Nội Dung Chính
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
- Hiểu được khái niệm “nghĩa sự việc”, "nghĩa tình thái" — hai thành phần nghĩa của câu.
- Biết vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu vào việc phân tích và tạo lập câu.
I. NGHĨA SỰ VIỆC VÀ NGHĨA TÌNH THÁI
Trong bản dịch truyện ngắn "Vị hành" của Nguyễn Ái Quốc có câu:
(1a) Phải trả những nghìn rưỡi phơ-răng [... ].
Nếu viết lại thành:
(1b) Chỉ phải trả nghìn rưỡi phơ-răng [...].
hay:
(1c) Phải trả những nghìn rưỡi phơ-răng [... đấy].
Cả ba câu cùng biểu hiện một sự việc duy nhất. Tuy nhiên, xét về thái độ hay sự đánh giá của người nói, thì ba câu trên rất khác nhau: giá nghìn rưỡi phơ-răng đối với người nói câu (1a), là cao; trong khi đối với người nói câu (1b), là thấp; còn đối với người nói câu (1c), thì không chỉ cho giá đó là cao, mà còn có ý muốn người đối thoại đặc biệt lưu tâm đến điều ấy.
Như thế, có thể chia nghĩa của câu ra làm hai: thành phần phản ánh sự tình, gọi là nghĩa sự việc, và thành phần phản ánh thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc, hay đối với người đối thoại, gọi là nghĩa tình thái.
II. MỘT SỐ LOẠI NGHĨA TÌNH THÁI QUAN TRỌNG
Nghĩa tình thái rất phong phú, đến mức khó quy tất cả vào một số loại nhất định. Tuy nhiên, một cách khái quát, có thể nói đến hai trường hợp sau đây.
1. Nghĩa tình thái hướng về sự việc
Đây là loại nghĩa tình thái thể hiện thái độ và sự đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Trong loại nghĩa tình thái hướng về sự việc, đáng chú ý là những phân biệt sau:
a) Nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra hay chưa xảy ra
So sánh hai câu sau:
(2) Hắn vẫn phải doa nạt hay là giật cướp.
(3) Hắn nhặt một hòn gạch vỡ, toan đập đầu.
(Nam Cao - Chí Phèo)
Ta thấy ở câu (2), sự việc "doạ nạt”, "giật cướp” đã xảy ra rồi; còn trong câu (3), sự việc "đập đầu" chỉ mới là một dự định.
Xét hai câu:
(4) - Nếu làm con cháu mà quên gia phổ, thời chắc là con cháu bất hiếu.
(Phan Bội Châu — Người nước ta với sử nước ta)
(5) - Thưa thầy, giá nhà con khoẻ khoắn, thì nhà con chả dám kêu.
(Nguyễn Công Hoan - Tỉnh thần thể dục)
Nhờ có nếu, giá, ta hiểu người nói cho rằng các sự việc liên quan đều chỉ là giả thiết, chứ không phải là hiện thực; riêng câu (5) còn có thêm sắc thái ao ước.
b) Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc
Trong những câu sau:
(6) [...] chắc chắn mợ Du đã chết và những cảm tưởng về mợ chỉ càng thấm thía, tê tái trong tâm hồn tôi [... ].
(Nguyên Hồng - Mợ Du)
(7) Những dàn chùm sáo, chùm chìa vôi, chèo béo, chích choè, chào mào, tu hú, vít vịt,... hình như đã tản mát ra bốn phương trời mất tăm vào vô định.
(8) May ra đôi ba nơi có phong trào trồng tre chắn sóng ven triền đê...
(Băng Sơn)
Các từ ngữ chắc chắn, hình như, may ra đều chỉ khả năng xảy ra của sự việc, tuy có thể xếp các từ ngữ này theo một thang độ từ khả năng cao xuống khả năng thấp: chắc chắn → hình như → may ra.
c) Nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như là một đạo lí
Xét ví dụ:
(9) [Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài]. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước.
(Nguyễn Huy Tưởng - Vũ Như Tô)
Ta thấy "không thể" chỉ một nghĩa vụ, nói rộng ra, là một sự việc được nhận thức như là một đạo lí.
Việc phân biệt nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc với nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như là một đạo lí không phải bao giờ cũng dễ dàng - vì có trường hợp tiếng Việt dùng một cách biểu thị để chỉ cả hai thứ nghĩa tình thái. Chẳng hạn hai câu sau, một của Tí nói với cha mình là Trần Văn Sửu và một của Trần Văn Sửu nói với Tí:
(10) — [Theo lời cha tính đó thì cha còn sống mà cũng như cha chết]. Phải giấu tên giấu họ hoài, con đến thăm cũng phải núp lén, không dám đến chán chường.
(11) — Cha tính phải làm như vậy mới xong, con phải nghe lời cha mà trở về đi.
(Hồ Biểu Chánh — Cha con nghĩa nặng)
Để xác định phải ở hai câu trên chỉ nghĩa tình thái nào, ta cần xét đến những yếu tố thuộc ngữ cảnh. Nhờ đó, có thể thấy "phải" ở câu (10) biểu thị sự tất yếu về mặt nhận thức, tức là nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc: Tí đau đớn thấy rằng để cha được an toàn, không tránh được việc phải lén lút khi đến thăm cha. Trong khi đó, ở câu (11), "phải" chỉ một tất yếu về mặt nghĩa vụ, tức là nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như là một đạo lí: Trần Văn Sửu khuyên con nên trở về nhà, chứ không được đi theo cha.
2. Nghĩa tình thái hướng về người đối thoại
Đây là loại nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với người đối thoại. Trong tiếng Việt, nghĩa tình thái hướng về người đối thoại thường được biểu đạt nhờ các từ ngữ tình thái cuối câu. Chẳng hạn, nếu viết lại câu sau đây của bá Kiến nói với người làng đang xúm lại xem Chí Phèo rạch mặt ăn vạ:
(12a)
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn