn văn, trong đó có dùng câu nghi vấn tu từ.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn