Ôn tập về Văn học ( Học kì II) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Hệ thống hoá được các kiến thức cơ bẩn về tác gia, tác
phẩm, lí luận văn học trong sách giáo khoa Ngữ văn 1]
Nâng cao, tập hai.
Củng cố kiến thức về các tác phẩm trên các mặt : đặc trưng
thể loại, nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật.

A - NỘI DUNG ÔN TẬP

Phần Văn học trong sách giáo khoa Ngữ văn II] Nâng cao, tập hai gồm
các nội dung lớn : văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng
tháng Tám 1945, văn học nước ngoài và một số kiến thức lí luận văn học.

I. VĂN HỌC VIỆT NAM

1. Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
Gồm chủ yếu là thơ, chỉ có ba bài văn xuôi thuộc thể nghị luận.
a) Về thơ
— Về mặt thể loại, các bài thơ trong chương trình Học kì II thuộc nhiều thể thơ
khác nhau. Hãy nêu tên các thể thơ ấy và cho dẫn chứng cụ thể.
Đọc kĩ các phần Tr¡ thức đọc - hiểu viết về các thể thơ này trong sách giáo
khoa Wgữ văn 10 Nâng cao và Ngữ văn 1] Nâng cao để vận dụng vào việc
phân tích, đánh giá các bài thơ, tập thơ đã học.
Cần kết hợp ôn tập bài tác gia Xuân Diệu với bài thơ Với vàng, vì đây là tác
phẩm hết sức tiêu biểu của Xuân Diệu (chú ý cái tôi khát khao 8lao cảm với đời và
đặc trưng thi pháp, phong cách). |
Trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng
tháng Tám 1945 có nêu lên quá trình hiện đại hoá của văn học Việt Nam ở thời kì
này qua ba giai đoạn. Hãy so sánh các bài thơ Lu⁄w biệt khi xuất dương của
Phan Bội Châu, /#ẩu Trời của Tản Đà và Vội vàng của Xuân Diệu - ứng với ba
giai đoạn hiện đại hoá nói trên - để minh hoạ (so sánh trên hai bình diện nội dung
và hình thức).
b) Về văn xuôi
- Ba bài văn xuôi trong phần văn học Việt Nam ở Học kì II (Về luân lí xã
hội ở nước ta của Phan Châu Trinh, Tiếng mẹ để — nguồn giải phóng các dân tộc
bị áp bức của Nguyễn An Ninh, Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh) đều
thuộc thể văn nghị luận. Chú ý : sức thuyết phục của văn nghị luận chủ yếu là ở lí
lẽ đanh thép, luận cứ hùng hồn. Khi ôn tập nên tham khảo thêm những bài viết
về văn nghị luận ở phần Làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn 1] Nâng cao,
tập hai.
- Bài Một thời đại trong thỉ ca của Hoài Thanh cũng là một dạng của văn nghị
luận, nghĩa là cũng thuyết phục bằng lập luận lô gích chặt chẽ, luận điểm chính
xác, luận cứ hùng hồn. Nhưng vì là một bài nghị luận văn học nên lí luận phải dựa
trên cơ sở thẩm văn tỉnh tế, hành văn vừa phải thuyết phục về lí, vừa phải thuyết
phục bằng tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ. Cho nên văn nghiên cứu, phê bình văn học
cố chỗ rất gần với văn hình tượng.

II- VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Những tác phẩm thuộc nhóm này cũng thuộc nhiều thể loại khác nhau :
Ba cổng hiến vĩ đại của Các Mác của Äng-ghen (văn nghị luận), trích Lão Gô-ri-ô
của Ban-dắc, trích Những người khốn khổ của Huy-gô, (tiểu thuyết), Người
trong bao của Sê-khốp (truyện ngắn), Tôi yêu em của Pu-skin, Bài thơ số 28 của
Ta-go (thơ). Cần đọc các phần Tr¡ thức đọc - hiểu về các thể loại văn học tương
ứng để vận dụng vào việc phân tích những tác phẩm này. Nên so sánh các tác
phẩm cùng thể loại để củng cố nhận thức về những đặc sắc của mỗi tác phẩm.

