Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUÁ CẦN ĐẠT

Hiểu được hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kf), từ đó hiểu thêm quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh.

Nắm được nội dung tư tưởng cơ bản, đặc điểm về bút pháp và phong cách nghệ thuật của tập thơ.

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA NHẬT KÍ TRONG TÙ

Ngày 28 - 1 - 1941, sau ba mươi năm hoạt hinh-anh-nhat-ki-trong-tu-cua-ho-chi-minh-4655-0

động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày 13 - 8 - 1942, Nguyễn Ái Quốc lúc này lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường đi Trung Quốc với danh nghĩa đại biểu của
Việt Nam độc lập đồng minh hội( và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ, ngày 27 - 8 - 1942, vừa tới xã Túc Vinh, thuộc huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây thì Người bị bọn hương cảnh Trung Quốc bất giữ vì bị tình nghi là "Hán gian". Chúng giam cầm và đày đoạ Người rất dã man trong mười ba tháng, giải qua giải lại gần mười tám nhà giam của mười ba huyện.

Trong điều kiện bị giam cầm, chờ đợi ngày được trả lại tự do, Hồ Chí Minh đã làm thơ để giải trí đồng thời để tỏ ý chí và trang trải nỗi lòng :

(1) Việt Nam độc lập đồng nủnh hội (gọi tắt là Việt Minh) : mặt trận do Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Pác Bó năm 1941.

(2) Hương cảnh : cảnh sát ở làng xã.

(3) "Hán gian" : ở đây chỉ người Hán làm tay sai cho Nhật ~ lúc này phát xít Nhật đang xâm lược Trung Quốc.

Ngâm thơ ta vốn không ham,
Nhưng vì trong ngục biết làm chỉ đây ;

Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.

(Mở đâu tập "Nhật kí ")
Đến ngày 10 - 9 - 1943, Người được trả tự do và tập nhật kí kết thúc.

II . MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ TẬP THƠ

Tập thơ gồm 134 bài thơ chữ Hán (bao gồm cả bài đề từ ở trang đầu).

Xét về thời gian làm thơ, thì trong mười ba tháng ở tù, bốn tháng đầu (căn cứ
vào thời điểm ghi dưới bài thơ) tác giả viết 103 bài, chín tháng còn lại chỉ làm
có 31 bài.

Xét về thể thơ, trong 134 bài, trừ 8 bài làm theo các thể khác, còn lại 126 bài
đều là thơ tứ tuyệt. Có thể nói đây là tập thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.

Xét về đề tài, tập thơ có bốn đề tài chính : a) Phê phán những hiện tượng
ngang trái trong xã hội và trong nhà tù Trung Quốc, b) những nỗi niềm và tâm
trạng của nhà thơ, c) những giãi bày về nhiệm vụ sang Trung Quốc vì mục đích
cách mạng mà bị bắt oan, d) những bài thơ thù tiếp. Hai đề tài a và b chiếm tỉ lệ
cao nhất, là nội dung chính của tập thơ.

Tập thơ đã được dịch ra tiếng Việt và in lần đầu vào năm 1960. Tập thơ cũng
được in ở Trung Quốc và được dịch ở các nước Nga, Mông Cổ, Ba Lan, Anh,
Pháp, Hung-ga-ri, Nhật Bản, I-ta-li-a, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Mĩ, Đức, Lào,
Thái Lan, Hàn Quốc,...

III - NỘI DỤNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM

1. Bức tranh nhà tù và một phần xã hội Trung Hoa dân quốc

Một nội dung của tập nhật kí là những ghi chép về những điều tai nghe mắt
thấy hằng ngày của tác giả trong nhà tù và trên đường chuyển lao, đem đến cho
nhiều bài thơ tính hướng ngoại và yếu tố tự sự, tả thực. Nhờ thế, tác phẩm đã tái
hiện được bộ mặt đen tối của nhà tù Quốc dân đảng Trung Quốc rất tỉ mỉ, chỉ tiết
như một cuốn phim tư liệu có sức phê phán mạnh mẽ. Rộng hơn nữa, tập thơ còn
cho thấy một phần của tình trạng xã hội Trung Quốc những năm 1942 - 1943.

hinh-anh-nhat-ki-trong-tu-cua-ho-chi-minh-4655-1

Trang bìa :
Chữ Hán hàng trên : Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù).
Hai dòng chữ số : ghi ngày tháng đúng với ngày Hồ Chí Minh bị bắt và ngày được tha. Riêng chữ số
ghi năm có khác so với con số ghi ở trang cuối sách, có thể là một cách nguy trang của tác giả.
Bốn dòng chữ Hán tiếp theo là bài thơ năm chữ, dịch ra tiếng Việt :

Thân thể ở trong lao,
Tỉnh thần ở ngoài lao ;
MMuốn nên sự nghiệp lớn,
Tỉnh thần càng phải cao.

(Nam Trân dịch)
Trang cuối : ghỉ bài Kết luận kết thúc tập thơ :
Sáng suối, nhờ ơn Hầu chủ nhiệm,
Tự do trở lại với ta rồi ;
"Ngục trung nhật kí" từ đây dứt,
Tái tạo ơn sâu, cảm tạ người.
(Khương Hữu Dụng dịch)

Ở đây, bút pháp châm biếm được sử dụng rộng rãi với nhiều cung bậc và
giọng điệu khác nhau : khi thẳng thừng bốp chát, khi giễu cợt nhẹ nhàng, khi
mỉa mai, chua chát, cười đấy mà cay đắng, đau xót, v.v. Nhìn chung, nhà thơ
không dùng lối đao to búa lớn, nhưng những đòn châm biếm thường rất sâu sắc,
thấm thía :

- Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh ;
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.
(Lai Tân)
-. Oa..!Oa..!Oaa... !
Cha sợ sung quân cứu nước nhà ;
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi,
Phải theo mẹ đến ở nhà pha.
(Cháu bé trong ngục Tân Dương, 22 - !I)
- Nghĩ việc trên đời kì lạ thật,
Cùm chân sau trước cũng tranh nhau.
(Cái cùm)
- Tự do, thử hỏi đâu là ?

Lính canh trỏ lối thẳng ra công đường.
Giết thanh mình)

2. Bức chân dung tự hoạ của Hồ Chí Minh

Một nội dung khác quan trọng hơn của M/đr kí trong tù là những ghi chép về
tâm sự của tác giả — một thứ nhật kí trữ tình độc đáo, có tính hướng nội sâu sắc.
Nhờ vậy, qua tập thơ, người đọc thấy hiện lên rõ nét bức chân dung tự hoạ của
Hồ Chí Minh - hình tượng chính của tập thơ.

a) Đó là một tấm gương nghị lực phi thường, một bản lĩnh vĩ đại, không gì có
thể lung lạc được, đúng là “Thân thể ở trong lao - Tinh thần ở ngoài lao”.

Một con người có thể vượt lên rất cao trên mọi đau đớn thể xác, phong thái
ung dung, tâm hồn thanh thoát, thậm chí tươi tắn, trẻ trung trong mọi tình huống :

- Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ ;

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Ngắm trăng)
- Hôm nay xiềng sắt thay dây trói,
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung ;
Tuy bị tình nghỉ là gián điệp,
Mà như khanh tướng về ung dung.
(Đi Nam Ninh)

Tỉnh thần ấy tạo nên ở nhiều bài thơ sự chuyển mạch bất ngờ và thú vị — câu
đầu, phần đầu là "Thân thể ở trong lao", là người tù ; câu sau, phần sau là "Tinh thần
ở ngoài lao”, là thi sĩ:

Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh,
Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình ; .
Làng xóm ven sông đông đúc thế,
Thuyền câu rễ sóng nhẹ thênh thênh.
(Giữa dường đáp thuyền đi Ung Ninh)

b) Đó là một tâm hồn yêu nước thiết tha và khao khát tự do ("Đau khổ chỉ
bằng mất tự do"), thực chất là khao khát chiến đấu ("Xót mình giam hãm trong tù
ngục - Chưa được xông ra giữa trận tiền").

Những ngày tháng trong tù, con người ấy không lúc nào không hướng về
Tổ quốc, luôn luôn tính đếm thời gian ("Bốn tháng rồi", "Tám tháng hao mòn với
xích gông", "Ngày đi bạn tiễn đến bên sông - Hẹn bạn về khi lúa đỏ đồng") mà
"Tiếc ngày giờ', mà đau đớn, bực bội. Nhiều đêm thức trắng : "Không ngủ được”,
"Đêm không ngủ" „.. Người phải làm thơ để đỡ sốt ruột, nhưng nhìn những bài thơ như
những tờ lịch bóc đi hết ngày này đến ngày khác, Người lại càng sốt ruột hơn nữa :

Năm canh thao thức không nằm,
Thơ tù ta viết hơn trăm bài rồi ;
Xong bài, gác bút nghỉ ngơi,
Nhòm qua cửa ngục, ngóng trời tự do.
(Đêm không ngủ)
c) Đó là một tâm hồn nghệ sĩ tài hoa, một trí tuệ linh hoạt và nhọn sắc, một
mặt rất nhạy cảm đối với vẻ đẹp của thiên nhiên và dễ xúc -động trước những
cảnh ngộ thương tâm của con người, một mặt từ những chỉ tiết thông thường của
đời sống, có thể rút ra những bài học về đấu tranh cách mạng hay rền luyện đạo
đức (Học đánh cờ, Nghe tiếng giã gạo, Tự khuyên mình,..) hoặc phát hiện ra
những mâu thuẫn hài hước của một chế độ xã hội thối nát để tạo nên những tiếng
cười đầy trí tuệ (Lời hỏi, Cơm tù, Cái cùm, Chia nước, Đánh bạc, Dây trói, Gia
quyến người bị bắt lính, Pha trò, Cảnh bình khiêng lợn cùng đi, Cấm hút thuốc
(thuốc lá), Ghể, Cháu bé trong ngục Tân Dương, 22-11, Tiền đèn, Lai Tân, Tiền
vào nhà giam, Thanh minh,...).

d) Nhưng bao trùm lên tất cả là tấm lòng yêu thương bao la đối với nhân loại
cần lao, đối với cuộc sống nơi trần thế còn nhiều đau khổ này. Ấy là tấm lòng nhân
đạo đạt đến mức độ quên mình : một mặt ít quan tâm đến nỗi khổ rất lớn của
mình, mặt khác hết sức nhạy cảm và sẵn sàng chia sẻ với mọi vui buồn sướng khổ
dù nhỏ nhặt của người xung quanh. Có thể nói, tất cả những gì có liên quan đến
con người, đến sự sống và lợi ích của con người đều không lọt qua con mắt chan
chứa nhân tình của Hồ Chí Minh : tình trạng lao động vất vả của người phu làm
đường, cảnh nông dân được mùa hay hạn hán, một hàng cháo bên đường, một lò
than rực hồng nơi xóm núi, một tiếng sáo buồn trong ngục, cảnh đun nấu trong tù,
cảnh đói rét ghẻ lở của tù nhân, cảnh tranh nhau cùm chân để được ngủ yên, một
cháu bé bị giam trong tù, vợ một người bạn tù đến thăm chồng, người tù bồi giấy
làm chăn, một người tù trốn bị bắt trở lại, một người tù chết, v.v.

