Nội Dung Chính
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
- Nám được nội dung, tác dụng và cách vận dụng thao tác lập luận bình luận.
- Biết bình luận về một vấn đề xã hội hoặc văn học.
1. Bình luận và tác dụng của bình luận
Bình luận là bàn bạc và đánh giá về sự đúng sai, thật giả, hay dở, lợi hại của
các hiện tượng đời sống như ý kiến, chủ trương, sự việc, con người, tác phẩm
văn học,... Mọi người trong xã hội đều có nhu cầu bình luận nhằm bày tỏ ý kiến
của mình đối với mọi việc diễn ra trong xã hội”. Bình luận có tác dụng rất to lớn :
khẳng định cái đúng, cái hay, cái thật, cái lợi ; phê bình cái sai, cái đở, lên án cái
xấu, cái ác nhằm làm cho xã hội ngày càng tiến bộ.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
THỜI GIAN NHÀN RỖI
"Người ta thường chia thời gian mỗi ngày thành ba phần : tám giờ làm việc,
tám giờ ngủ và tám giờ nhàn rỗi, mặc dù không phải ai cũng có được tỉ lệ đều đặn
như thế. Hai tiếng "nhàn rỗi” gây cho ta ấn tượng tám giờ không làm gì, có vẻ vô
thưởng vô phạt, không quan trọng.
Kì thực thời gian nhàn rỗi là cực kì quý báu. Đó là thời gian để mỗi người
sống cuộc sống riêng của mình. Đó là thời gian để đọc sách báo, tự học, xem tỉ vi,
chơi thể thao, đàn hát, múa nhảy, vẽ tranh, làm thơ, đi mua sắm, giao lưu với bạn
bè, thăm viếng những người ruột thịt,... Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giầu
có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khoẻ, phát triển thêm về năng khiếu, cá
tính, phong phú thêm về tỉnh thần, quan hệ. Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con
người sẽ nghèo nàn, thậm chí là không có cuộc sống riêng nữa !
Đánh giá đời sống mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của
họ. Có người làm việc "đầu tắt mặt tối" không có lấy chút nhàn rôi. Có người
phung phí thời gian ấy vào các cuộc nhậu nhẹt triển miên. Có người biết dùng thời
gian ấy để phát triển chính mình. '"hải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi
và biết sử dụng hữu ích thời gian ây là một vấn đề lớn của xã hội có văn hoá.
Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho
con người sống với thời gian nhàn rôi như thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện,
(1) Tham khảo truyện cười sau : Có hai ông cháu nọ một hôm dắt con lừa đi chợ. Một người trông thấy bảo : "Xem hai người ngốc chưa kìa, có con lừa mà không biết cưỡi !". Người ông nghe thấy bèn cưỡi lừa, để đứa cháu đi bộ. Một người trông thấy bảo : "Thằng bé bé thế mà không cho nó cưỡi lừa, tội chưa”. Lần này người ông để cháu cưỡi, còn mình đi bộ. Một người có học trông thấy bèn mắng thằng bé : “Mày thật bất hiếu, sao không biết nhường lừa cho người bậc trên ?”. Nghe vậy, hai ông cháu không biết làm thế nào, đành cõng con lừa ra chợ !". Câu chuyện cho thấy nhu cầu bình luận trong xã hội rất phổ biến và có tác động rất lớn đến người trong cuộc.
nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi,... là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và hiện đại. Xã hội ta đang chăm lo các phương tiện ấy, nhưng vẫn còn chậm, còn sơ sài, chưa có sự quan tâm đúng mức, nhất là ở các vùng nông thôn. Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hoá và phát triển. Mọi người và toàn xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi của mỗi người".
(Phỏng theo Hữu Thọ)
Câu hỏi
a) Văn bản bàn về vấn đề gì ?
b) Tác giả hiểu và đánh giá ý nghĩa thời gian nhàn rỗi như thế nào ?
c) Thời gian nhàn rỗi liên quan đến những vấn đề gì trong xã hội ?
đ) Tác giả có đề nghị gì đối với mỗi người và xã hội ?
2, Cách sử dụng thao tác lập luận bình luận
- Muốn bình luận một vấn đề, người ta thường thực hiện các bước sau :
a) Xác định đối tượng bình luận : bình luận một hiện tượng đời sống, một
nhân vật lịch sử, một ý kiến hay một tác phẩm văn học, một bộ phim, một nhân vật
văn học,...
b) Giới thiệu đối tượng bình luận : muốn cho người đọc biết bình luận cái gì
người bình luận phải gọi tên đối tượng bình luận, trình bày hiện tượng, trích dẫn ý
kiến, giới thiệu tác phẩm văn học hay nhân vật văn học.
c) Đề xuất ý kiến bình luận. Để có ý kiến bàn bạc, đánh giá đối tượng, người
bình luận cần phải :
- Phân tích đối tượng một cách cụ thể. Tuỳ theo tính chất của đối tượng, chỉ ra
cái đúng, cái tốt, cái lợi hoặc cái sai, cái xấu, cái hại một cách khách quan,
trung thực.
- Nhìn nhận đối tượng từ nhiều quan hệ. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có quan
hệ với nhiều sự vật hiện tượng khác. Vì thế khi đánh giá đúng, sai, lợi, hại, tốt, xấu
cần xem xét nhiều quan hệ mới thấy hết tính chất, ý nghĩa của vấn đẻ, tránh cái
nhìn thiên lệch, áp đặt.
đ) Trong quá trình bình luận, cần vận dụng các thao tác lập luận như phân
tích, giải thích, chứng minh, so sánh,... để trình bày ý kiến bình luận của mình sao
cho sáng tỏ, thuyết phục và hấp dẫn.
Không phải ý kiến bình luận nào cũng hay, đúng và có sức thuyết phục. Muốn
nêu được ý kiến bình luận có ích và có sức thuyết phục, người bình luận một mặt
phải có lí tưởng xã hội tiến bộ, có tư tưởng nhân văn, có ý thức dân chủ, có hiểu
biết về cuộc sống, có kiến thức về lĩnh vực cần bàn ; mặt khác lại phải biết cách
lập luận bình luận.
LUYỆN TẬP
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
LÒNG ĐỐ KỊ
“Trong đời sống, ta thường thấy một hiện tượng xấu là lòng đố kị. Thấy ai có
chút thành tích, kẻ đố kị cảm thấy khó chịu, đau khổ như mình bị mất mát điều
gì, tiếp đó nảy sinh những phản ứng bệnh hoạn.
Trong lớp, một học sinh có thành tích học tập giỏi, người có tính đố kị sẽ nói
bóng gió là bạn ấy khéo làm thân với các thầy các cô. Thấy bạn có bộ đồ mới
hợp thời trang, người đố kị tìm cách dìm, bảo : "Báu gì, hàng thùng ấy mà !”,
Thấy một đôi vợ chồng đẹp đôi, hạnh phúc, kẻ đố kị liền nói độc miệng : "Rồi
xem, được bao lâu !".
Hiện tượng đố kị trong đời sống đã có từ xưa. Thời Tam quốc có đanh tướng
Đông Ngô là Chu Du, nổi tiếng thao lược nhưng lại có tính đố kị. Thấy Gia Cát
Lượng tài ba, Du đã nhiêu lần tìm cách chứng tỏ mình là người tài "đệ nhất
thiên hạ”, nhưng lần nào cũng bị thua. Lòng đố kị còn khiến Chu Du tìm
kế sách hãm hại Gia Cát Lượng, nhưng lần nào Lượng cũng đoán biết và
thoát hiểm. Khi nhận ra tài trí của mình không bằng Gia Cát Lượng, Du đã
ngửa mặt lên trời mà than : "Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng !", Câu
nói đó đã bộc lộ chân tướng của người đố kị : không chấp nhận thực tế
người khác hơn mình.
Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình
không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác
dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa
tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu
thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút,
mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thoả lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hi Lạp cổ đại A-ri-xtốt đã nói : "Người đố kị sở đĩ cảm
thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn
thấy người khác thành công". Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ
không muốn nhìn thấy người khác thành công.
Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác
thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm
cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dàn vặt khổ đau vì những lí do
không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí
phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng "ngoài trời còn có trời" (cao hơn),
"ngoài núi còn có núi” (cao hơn), mình tài còn có người tài hơn.
Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao
thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng
không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác đụng thúc đẩy xã hội
và đồng loại tiến bộ”.
(Phỏng theo Băng Sơn)
Câu hỏi
a) Đối tượng bình luận trong bài là gì ?
b) Cách nêu đối tượng bình luận như thế nào ?
c) Bài viết đã vận dụng những thao tác lập luận nào ?
d) Văn bản kết luận như thế nào về lòng đố kị ?
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn