Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ - Huy - gô) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Hiểu tình cảm yêu, ghét của Huy-gô đối với các nhân vật trong đoạn trích.

Nắm được nghệ thuật tỉnh tế tác giả sử dụng trong việc tạo dựng tình huống và khắc hoạ nhân vật.

TIỂU DẪN

1. Huy-gô
- Vích-to Huy-gô (Victor Hugo, 1802 -hinh-anh-nguoi-can-quyen-khoi-phuc-uy-quyen-trich-nhung-nguoi-khon-kho-huy-go-4679-0


1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà
soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của
Pháp). Ông sinh ra và lớn lên sau khi
Cách mạng 1789 đã thành công, song
thế lực và những tàn dư của chế độ
phong kiến vẫn còn. Cha ông là một
tướng ïinh cách mạng, nhưng mẹ ông
lại là người mang nặng tư tưởng bảo
hoàng. Tài năng thơ của Huy-gô bộc lộ
sớm từ khi còn đi học : mười lăm tuổi
được Viện Hàn lâm khích lệ, hai mươi
` tuổi, in tập thơ đầu tay. Nhưng nhà thơ
l trẻ những năm tháng ấy chịu ảnh
hưởng giáo dục của mẹ, cũng đứng về
phía bảo hoàng, đồng thời hướng theo
thần tượng Sa-tô-bri-ăng).

(1) Chủ nghĩa lãng mạn Pháp xuất hiện sau Cách mạng 1789 và phát triển chủ yếu vào nửa đầu thế kỉ XIX. :
(2) Sa-tô-bri-ăng (Francois - René de Chateaubriand, 1768 - 1848) : nhà văn lãng mạn Pháp.

Tư tưởng Huy-gô chuyển biến mạnh mẽ cùng với các phong trào cách
mạng diễn ra sôi động ở Pháp suốt thế kỉ XIX. Vài năm trước khi cuộc
Cách mạng tháng Bảy 18301) nổ ra, ông từ bỏ tư tưởng bảo hoàng và trở
thành chủ soái của dòng văn học lãng mạn tích cực với nhiều tác phẩm thơ,
kịch, tiểu thuyết đặc sắc.
Năm 1851, ông đứng về phía nền Cộng hoà, kịch liệt chống lại sự kiện
Sác-lơ Lu-i Bô-na-pác tiến hành cuộc đảo chính, lên làm Hoàng đế ; và bắt
đầu cuộc sống lưu vong suốt mười chín năm, khi ở Bỉ, khi ở mấy hòn đảo
ngoài khơi nước Anh. Đây là thời kì xuất hiện nhiều kiệt tác của ông.
Năm 1870, khi nền Cộng hoà được khôi phục, Huy-gô trở về nước với sự
đón tiếp nồng nhiệt của dân chúng. Năm sau (1871), Công xã Pa-ri nổ ra, tồn
tại được bảy mươi hai ngày rồi bị đàn áp đẫm máu, ông dũng cảm lên tiếng
bênh vực và xin ân xá cho các chiến sĩ Công xã, tuy trước đó ông không tán
thành đường lối cách mạng của Công xã.
Có thể nói tư tưởng của Huy-gô đã chuyển biến "từ bóng tối ra ánh sáng”
như chữ dùng của ông trong Những người khốn khổ.
Huy-gô thành công trên nhiều thể loại, nhưng trước hết ông là một nhà thơ
với hàng loạt tập thơ trải dài trong suốt cuộc đời, tiêu biểu như Lá fhu (1831),
Trừng phạt (1853), Mặc tưởng (1856),...
Cùng với sáng tác thơ, ông viết tiểu thuyết từ khi còn trẻ cho đến lúc về già ;
nhiều tác phẩm không xa lạ với chúng ta như Nhà thờ.Đức Bà Pa-ri (1831),
Những người khốn khổ (1862),... Trái lại, kịch lãng mạn của Huy-gô chủ yếu
tập trung vào những năm ba mươi, tiêu biểu nhất là Héc-na-ni (1830), vở kịch
đã gây sóng gió trên sân khấu thời bấy giờ.
2. Tiểu thuyết Những người khốn khổ
Cốt truyện được đặt vào thời gian mấy chục năm đầu thế kỉ XIX.
Giăng Van-giăng là người lao động nghèo khổ vì đập vỡ tủ kính lấy cắp một
chiếc bánh mì để nuôi cháu mà dẫn đến mười chín năm tù khổ sai. Ra tù, nhờ
sự cảm hoá của giám mục Mi-ri-en, ông trở thành người tốt sau khi phạm thêm
tội cướp đồng hào của bé Giéc-ve. Ông đổi tên là Ma-đơ-len, mở nhà máy, trở
nên giàu có, luôn giúp đỡ mọi người và được cử làm thị trưởng một thành phố
nhỏ. Nhưng thanh tra mật thám Gia-ve dưới quyền ông vẫn nghi ngờ, rình mò,
theo dõi. Phăng-tin là người phụ nữ gặp nhiều oan trái, làm việc trong xưởng