Thành ra tập nhật kí tâm tình trong ngục mà làm sống dậy cả một nhân loại
với biết bao số phận cụ thể rất đáng thương. Và hình ảnh Hồ Chí Minh hiện ra
giữa cái nhân loại cùng khổ ấy không hề có chút gì phân biệt, trái lại chan hoà với
họ trong tình bè bạn (nạn hữu) và như người "cùng hội cùng thuyền" (đồng chu
cộng tế) :

Cùng hội cùng thuyền nên phải giúp,
Viết thay báo cáo dám từ nan.
(Viết hộ báo cáo cho các bạn tù)

Hồ Chí Minh còn tỏ ra hết sức khoan hoà, độ lượng khi tỏ thái độ trân trọng
đối với cả những người trong hàng ngũ của kẻ thù (sở trưởng Long An họ Lưu,
tiên sinh họ Quách, trưởng ban họ Mạc), nếu như họ vẫn giữ được đôi chút ánh
sáng trong tâm hồn :

Trưởng ban họ Mạc người hào hiệp,
Dốc túi mua cơm giúp phạm nhân ;
Đêm đến cởi thừng cho họ ngủ,
Chẳng dùng quyền thế, chỉ dùng ân. i
(Trưởng ban họ Mạc)

Tình thương của Hồ Chí Minh còn bao trùm cả đến những vật vô tri vô giác đã
từng gắn bó với mình : xa thì nhớ, mất thì thương (Rung mất một chiếc răng, Lính
ngục đánh cắp mất chiếc gậy của ta,...). .

Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng nói rất đúng : đây là bức chân dung của một
bậc đại nhân, đại trí, đại dũng. Nhưng trong ba phẩm chất ấy, đại nhân là cái gốc,
là cơ sở.

3. Một tập thơ phong phú, đa dạng, độc đáo

Một nhà báo Ha-i-ti, ông Rơ-nê Đê-pê-xtơ-rơ, từng được gặp tác giả Nhật kí
trong tù. Ông viết rằng : "Tôi trình bày với Bác Hồ ý kiến của tôi về thơ Người,
trong đó tôi vừa khám phá ra nhiều tỉnh hoa của nó. Hầu như Người từ chối. Người
nói rằng, khi ở miền Nam Trung Quốc, Người đã làm những bài thơ ấy cho qua thì
giờ ; rằng Người thật ra không phải là một nhà thơ"()),

Hồ Chí Minh quả là người am hiểu nghệ thuật, đã đánh giá rất cao lao động
nghệ thuật, vì thế Người bao giờ cũng giữ thái độ khiêm tốn trước danh hiệu thi

Nhưng, thực tế, Người đã tạo nên một "tác phẩm lớn” "mà tác giả hình như
chỉ "đánh rơi" vào kho tàng văn học, như một hành động ngẫu nhiên [...] như một
câu chuyện vạn bất đác dĩ" (Đặng Thai Mai)®},

Nhật kí trong tù là một tập thơ phong phú, đa dạng, độc đáo từ nội dung đến
hình thức. Tạp thơ viết trước hết cho chính mình nên thể hiện sâu sắc tư tưởng và
phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Độc đáo và phong phú ở chỗ có nhiều
điều tưởng như trái ngược nhau, được thống nhất lại và trở nên hài hoà. Chẳng hạn,
một tỉnh thần thép kiên cường lại đi với một chất thơ trữ tình đằm thắm, một thái
độ ung dung thi sĩ lại kết hợp với một nhiệt tình sôi nổi, một khí thế "tháo cũi sổ
lồng”, một màu sắc cổ điển đậm đà lại chứa đựng tỉnh thần thời đại. Bút pháp thì
hết sức đa dạng và linh hoạt : lãng mạn và hiện thực, tả thực và trữ tình,... Nghệ
thuật trào lộng thì có đủ sắc thái : đùa vui nhẹ nhàng, tự trào hóm hỉnh, mỉa mai
chua chát, châm biếm sắc sảo, đả kích quyết liệt, v.v.

(1) Tạp chí Tác phẩm mới, tháng 5, 6 - 1970.

(2) Trong bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt), Hồ Chí Minh viết : "Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ'.
Ở đây Người có ý nói vui để khuây khoả trong tù, chứ không phải là một tuyên bố chính thức.
Không nhận mình là thi sĩ — cái lớn của Hỏ Chí Minh chính là ở đấy.

(3) Nghiên cứu học tập thơ văn Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979, trang 153.

Hầu hết các bài thơ trong Vhệ!: kí trong tù đều viết theo thể tứ tuyệt cổ điển —
một thể thơ hết sức hàm súc. Có trường hợp Hồ Chí Minh dùng lối tập cổ, sử dụng
thi liệu cũ. Nhưng chỉ cần thay đổi một vài yếu tố của câu, chữ, tác giả đã có thể
tạo ra một cấu trúc mới, thể hiện một nội dung hoàn toàn mới.

Như tác giả đã nói, Nhậ kí trong tù ra đời như một cách giải trí bất đắc dĩ của
nhà cách mạng khi bị giam hãm trong tù. Nhưng nó đã thực sự là một tập thơ lớn,
với nhiều bài có phẩm chất nghệ thuật cao. Thơ là tiếng nói tâm hồn, là sự kết tỉnh
những truyền thống văn hoá của dân tộc và nhân loại cùng những trải nghiệm
phong phú của đời sống thực tế, trên cơ sở một cá tính sáng tạo với một tài năng
nghệ thuật thật sự. Hồ Chí Minh có đầy đủ những điều kiện ấy. Người lại chỉ sáng
tác trong những giây phút có cảm hứng, nên thơ đến một cách rất tự nhiên như
người xưa từng nói : “Cảnh không hẹn đến mà tự đến, nói không mong hay mà tự
hay" (Lê Quý Đôn).

Nhưng điều đáng quý nhất ở Nhậ: kí trong tù là với tác phẩm này, người đọc
được tiếp cận với thế giới tiỉnh thần phong phú, trong phần sâu thẳm nhất của một
người con Vĩ đại của dân tộc trong thời đại ngày nay.

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Anh (chị) hiểu thế nào về hoàn cảnh sáng tác của Vhár kí trong tì ? Hoàn cảnh
ấy có ý nghĩa gì đối với việc tìm hiểu tập thơ ?

2. Tìm hiểu những thông tin chủ yếu về tập thơ (quá trình sáng tác, thể thơ, các đề tài
chính). Những thông tin này giúp ích gì cho việc hiểu nhà thơ và đọc - hiểu tập thơ ?

3. Nhật kí trong từ là tập nhật kí bằng thơ. Điều ấy tạo ra cho tác phẩm những nội
dung gì ? Nội dung ấy được diễn đạt bằng những bút pháp gì ? Nêu dẫn chứng
cụ thể.

4. Phân tích bức chân dung tự hoạ của Hồ Chí Minh trong NVhật kí trong tù.

5. Người ta thường nói thơ Hồ Chí Minh vừa cổ điển vừa hiện đại. Hãy làm sáng
tỏ ý kiến đó qua một vài bài thơ trong Nhậ! kí trong tù.

BÀI TẬP NÂNG CAO

Hãy chỉ ra một số bài thơ có tính trào lộng trong Nhật kí trong tù và nêu nhận
xét về sắc thái, giọng điệu, cung bậc khác nhau của tiếng cười Hồ Chí Minh
qua những bài thơ đó.

TRỊ THỨC ĐỌC - HIỂU

Đọc tập tác phẩm

Tập tác phẩm (thơ, truyện ngắn) là tập hợp hoặc tuyển chọn nhiều tác phẩm của một hay nhiều tác giả, được sắp xếp theo một trật tự nhất định, phản ánh một số hiện tượng đời sống, đánh dấu một chặng đường sáng tác của một tác giả hay một giai đoạn văn học (ví dụ Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương, Thơ thơ của Xuân Diệu, Lửa thiêng của Huy Cận, Tử ấy của Tố Hữu, Bức tranh quê của Anh Thơ, Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh, Truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1985....).

Các tác phẩm trong tập thường sắp xếp khác nhau. Có tập sắp xếp các tác phẩm theo thời gian sáng tác trước sau như Nhật kí trong tù. Có tập vừa sắp xếp theo thời gian, vừa theo chủ đề như Từ ấy gồm ba phần : Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. Có tập sắp xếp theo một trật tự sao cho người đọc cảm thấy hứng thú. Đó là trường hợp Thơ thơ của Xuân Diệu.

Đọc tập tác phẩm của một tác giả như Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh, cần đọc Kĩ từng tác phẩm trong tập, phân loại các tác phẩm, phát hiện các đề tài, chủ đề chung, tìm hiểu những cái chung về nghệ thuật như hình tượng, kết cấu, phương thức tu từ, giọng điệu,... và giải thích tập tác phẩm bằng hoàn cảnh ra đời, động cơ sáng tác, cá tính sáng tạo,

Tin tức mới


Đánh giá

Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 2

  1.  Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Hầu trời ( Tản Đà)
  3.  Thao tác lập luận bác bỏ
  4. Đọc thơ
  5. Nghĩa của câu
  6. Bài viết số 5 ( Nghị luận văn học)
  7. Vội vàng ( Xuân Diệu)
  8. Đây mùa thu tới ( Xuân Diệu)
  9. Thơ duyên ( Xuân Diệu)
  10. Xuân Diệu
  11.  Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  12. Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử)
  13. Tràng giang ( Huy Cận)
  14. Luyện tập về nghĩa của câu
  15. Tương tư ( Nguyễn Bính)
  16. Tống biệt hành ( Thâm Tâm)
  17. Chiều xuân ( Anh Thơ)
  18. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận văn học
  19. Trà bài viết số 5
  20. Bài viết số 6 ( Nghị luận văn học - Bài làm ở nhà)
  21. Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh
  22. Chiều tối ( Mộ - Hồ Chí Minh)
  23. Lai Tân ( Hồ Chí Minh)
  24. Đọc thêm: Giải đi sớm ( Tảo giải - Hồ Chí Minh)
  25. Luyện tập về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu
  26. Kiểm tra văn học
  27. Từ ấy ( Tố Hữu)
  28. Nhớ đồng ( Tố Hữu )
  29. Luyện tập về câu nghi vấn tu từ
  30.  Thao tác lập luận bình luận
  31. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây - Phan Chu Trinh)
  32. Một thời đại trong thi ca ( trích - Hoài Thanh)
  33. Trà bài viết số 6
  34. Đọc văn nghị luận
  35. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức ( Nguyễn An Ninh)
  36.  Phong cách ngôn ngữ chính luận
  37. Trà bài kiểm tra văn học
  38. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác ( Ăng-ghen)
  39.  Tóm tắt văn bản nghị luận
  40.  Bài viết số 7 ( Nghị luận xã hội)
  41. Đám tang lão Gô-ri-ô ( Trích Lão Gô-ri-ô - Ban-dắc)
  42.  Luyện tập về phong cách ngôn ngữ chính luận
  43. Luyện tập về thao tác lập luận bình luận
  44. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ - Huy - gô)
  45.  Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  46.  Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  47. Người trong bao ( Sê-khốp)
  48. Luyện nói: Thảo luận, tranh luận
  49. Trả bài viết số 7
  50. Tôi yêu em ( Pu-skin)
  51. Đọc thêm: Bài thơ số 28 (Ta-go)
  52. Ôn tập Làm văn ( Học kì II)
  53. Tiểu sử tóm tắt
  54. Ôn tập về Văn học ( Học kì II)
  55.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  56. Bài viết số 8 ( Kiểm tra tổng hợp cuối năm)
  57. Tổng hợp phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học
  58.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt ( Tiếp theo)
  59.  Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  60. Tổng kết phần văn học Việt Nam
  61. Tổng kết về Làm văn
  62. Trả bài viết số 8

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.