III- LÍ LUẬN VĂN HỌC

Chú ý vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực hành đọc - hiểu các tác phẩm cụ
thể. Ở đây là vận dụng kiến thức về đặc điểm của thể loại thơ và văn nghị luận
trong các bài về lí luận văn học (Đọc thơ, Đọc văn nghị luận) vào việc đọc - hiểu
tác tác phẩm thuộc hai thể loại này trong sách giáo khoa Ngữ văn IÌ Nâng cao,
tập hai. Cần lưu ý đến những điểm khác biệt giữa bài nghị luận chính trị, xã hội
với bài nghị luận văn học (phê bình văn học).

B - PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP

Học sinh chuẩn bị ở nhà đề cương phát biểu về các vấn đề trong nội dung ôn
tập, đến lớp trao đổi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 

Tin tức mới


Đánh giá

Ôn tập về Văn học ( Học kì II) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 2

  1.  Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Hầu trời ( Tản Đà)
  3.  Thao tác lập luận bác bỏ
  4. Đọc thơ
  5. Nghĩa của câu
  6. Bài viết số 5 ( Nghị luận văn học)
  7. Vội vàng ( Xuân Diệu)
  8. Đây mùa thu tới ( Xuân Diệu)
  9. Thơ duyên ( Xuân Diệu)
  10. Xuân Diệu
  11.  Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  12. Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử)
  13. Tràng giang ( Huy Cận)
  14. Luyện tập về nghĩa của câu
  15. Tương tư ( Nguyễn Bính)
  16. Tống biệt hành ( Thâm Tâm)
  17. Chiều xuân ( Anh Thơ)
  18. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận văn học
  19. Trà bài viết số 5
  20. Bài viết số 6 ( Nghị luận văn học - Bài làm ở nhà)
  21. Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh
  22. Chiều tối ( Mộ - Hồ Chí Minh)
  23. Lai Tân ( Hồ Chí Minh)
  24. Đọc thêm: Giải đi sớm ( Tảo giải - Hồ Chí Minh)
  25. Luyện tập về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu
  26. Kiểm tra văn học
  27. Từ ấy ( Tố Hữu)
  28. Nhớ đồng ( Tố Hữu )
  29. Luyện tập về câu nghi vấn tu từ
  30.  Thao tác lập luận bình luận
  31. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây - Phan Chu Trinh)
  32. Một thời đại trong thi ca ( trích - Hoài Thanh)
  33. Trà bài viết số 6
  34. Đọc văn nghị luận
  35. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức ( Nguyễn An Ninh)
  36.  Phong cách ngôn ngữ chính luận
  37. Trà bài kiểm tra văn học
  38. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác ( Ăng-ghen)
  39.  Tóm tắt văn bản nghị luận
  40.  Bài viết số 7 ( Nghị luận xã hội)
  41. Đám tang lão Gô-ri-ô ( Trích Lão Gô-ri-ô - Ban-dắc)
  42.  Luyện tập về phong cách ngôn ngữ chính luận
  43. Luyện tập về thao tác lập luận bình luận
  44. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ - Huy - gô)
  45.  Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  46.  Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  47. Người trong bao ( Sê-khốp)
  48. Luyện nói: Thảo luận, tranh luận
  49. Trả bài viết số 7
  50. Tôi yêu em ( Pu-skin)
  51. Đọc thêm: Bài thơ số 28 (Ta-go)
  52. Ôn tập Làm văn ( Học kì II)
  53. Tiểu sử tóm tắt
  54. Ôn tập về Văn học ( Học kì II)
  55.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  56. Bài viết số 8 ( Kiểm tra tổng hợp cuối năm)
  57. Tổng hợp phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học
  58.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt ( Tiếp theo)
  59.  Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  60. Tổng kết phần văn học Việt Nam
  61. Tổng kết về Làm văn
  62. Trả bài viết số 8

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.