(1) Cách mạng tháng Bảy 1830 : cuộc cách mạng chấm đứt mười lãm năm chế độ phong kiến phục hồi (thời kì Trung hưng, 1815 - 1830) sau khi bị lật đổ trong Cách mạng 1789.
(2) Sác-lơ Lu-i Bô-na-pác (Charles - Louis Bonaparte, 1808 - 1873) : cháu của Na-pô-lê-ông (Napoléon lI), lên làm Hoàng đế, lấy hiệu là Na-pô-lê-ông II (Napoléon II). máy của ông, vì có con hoang là Cô-dét mà bị mụ giám thị sa thải, phải gửi con cho hai vợ chồng gã chủ quán lưu manh Tê-nác-đi-ê, rồi làm

gái điếm để lấy tiền nuôi thân và nuôi con ; chị phản ứng lại gã tư sản Ba-ma-ta-boa
trêu chọc tàn nhẫn trong lúc chị đang đau ốm, liền bị Gia+ve bắt bỏ tù, may
nhờ có Ma-đơ-len can thiệp mới được thoát nạn, rồi lại được Ma-đơ-len đưa
vào nằm ở bệnh xá. Đang lúc hết lòng cứu giúp Phăng-tin, Ma-đơ-en lại quyết
__ định ra toà tự thú để cứu Săng-ma-chi-ơ bị bắt oan. Ông trở lại với tên thật của
mình (xem Người cầm quyền khôi phục uy quyền), vào tù, rồi lại vượt ngục,
tìm đến chuộc bé Cô-dét đang sống khổ sở tại nhà Tê-nác-đi-ê, giữ lời hứa với
Phăng-tin lúc chị qua đời. Ông đưa Cô-dét lên Pa-ri, sống lẩn trốn nhiều năm.
Một cuộc khởi nghĩa của nhân dân dựng chiến luỹ chống lại chính quyền tư
sản nổ ra ở Pa-ri vào tháng sáu năm 1832 được miêu tả hết sức hào hùng
với nhiều hình tượng hư cấu đẹp như chàng sinh viên Ăng-giôn-rát, cụ già
Ma-bớp, chú bé Ga-vơ-rốt,... Giăng Van-giăng cũng có mặt trên chiến luỹ. Ông
cứu sống Ma-ri-uýt, người yêu của Cô-dét và tha chết cho Gia-ve. Sau khi
cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, ông vun đắp cho tình yêu của Ma-ri-uýt với Cô-dét
và cuối cùng chết trong cảnh cô đơn.
Từ ngày ông thị trưởng gỡ cho Phăng-tin thoát khỏi Gia-ve, chị không gặp lại
hắn lần nào. Đầu óc ốm yếu của chị không hiểu được gì, nhưng chị tin là hắn đến
để bắt chị. Chị không thể chịu đựng được bộ mặt gớm ghiếc ấy, chị thấy như chết
lịm đi, chị lấy tay che mặt và kêu lên hãi hùng :
- Ông Ma-đơ-len, cứu tôi với !
Giăng Van-giăng — từ giờ chúng ta sẽ không gọi ông bằng cái tên nào khác —
đứng dậy. Ông bảo Phăng-tin bằng một giọng hết sức nhẹ nhàng và điểm tĩnh :
- Cứ yên tâm. Không phải nó đến bắt chị đâu.
Rồi ông quay lại nói với Gia-ve :
- Tôi biết là anh muốn gì rồi.
Gia-ve đáp :
- Mau lên! 
Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy có cái gì man rợ và điên cuồng. [...]
Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm.
Hắn không làm như thường lệ. Hán không mào đầu gì cả ; hắn không chìa tờ
trát truy nã ra. Hắn coi Giăng Van-giăng như một địch thủ bí hiểm và không sao
bắt được, một đô vật lạ lùng hắn ôm ghì đã năm năm mà không thể quật ngã. Lần
này tóm được không phải là bát đầu mà là kết thúc. Hắn chỉ bảo : Mau lên Ì
Hắn cứ đứng lì một chỗ mà nói ; hắn phóng vào Giăng Van-giăng cặp mắt
nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ
khốn khổ. :
Chính cái nhìn ấy hai tháng trước đây Phăng-tin đã thấy nó đi thấu vào đến tận
Xương tuỷ.
Nghe thấy tiếng Gia-ve, Phăng-tin lại mở mắt ra. Nhưng ông thị trưởng vẫn
đứng đó. Chị còn sợ gì nữa 2
Gia-ve tiến vào giữa phòng và hét lên :
- Thế nào ! Mày có đi không ?
Người đàn bà khốn khổ nhìn quanh. Chẳng có ai ngoài bà xơ và ông thị
trưởng. Thế thì nó mày tao thô bỉ với ai ? Chỉ là với chị. Chị rùng mình.
._ Rồi chị trông thấy một sự lạ lùng, đến mức ngay trong những cơn sốt mê sảng
hãi hùng nhất chị cũng chưa từng thấy một chuyện tương tự.
Chị thấy tên mật thám Gia-ve nắm lấy cổ áo ông thị trưởng ; chị thấy ông thị
trưởng cúi đâu. Chị tưởng như cả thế giới đang tiêu tan.
Đúng là Gia-ve đã túm lấy cổ áo Giăng Van-giăng.
~ Ông thị trưởng ơi ! Phăng-tin kêu lên. _
Gia-ve phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng..
~ Ở đây làm gì còn có ông thị trưởng nữa ! |
Giăng Van-giăng không cố gỡ bàn tay hắn nắm cổ áo ông ra. Ông nói : :
— Gia-ve...
Gia-ve ngắt lời ông :
— Gọi ta là ông thanh tra.
— Thưa ông, Giăng Van-giăng nói, tôi muốn nói riêng với ông câu này.
— Nói to ! Nói to lên ! Gia-ve đáp ; ai nói với ta thì phải nói to !
Giăng Van-giăng vẫn thì thầm :
— Tôi cầu xin ông một điều...
— Ta bảo mày nói to lên cơ mà.
- Nhưng điều này chỉ một mình ông nghe được thôi...
- Ta cần gì điều đó ? Ta không thèm nghe !
Giăng Van-giăng ghé gần hắn và hạ giọng nói thật nhanh :
- Xin ông thư cho ba ngày ! Ba ngày để đi tìm đứa con cho người đàn bà
đáng thương kia ! Phải trả giá thế nào tôi cũng chịu. Nếu muốn, ông cứ đi kèm tôi
cũng được.
— Mày nói giỡn ! Gia-ve kêu lên. Chà chà ! Tao không ngờ mày lại ngốc thế !
Mày xin tao ba ngày để chuồn hả ! Mày bảo là để đi tìm đứa con cho con đĩ kia !
Á à! Tốt thật ! Tốt thật đấy !
Phäng-tin run lên bần bật.
- Con tôi ! Chị kêu lên. Đi tìm con tôi ! Thế ra nó chưa đến đây  Bà xơ ơi ! Cho
tôi biết con Cô-đét đâu. Tôi muốn con tôi ! Ông Ma-đơ-len ơi ! Ông thị trưởng ơi !
Gia-ve giậm chân :
- Giờ lại đến lượt con này ! Đồ khỉ, có câm họng không ? Cái xứ chó đều gì mà
bọn tù khổ sai làm ông nọ ông kia, còn lù gái điểm được chạy chữa như những bà
hoàng ! Nhưng này ! Sẽ thay đổi hết ; đã đến lúc rồi đấy !
Hắn nhìn Phăng-tin trừng trừng, lại túm một túm lấy cổ áo và ca-vát của
Giăng Van-giăng, nói thêm :
- Tao đã bảo không có ông Ma-đơ-len, không có ông thị trưởng nào cả. Chỉ có
một tên kẻ cắp, một tên kẻ cướp, một tên tù khổ sai là Giãng Van-giäng ! Tao bắt
được nó đây này ! Chỉ có thế thôi !
Phăng-tin chống hai bàn tay và hai cánh tay cứng đơ vùng nhốm dậy, chị nhìn
Giăng Van-giăng, chị nhìn Gia-ve, chị nhìn bà xơ, chị há miệng như muốn nói, từ
trong họng thốt ra tiếng rên, răng đánh vào nhau cầm cập, chị hoảng hốt glơ tay
lên, hai bàn tay cố sức mở ra tìm chỗ bám như người rơi xuống nước đang chới
với, rồi chị bông ngã vật xuống gối. Đầu chị đập vào thành giường rồi ngoẹo
xuống ngực, miệng há hốc, hai mắt mở to và lờ đờ.
Phăng-tin đã tấtthở.
Giăng Van-giăng để tay lên bàn tay Gia-ve đang túm lấy ông, cậy bàn tay ấy
ra như cậy bàn tay trẻ con và bảo hắn :


(1) Trước đó, Giăng Van-giäng nói dối để làm yên lòng Phăng-tin là ông đã cho đón Cô-đét
về rồi.


— Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó.
- Đừng có lôi thôi ! Gia-ve phát khùng hét lên. Tao không đến đây để nghe lí sự.
Dẹp những cái đó lại. Lính tráng đang ở dưới nhà. Đi ngay, không thì cùm tay lại !
Trong góc phòng có chiếc giường sắt cũ đã ọp ẹp, dùng để các bà xơ ngả lưng
những hôm phải trực đêm. Giăng Van-giăng đi tới, giật gẫy trong chớp mắt chiếc
giường cũ nát, việc làm chẳng khó khăn gì đối với những cơ bắp như của ông, ông
cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay và nhìn Gia-ve trừng trừng, Gia-ve lùi
ra phía cửa. _
Giăng Van-giăng tay vẫn cầm thanh sắt, từ từ đến bên giường Phăng-tin. Đến
nơi, ông quay lại nói với Gia-ve, bằng một giọng cố ý mới nghe rõ : _
— Tôi khuyên anh đừng quấy rây tôi lúc này.
Sự thật là Gia-ve run sợ.
Hắn định đi gọi lính tráng, nhưng lo Giăng Van-giăng thừa cơ trốn mất. Hấn
đành đứng lại, tay nắm lấy đầu can, lưng tựa vào khung cửa, mắt không rời Giăng
Van-giăng.
Giăng Van-giăng tì khuỷu tay lên thành giường, bàn tay đỡ lấy trán, ngắm
Phăng-tin nằm dài không nhúc nhích. Ông ngồi như thế, mải miết, yên lặng, rõ
._ ràng chăng nghĩ đến điều gì trên đời này nữa. Trong nét mặt và dáng điệu ông chỉ
thấy một nỗi thương xót khôn tả. Mơ màng một lúc lâu, ông mới cúi ghé lại gần và
thì thầm bên tai Phăng-tin.
Ông nói gì với chị ? Người đàn ông bị ruồng bỏ ấy có thể nói gì với người đàn
bà đã chết ? Những lời ấy là lời gì vậy ? Chẳng ai trên thế gian này nghe được. Kẻ
đã chết có nghe thấy không ? Có những ảo tưởng cảm động, có thể là những sự
thực cao cả. Điều mà chẳng ai nghi ngờ là bà xơ Xem-pli-xơ, người độc nhất
chứng kiến cảnh ấy, thường kể lại rằng lúc Giăng Van-giăng thì thầm bên tai
Phăng-tin, bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi
nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết.
Giảng Van-giăng lấy hai tay nâng đâu Phăng-tin lên, đặt ngay ngắn giữa gối
như một người mẹ sửa sang cho con. Ông thất lại dây rút cổ áo chị, vén gọn mớ
tóc vào trong chiếc mũ vải. Rồi ông vuốt mắt cho chị.
Lúc ấy gương mặt Phảng-tin như sáng rỡ lên một cách lạ thường.
Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại.
Bàn tay Phăng-tin buông thõng ngoài giường. Giăng Van-giăng quỳ xuống
trước bàn tay ấy, nhẹ nhàng nâng lên và đặt vào đấy một nụ hôn.
Rồi ông đứng dậy, quay về phía Gia-ve và nói :
- Giờ thì tôi thuộc về anh.
(Những người khốn khổ, Phân thứ nhất.

Theo bản dịch của nhóm LÊ QUÝ ĐÔN, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1958)

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Xem xét người cầm quyền” ở đây ứng với nhân vật nào để xác định ba phần
của bài này. Đặt tiêu đề cho từng phần và nêu bật tình huống đây kịch tính.
2. Tìm hiểu nhân vật Gia-ve (bộ dạng, ngôn ngữ, hành động, thái độ trước người
bệnh, thái độ trước người chết,...) để chứng minh nhà văn có dụng ý nghệ thuật
miêu tả hắn như một con thú.
3. Phân tích tình cảm của Giảng Van-giäng đối với Phãng-tin qua những lời lẽ và
hành động tình tế với các nhân vật trong đoạn trích.
4. Hãy lí giải các chỉ tiết nụ cười trên đôi môi và gương mặt rạng rỡ của Phăng-tin
sau khi chị đã chết.

BÀI TẬP NÂNG CAO

Tấm lòng của Huy-gô đối với những người khốn khổ trong đoạn trích
Người câm quyền khôi phục uy quyền.
Bài tham khảo

CHÂN DUNG GIA-VE

Mũi Gia-ve tẹt có hai lỗ sâu hoắm ; hai bên má hắn có hai chòm râu rậm mọc ngược
lên đến chân mũi. Lần đầu nhìn hai cái rừng ấy và hai cái hang ấy, ai cũng thấy khó chịu.
Khi hắn cười — nghĩa là hoạ hoằn lắm và dễ sợ lắm — khi hắn cười thì đôi môi mỏng dính
dang ra, phơi bày nào răng nào lợi. Lúc ấy, xung quanh cái mũi là cả một vết nhăn nhúm
man rợ, trông như mõm ác thú. Gia-ve mà nghiêm nét mặt thì là một con chó dữ. Khi cười
thì lại là một con cọp. Lại còn cái trán hẹp, cái hàm bạnh, tóc toả xuống tận lông mày,
giữa hai con mắt lúc nào cũng có một vết nhíu trông như luôn luôn giận đữ, tia mắt tối
lảm, miệng thì mím lại một cách khắc nghiệt đáng sợ, cả người hắn toát ra một vẻ oai
nghiêm tàn ác. [...]
(*) Tên bài do người biên soạn đặt.
Tất cả con người Gia-ve thể hiện sự rình mò, lén lút... Không thấy trán vì cái mũ sùm
sụp ; không thấy mắt vì lông mày rậm, không thấy cằm vì chiếc khăn quàng quấn kín cổ,
không thấy tay vì tay thọc vào túi áo rộng, không thấy gậy vì gậy giấu dưới áo. Khi cần
đến thì đột nhiên mọi cái ấy từ trong bóng tối xông ra như một đoàn quân phục kích :
cái trán hẹp và gồ, con mắt ác, cái cằm khiếp người, hai bàn tay hộ pháp và chiếc dùi cui
to tướng.
Những lúc rỗi rãi, mà Gia-ve ít khi rỗi, hắn có đọc sách tuy ghét sách vở. Bởi thế hắn
không đến nỗi là người dốt lắm. Cứ nghe văn nói cầu kì của hắn thì biết.
Hắn không có một tật xấu gì. Khi nào đắc ý thì hắn tự thưởng cho mình một môi
thuốc lá. Người hắn còn có chút gần nhân loại là ở chỗ đó.
(Những người khốn khổ, Phần thứ nhất.
Theo bản địch của nhóm LÊ QUÝ ĐÔN, Sđd)

TRI THỨC ĐỌC - HIỂU

Tiểu thuyết hiện đại
Mặc dù hình thức tiểu thuyết đã có từ xưa ở phương Tây kể những chuyện hư cấu li kì như
Con lừa vàng của A-pu-lây(?, Gác-găng-chuy-a và Păng-ta-gruy-en của Ra-bơ-let2) hay tiểu thuyết.
truyền kì, tiểu thuyết chương hồi ở Trung Quốc, nhưng tiểu thuyết hiện đại, có ý kiến cho là bắt
đầu với tác phẩm Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét ở Tây Ban Nha (thế kỉ XVI), có ý kiến cho là bắt đầu
với tác phẩm Rô-bin-xơn Cru-xô của Đi-phô ở nước Anh (thế kỉ XVIII).
Tiểu thuyết hiện đại vẫn có cốt truyện, nhân vật, chỉ tiết gây hồi hộp, đợi chờ cho người đọc,
song câu chuyện ở đây được kéo dài với việc khắc hoạ hoàn cảnh, phân tích tâm lí, giới thiệu phong
tục, trình bày lịch sử,... làm cho tiểu thuyết trở thành một bộ bách khoa thư của đời sống. Hình thức
văn xuôi còn cho phép nhà văn miêu tả các loại ngôn ngữ của hiện thực sống động.
Tiểu thuyết hiện đại có nhiều loại xuất hiện trong lịch sử. Có loại tiểu thuyết xã hội như tác phẩm
của Ban-dắc, Huy-gô,... chú trọng thể hiện quan hệ con người với hoàn cảnh, bày tỏ quan điểm một
cách kín đáo hoặc công khai. Có loại tiểu thuyết lịch sử như của xcốtÈ), một số tác phẩm của
L. Tôn-xtôi,... chú trọng tái hiện sự kiện và nhân vật lịch sử kết hợp với hư cấu, nêu ra các bài
học nhận thức về lịch sử. Có loại tiểu thuyết tư liệu, tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết võ hiệp,...
Tiểu thuyết là hình thức thể loại không ngừng vận động, đổi thay, không đông cứng trong một hình
thức cố định.
Tiểu thuyết hiện đại Việt Nam bắt đầu hình thành từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, tác giả tiêu
biểu là Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách.
(1) A-pu-lây (Apuleius, khoảng năm 125 - 180) : nhà văn La Mã.
(2) Ra-bơ-le (Francois Rabelais, 1494 - 1553) : nhà văn Pháp.
(3) Xcốt (Waltes Scott, 1771 - 1832) : nhà văn Anh. 

Tin tức mới


Đánh giá

Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ - Huy - gô) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 2

  1.  Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Hầu trời ( Tản Đà)
  3.  Thao tác lập luận bác bỏ
  4. Đọc thơ
  5. Nghĩa của câu
  6. Bài viết số 5 ( Nghị luận văn học)
  7. Vội vàng ( Xuân Diệu)
  8. Đây mùa thu tới ( Xuân Diệu)
  9. Thơ duyên ( Xuân Diệu)
  10. Xuân Diệu
  11.  Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  12. Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử)
  13. Tràng giang ( Huy Cận)
  14. Luyện tập về nghĩa của câu
  15. Tương tư ( Nguyễn Bính)
  16. Tống biệt hành ( Thâm Tâm)
  17. Chiều xuân ( Anh Thơ)
  18. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận văn học
  19. Trà bài viết số 5
  20. Bài viết số 6 ( Nghị luận văn học - Bài làm ở nhà)
  21. Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh
  22. Chiều tối ( Mộ - Hồ Chí Minh)
  23. Lai Tân ( Hồ Chí Minh)
  24. Đọc thêm: Giải đi sớm ( Tảo giải - Hồ Chí Minh)
  25. Luyện tập về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu
  26. Kiểm tra văn học
  27. Từ ấy ( Tố Hữu)
  28. Nhớ đồng ( Tố Hữu )
  29. Luyện tập về câu nghi vấn tu từ
  30.  Thao tác lập luận bình luận
  31. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây - Phan Chu Trinh)
  32. Một thời đại trong thi ca ( trích - Hoài Thanh)
  33. Trà bài viết số 6
  34. Đọc văn nghị luận
  35. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức ( Nguyễn An Ninh)
  36.  Phong cách ngôn ngữ chính luận
  37. Trà bài kiểm tra văn học
  38. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác ( Ăng-ghen)
  39.  Tóm tắt văn bản nghị luận
  40.  Bài viết số 7 ( Nghị luận xã hội)
  41. Đám tang lão Gô-ri-ô ( Trích Lão Gô-ri-ô - Ban-dắc)
  42.  Luyện tập về phong cách ngôn ngữ chính luận
  43. Luyện tập về thao tác lập luận bình luận
  44. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ - Huy - gô)
  45.  Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  46.  Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  47. Người trong bao ( Sê-khốp)
  48. Luyện nói: Thảo luận, tranh luận
  49. Trả bài viết số 7
  50. Tôi yêu em ( Pu-skin)
  51. Đọc thêm: Bài thơ số 28 (Ta-go)
  52. Ôn tập Làm văn ( Học kì II)
  53. Tiểu sử tóm tắt
  54. Ôn tập về Văn học ( Học kì II)
  55.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  56. Bài viết số 8 ( Kiểm tra tổng hợp cuối năm)
  57. Tổng hợp phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học
  58.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt ( Tiếp theo)
  59.  Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  60. Tổng kết phần văn học Việt Nam
  61. Tổng kết về Làm văn
  62. Trả bài viết số 8

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.