Nội Dung Chính
KẾT QUÁ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được về đẹp của tình yêu chân thành, cao thượng
của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Thấy được một số nét nổi bật trong nghệ thuật thơ cổ điển
của Pu-skin : giản dị, tỉnh tế và hàm súc.
TIỂU DẪN
A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin
(1799 - 1837) - "Mặt trời của thi ca
Ngạ", là niềm vinh quang kiêu hãnh
của nhân dân Nga, hiện thân đẩy đủ
nhất của sức mạnh tinh thần dân tộc
Nga. Thiên tài sáng tạo của ông đã
khơi dậy sức phát triển phi thường
cho văn học Nga thế kỉ XIX và đưa
nó trở thành một trong những đỉnh
cao của nghệ thuật nhân loại.
Pu-skin xuất thân trong một gia
đình quý tộc lâu đời ở Mát-xcơ-va. Từ
thời kì học ở trường trung học dành
— _ cho con em quý tộc (1811 - 1817),
Pu-skin đã sớm tiếp thu những tư
tưởng tiến bộ và cũng sớm nổi tiếng với nhiều bài thơ yêu nước, ngợi ca sức
mạnh vĩ đại của nhân dân Nga trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược
Na-pô-lê-ông năm 1812. Vì những bài thơ "chống đối” Nga hoàng, Pu-skin bị
đày xuống miền Nam (1820 - 1824), rồi đày lên miền Bắc (1825 - 1826).
Năm 1827, hạn lưu đày được giảm, Pu-skin trở về kinh đô nhưng mâu thuẫn
giữa ông và chính quyền vẫn rất gay gắt. Pu-skin đã bị sát hại trong một cuộc
đấu súng (do âm mưu của chính quyền Nga hoàng) khi ông ba mươi tám tuổi.
Tài năng văn học của Pu-skin thể hiện trên nhiều thể loại. Ngoài hơn tám
trăm bài thơ trữ tình, ông còn viết tiểu thuyết bằng thơ Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin -
môi kiệt tác của văn học thế giới, nhiều trường ca thơ tầm cỡ (Ru-xlan và
Li-út-mi-la, Người tù Cáp-ca-dơ,...). Truyện ngắn của ông cũng rất xuất sắc
(Con đầm pích, Cô tiểu thư nông dân,...). Tác phẩm Con gái viên đại uý là một
tiểu thuyết lịch sử mẫu mực. Đồng thời, Pu-skin còn viết nhiều vở kịch
nổi tiếng.
Pu-skin trước hết là nhà thơ. Thơ Pu-skin khơi nguồn cảm hứng từ hiện
thực đời sống Nga, con người Nga đương thời với muôn vàn vẻ phong phú, đa
dạng của nó. Ngòi bút của ông rất tinh tế khi viết về thiên nhiên, đằm thắm khi
viết về nhũ mẫu, trong sáng khi viết về tình bạn và hết sức chân thành, cao
thượng khi viết về tình yêu. Tôi yêu em (1829) là một trong những bài thơ tình
hay nhất của Pu-skin, được ví như "viên ngọc vô giá trong kho tàng thi
ca Nga".
Dịch nghĩa :
Tôi (đã) yêu em ; tình yêu, có lẽ,
Trong tâm hồn tôi chưa lụi tắt hoàn toàn ;
Nhưng mong sao nó không làm em băn khoăn thêm nữa ;
Tôi chẳng muốn em buồn vì bất cứ lẽ gì. |
Tôi (đã) yêu em không thốt ra lời, không hi vọng,
Khi thì bị sự rụt rè, khi thì bị niềm ghen tuông giày vò ;
Tôi (đã) yêu em chân thành, say đắm biết bao,
Cầu trời cho em được người khác yêu cũng như thế.
Dịch thơ :
Tôi yêu em : đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai ;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Tôi yêu em âm thâm, không hỉ vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
1829
(Pu-skin, Thơ trữ tình, bản dịch của THUÝ TOÀN NXB Văn học, Hà Nội, 1986)
(1) Nhũ mầu : người ở nuôi con chủ nhà bằng sữa của mình, còn gọi là vú nuôi.
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
1. Đọc diễn cảm bài thơ, lưu ý cụm từ 7ói yêu em và vị trí của cụm từ này trong
bài, hãy tìm hiểu kết cấu bài thơ và diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình,
2. Tình cảm phức tạp. tế nhị của nhân vật trữ tình trong bài được Pu-skin diễn tả
tinh tế như thế nào qua bốn câu thơ đầu ?
3. Cảm xúc trong hai câu thơ : "Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng - Lúc rụt rè,
khi hậm hực lòng ghen” có gì đặc biệt ? Nó hé mở trạng thái tình cảm gì trong
nhân vật trữ tình ?
4, Xu hướng vươn tới sự cao cả trong tư tưởng, tình cảm là đặc trưng cơ bản của
thơ Pu-skin. Phân tích hai câu thơ cuối để chứng minh.
BÀI TẬP NÂNG CAO
Pu-skin đã vận dụng những biện pháp nghệ thuật gì trong bài thơ 7ói yéw em ?
Hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng trong việc thể hiện tình cảm
nhân vật trữ tình.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn