Phong cách ngôn ngữ chính luận | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Nắm được đặc điển chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ chính luận.
Biết vận dụng kiến thức trên vào việc đọc - hiểu văn bản và làm văn.

I. KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

Phong cách ngôn ngữ chính luận là loại phong cách ngôn ngữ dùng trong
những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ đối với những vấn đề
thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong các lĩnh vực chính trị, xã hội.
Những văn bản này được gọi chung là văn bản chính luận. |
Văn bản chính luận tồn tại ở cả hai dạng : dạng viết và dạng nói. Ở dạng viết
là các bản tuyên ngôn, báo cáo chính trị, xã luận, bình luận chính trị,... Ở dạng nói
là các bài diễn thuyết, phát biểu trong mít tỉnh, phát biểu trong nghi thức ngoại
giao,... Chức năng cơ bản của văn bản chính luận là tuyên truyền, cổ động, giáo
dục, thuyết phục người đọc, người nghe để họ có nhận thức và hành động đúng.
Những văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận có các đặc điểm chung
như sau :
1. Tính công khai về chính kiến, tư tưởng, lập trường chính trị, xã hội
Văn bản chính luận bao giờ cũng bày tỏ công khai quan điểm của người viết,
người nói về các vấn đề xã hội, chính trị ; chỉ trích, phê phán, bác bỏ các luận điệu
sai trái, có hại ; cổ vũ động viên mọi người làm theo lẽ phải.
2. Tính chặt chế trong lập luận
Văn bản chính luận hướng đến sự thuyết phục bằng cách giải thích, chứng
minh vấn đề dựa trên những luận cứ xác đáng, được trình bày một cách chặt chẽ,
khoa học. |
3. Tính truyền cảm mạnh mẽ
Không chỉ thuyết phục về lí trí, văn bản chính luận còn tác động mạnh mẽ đến
tình cảm của người đọc, người nghe, thông qua cách diễn đạt hùng hồn, biểu cảm.
Tương ứng với những đặc điểm chung nói trên của văn bản chính luận, phong
cách ngôn ngữ chính luận có những cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ đáng lưu ý.

II- CÁCH SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ TRONG PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

1. Về ngữ âm, chữ viết
Ở dạng nói, văn bản chính luận thường được phát âm rõ ràng, với âm lượng và
ngữ điệu thích hợp, tạo nên sự gần gũi, thông cảm giữa người nói và người nghe. Ở
dạng viết, văn bản chính luận tuân thủ những quy tắc chính tả của phong cách
ngôn ngữ gọt giũa, thường được in bằng kiểu chữ trang trọng, nghiêm túc.
2. Về từ ngữ
Ngoài vốn từ ngữ chung cho mọi phong cách, văn bản chính luận còn dùng
một số lớp từ ngữ riêng, đặc biệt là lớp từ ngữ chính trị. Lớp từ ngữ này bao giờ
cũng liên quan đến lập trường, quan điểm của người sử dụng. Thông qua cách hiểu
và sử dụng những từ ngữ chính trị này, người nói hay người viết có thể bộc lộ công
khai lập trường, quan điểm và tình cảm của mình về các mặt của đời sống xã hội.
Ví dụ : cách mạng, dân chủ, chuyên chính, giai cấp, cải tổ, đổi mới, pháp quyền,
thực dân, tư tưởng, chính sách, người lao động,... Tuỳ thuộc vào đê tài bàn luận,
văn bản chính luận còn sử dụng cả những từ ngữ khoa học, từ ngữ thông tục,...
3. Về kiểu câu
Do yêu cầu cần phải tác động vào cả lí trí lẫn tình cảm của người đọc, người
nghe, văn bản chính luận sử dụng một cách linh hoạt nhiều kiểu câu khác nhau,
với nhiều mục đích phát ngôn khác nhau. Có lúc dùng câu đơn, câu đặc biệt để
diễn đạt tư tưởng, tình cảm một cách cô đọng, nhưng cũng có lúc dùng câu ghép
có quan hệ từ, câu mở rộng thành phần với độ dài đáng kể để diễn đạt một cách rõ
ràng các ý tưởng phức tạp. Có lúc dùng câu trần thuật nhưng có lúc dùng câu nghi
vấn, lại có lúc phải dùng câu cảm thán hoặc câu cầu khiến để tác động một cách
trực tiếp và mạnh mẽ đến người tiếp nhận. Ví dụ :
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân
tộc đã gan góc đứng về phe Đông minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó
phải được tự do f Dân tộc đó phải được độc lập ï
Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dán chủ
Cộng hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng :
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một
nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tính thần và lực
lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập áy.
(Hồ Chí Minh - Tuyên ngôn Độc lập)
4. Về biện pháp tu từ
Văn bản chính luận sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ, những lối nói bóng
bẩy, truyền cảm nhằm đạt được hiệu quả tâm lí, tăng thêm sức thuyết phục. Cách
dùng câu nghỉ vấn tu từ, lối nói cường điệu, trùng điệp,... rất hay gặp trong văn.
bản chính luận. Ví dụ : .
Cái xã hội Âu chẳng ra Âu, Hán chẳng ra Hán này, há không phải bởi các
nhân vật giả đối Âu chẳng ra Âu, Hán chẳng ra Hán ấy múa bút khua lưỡi mà gây
nên t 2
(Ngô Đức Kế - Luận về chánh học cùng tà thuyết
Quốc văn — "Kim Vân Kiểu” - Nguyễn Du)
5. Về bố cục, trình bày
Văn bản chính luận có cách trình bày vừa hợp lô gích (luận điểm nêu ra phải
rõ ràng, lập luận phải chặt chẽ, luận cứ phải đáng tin cậy), vừa truyền cảm, tác
động sâu xa đến lí trí và tình cảm của người tiếp nhận.
LUYỆN TẬP
I. Đọc lại đoạn trích Về luán lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh (trang 99),
phân tích, đánh giá đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận được thể
hiện trong đó.
2. Hãy chỉ ra những biện pháp tu từ được vận dụng trong đoạn văn chính luận
sau đây :
Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào
lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dâu
bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng,
đặng ngôi trên, dặng ăn trước, đặng hông hách thì mới thôi. Những kẻ như thế
mà vân không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay ! Thương ôi !
Làng có một trăm dân mà người này đối với kể kia đêu ngó theo sức mạnh,
không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một
làng đôi với nhau, chí như đối với dân kiêu cư kí ngụ thì lại càng hà khắc hơn
nữa. Ôi ! Một đân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng
làm sao được ! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng
vì thế.
(Phan Châu Trình = Đạo đức và luân lí Đông Tây)
3. Dựa vào những đặc điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong
phong cách ngôn ngữ chính luận, anh (chị) hãy diễn thuyết trước lớp (từ năm
đến mười phút) về đề tài Sự lựa chọn nghề nghiệp đối với học sinh Trung học
phổ thông.
4. Đọc lại Bài viết số 5 của anh (ch) ; hãy phân tích, đánh giá những đặc điểm
chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ chính
luận được vận dụng ở bài văn đó.  

Tin tức mới


Đánh giá

Phong cách ngôn ngữ chính luận | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 2

  1.  Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Hầu trời ( Tản Đà)
  3.  Thao tác lập luận bác bỏ
  4. Đọc thơ
  5. Nghĩa của câu
  6. Bài viết số 5 ( Nghị luận văn học)
  7. Vội vàng ( Xuân Diệu)
  8. Đây mùa thu tới ( Xuân Diệu)
  9. Thơ duyên ( Xuân Diệu)
  10. Xuân Diệu
  11.  Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  12. Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử)
  13. Tràng giang ( Huy Cận)
  14. Luyện tập về nghĩa của câu
  15. Tương tư ( Nguyễn Bính)
  16. Tống biệt hành ( Thâm Tâm)
  17. Chiều xuân ( Anh Thơ)
  18. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận văn học
  19. Trà bài viết số 5
  20. Bài viết số 6 ( Nghị luận văn học - Bài làm ở nhà)
  21. Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh
  22. Chiều tối ( Mộ - Hồ Chí Minh)
  23. Lai Tân ( Hồ Chí Minh)
  24. Đọc thêm: Giải đi sớm ( Tảo giải - Hồ Chí Minh)
  25. Luyện tập về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu
  26. Kiểm tra văn học
  27. Từ ấy ( Tố Hữu)
  28. Nhớ đồng ( Tố Hữu )
  29. Luyện tập về câu nghi vấn tu từ
  30.  Thao tác lập luận bình luận
  31. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây - Phan Chu Trinh)
  32. Một thời đại trong thi ca ( trích - Hoài Thanh)
  33. Trà bài viết số 6
  34. Đọc văn nghị luận
  35. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức ( Nguyễn An Ninh)
  36.  Phong cách ngôn ngữ chính luận
  37. Trà bài kiểm tra văn học
  38. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác ( Ăng-ghen)
  39.  Tóm tắt văn bản nghị luận
  40.  Bài viết số 7 ( Nghị luận xã hội)
  41. Đám tang lão Gô-ri-ô ( Trích Lão Gô-ri-ô - Ban-dắc)
  42.  Luyện tập về phong cách ngôn ngữ chính luận
  43. Luyện tập về thao tác lập luận bình luận
  44. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ - Huy - gô)
  45.  Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  46.  Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  47. Người trong bao ( Sê-khốp)
  48. Luyện nói: Thảo luận, tranh luận
  49. Trả bài viết số 7
  50. Tôi yêu em ( Pu-skin)
  51. Đọc thêm: Bài thơ số 28 (Ta-go)
  52. Ôn tập Làm văn ( Học kì II)
  53. Tiểu sử tóm tắt
  54. Ôn tập về Văn học ( Học kì II)
  55.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  56. Bài viết số 8 ( Kiểm tra tổng hợp cuối năm)
  57. Tổng hợp phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học
  58.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt ( Tiếp theo)
  59.  Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  60. Tổng kết phần văn học Việt Nam
  61. Tổng kết về Làm văn
  62. Trả bài viết số 8

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.