Nội Dung Chính
TIỂU DẪN
Thơ duyên là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của hồn thơ Xuân Diệu mà "sự bồng bột [...] biểu hiện ra một cách đầy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi” (Hoài Thanh).
Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,
Cây me ríu rít cặp chồn chuyển.
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền,
Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang, nắng trở chiều ;
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nổi thương yêu.
Em bước điểm nhiên không vướng chân,
Anh đi lững đững chẳng theo gần
Vô tâm — nhưng giữa bài thơ dịu
Anh với em như một cặp vần.
Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.
Ai hay tuy lăng bước thu êm
Tuy chẳng băng nhân sạ tỏ niêm
Trông thấy chiêu hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới (2) lòng em.
(Tổng tập văn học Việt Nam, tập 27, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990)
(1) Tiếng huyền: tiếng đàn. Ở đây, tác giả muốn nói tiếng nhạc của thiên nhiên tạo nên bởi sự hòa hợp giữa tiếng chim hót, tiếng gió thổi, tiếng lá reo, v.v.
(2) Băng nhân: người làm mối cho trai gái lấy nhau.
(3) Cưới: Ở đây tác giả dùng từ "cưới” theo nghĩa mô phỏng tiếng Pháp. Trong tiếng Pháp, cưới (marier), không chỉ có nghĩa là kết hôn giữa nam và nữ mà còn có ý nghĩa là gắn kết, hòa hợp giữa các sự vật, màu sắc hay lòng người...
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
- Anh (chị) có nhận xét gì về đặc điểm của thế giới hình tượng trong bài thơ hiện lên qua cặp mắt trẻ trung và đa tình của Xuân Diệu? (Chú ý: mọi sự vật từ trời đất, cỏ cây, chim muông đến con người đều như hòa hợp và giao cảm với nhau). Từ nhận xét đó, anh (chị) hiểu nghĩa chữ "duyên" ở nhan đề bài thơ như thế nào?
- Đọc kĩ hai khổ đầu của bài thơ và phân tích vẻ đẹp đầy thơ mộng của cảnh chiều thu được tác giả cảm nhận và diễn tả một cách rất tinh vi.
- Ở khổ ba của bài thơ, anh (chị) hiểu quan hệ giữa "anh" và "em" như thế nào mà tác giả lại viết: "Em bước điểm nhiên không vướng chân - Anh đi lững đững chẳng theo gần"? Từ "lững đững" có thể thay bằng một từ khác hoàn toàn đồng nghĩa được không?
- Hãy phân tích sự cảm nhận hết sức tinh tế của nhà thơ đối với cảnh vật thiên nhiên được diễn đạt qua hai câu thơ: "Con cò trên ruộng cánh phân vân" và "Chim nghe trời rộng giang thêm cánh".
- Anh (chị) hiểu thế nào về hai câu cuối của bài thơ: "Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy - Lòng anh thôi đã cưới lòng em"?
- Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh so sánh hình ảnh con cò trong thơ Xuân Diệu: ("Mây biếc về đâu bay gấp gấp - Con cò trên ruộng cánh phân vân") với hình ảnh con cò trong thơ Vương Bột thời Đường, Trung Quốc: "Lạc hà đữ cô lộ tề phi - Thu thuy cộng trường thiên nhất sắc" (Ráng chiều và con cò cô đơn cùng bay - Nước thu và bầu trời một màu), để đưa ra nhận định: "Từ con cò của Vương Bột lặng lẽ bay với ráng chiều đến con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân, có sự cách biệt của hơn một ngàn năm và của hai thế giới".
Nhận định trên của Hoài Thanh gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng “phân vân” nơi cánh cò trong câu thơ Xuân Diệu? (Gợi ý: Hồn thơ xưa thường yên lặng, chưa biết đến trạng thái cô đơn, run rẩy, bâng khuâng của cái tôi cá nhân trước vũ trụ và cuộc đời để truyền vào cảnh vật như các nhà thơ mới sau này).
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn