Tóm tắt văn bản nghị luận | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUÁ CẦN ĐẠT

Hiểu được mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận.

Biết cách tóm tắt văn bản nghị luận.

1. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản nghị luận

Tóm tắt văn bản nghị luận là một hình thức làm văn, kết hợp kĩ năng đọc -
hiểu với kĩ năng diễn đạt, đáp ứng nhu cầu học tập, suy nghĩ trong thực tế.
Trong đời sống, nhu cầu đọc văn bản nghị luận không hề ít hơn đọc các loại
văn bản khác. Muốn nắm chắc nội dung văn bản nghị luận thì cần phải biết tóm
tất. Tóm tắt là rút ngắn một văn bản mà vẫn giữ được những nội dung cơ bản, quan
trọng. Điều này đòi hỏi người tóm tắt phải có năng lực hiểu rõ văn bản cần tóm tát
(nguyên bản) và có năng lực tổng hợp, khái quát.
Yêu cầu của bất cứ văn bản tóm tắt nào cũng đều phải giữ đúng nội dung cơ
bản, thứ tự sắp xếp các ý trước sau và câu chữ chủ yếu của nguyên bản. Cần phải
cân nhắc khi tóm tắt làm sao để văn bản gọn mà không sai, ngắn mà không thiếu.
Điều cần lưu ý là không nên biến nội dung bài tóm tắt thành bài phân tích văn
bản hay bài nhận xét nguyên bản một cách chủ quan.

2. Phương pháp tóm tắt văn bản nghị luận

— Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt, ghi lại những câu thể hiện tư tưởng chủ yếu của
văn bản đó, nắm bắt đúng nội dung cơ bản của văn bản.
- Lược bỏ chỉ tiết và những lời diễn giải không quan trọng.
- Lập một dàn bài trình bày lại hệ thống luận điểm của văn bản được tóm tắt.
- Dùng lời của mình để thuật lại nội dụng cơ bản của văn bản được tóm tắt,
nhưng cần giữ được bố cục và những từ ngữ, câu văn quan trọng của nguyên bản.
Ví dụ :
TÓM TẮT BÀI VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA CỦA PHAN CHÂU TRINH
Luân lí xã hội ở nước ta tuyệt nhiên chưa có. Đó là vì người nước ta không
biết cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người, không biết cái nghĩa vụ của mỗi
người trong nước đối với nhau, dân đến tình trạng ai sống chết mặc ai, người này
không biết quan tâm đến người khác. 
Đó là do thiếu ý thức đoàn thể, chưa biết giữ quyền lợi chung, chưa biết bênh
vực nhau. Ý thức đoàn thể của dân ta xưa cũng đã có nhưng nay đã sa sút. Sở đi
thiếu luân lí xã hội là do bọn vua quan chỉ biết quyền lợi ích kỉ của chúng, chỉ biết
mua quan bán tước, dân càng nô lệ thì ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng
phú quý. Chúng chẳng qua là lũ ăn cướp có giấy phép.
Nay nước Việt Nam muốn được tự do, độc lập thì trước hết phải tuyên truyền
xã hội chủ nghĩa, phải có đoàn thể để lo công ích, mọi người lo cho quyền lợi
của nhau.

LUYỆN TẬP

1. Tóm tắt văn bản trên đây thành ba câu.
2. Tóm tắt đoạn trích Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh (trang 104) trong
khoảng mười lăm dòng.
3, Tóm tắt bài nghị luận sau đây trong khoảng mười câu.
NGHĨ VỀ CÂU CÁCH NGÔN :
"KHÔNG CÓ GÌ THUỘC VỀ CON NGƯỜI MÀ XA LẠ ĐỐI VỚI TÔI"
"Cách đây hơn một trăm năm, trong một trò chơi "tự bạch”, các con gái của
Các Mác đã nêu cho ông mười tám câu hỏi, trong đó có câu : “Câu cách ngôn mà
cha ưa thích là gì ?". Mác đã trả lời : "Không có gì thuộc về con người mà xa lạ
đối với tôi". Không riêng gì Mác mà Lê-nin và nhiều người khác đều rất yêu thích
câu cách ngôn La-tinh cổ này. Cái gì đã làm cho câu cách ngôn cổ sống mãi, và
hôm nay nó còn có ý nghĩa gì đối với chúng ta ?
Câu cách ngôn là một cách nói bóng bẩy về con người, loài người và tính
người. Có một cái gì thuộc về con người đang thống nhất mọi người lại và tôi
không thể đứng ngoài. Nói không xa lạ có nghĩa là tôi và mọi người đồng nhất,
đồng tính, đồng loại. Câu cách ngôn biểu thị, bất cứ ai sử dụng nó đều tự trực tiếp
khẳng định : Tôi thuộc về nhân loại.
Cái gì là thuộc về con người ? Có thể nói là tất cả, tất cả những gì gắn liền
với cuộc sống, sự sống của con người. Hãy nói về những khát vọng, ước mơ thầm
kín của mỗi người. Ai chẳng mong được yên ổn, no ấm, hạnh phúc, văn minh,
tiến bộ ? Ai không mong được sống trong một đất nước độc lập, tự do, dân chủ,
không ai bóc lột mình, nô dịch mình ? Ai không thích những thú vui, các thứ
hưởng thụ, và có ai lại thích khổ đau, bị sỉ nhục ? Những cái chung như vậy có
thể kể thêm rất nhiều. Chúng có thể đoàn kết con người trong cuộc đấu tranh
. chung vì cuộc sống.
Có những cái thuộc về con người nhưng nằm ngoài ý muốn của con người,
cũng đang chứng tỏ họ là đồng loại. Chẳng hạn, không ai có thể đảm bảo không
phạm sai lầm. Ngay từ thời cổ xưa, người ta đã biết điều đó. Xi-xê-rông, nhà hiền
triết Hi Lạp đã nói : "Là con người thì có sai lầm, chỉ có kẻ ngu xuẩn mới cố chấp
sai lầm của mình mà thôi". Đó là một điều tất nhiên, vì con người luôn luôn bị đặt
vào những điều kiện, hoàn cảnh phức tạp không thể biết trước và,phải quyết định
tức thời. Con người có thể đi sai đường, có thể có những quyết định không đúng,
có thể đánh giá lệch lạc một sự kiện. Đôi khi đó chỉ là chuyện nhỏ, không đáng
kể. Nhưng đôi khi con người phải trả giá đắt cho sai lầm. Mong sao cho điều đó
đừng xảy ra. Con người càng sâu sắc thì càng hay lắng nghe ý kiến người khác,
và càng biết nhiều thì càng ít mắc sai lầm.
Nhưng nếu sai lầm đã xảy ra thì sao ? Chế giễu người mắc sai lầm chăng ?
Nói xấu người đó chăng ? Mắng mỏ, quở trách một cách thô lỗ chăng ? Làm như
vậy là tàn ác, vô nhân đạo. Lê-nin có nói : “Chỉ có ai không làm gì cả thì mới
không mắc sai lầm". Người còn nói thêm : "Người thông minh không phải là
người không mắc sai lầm mà là người phạm sai lầm không trầm trọng và biết mau
chóng sửa chữa nó”.
Không ai trên trái đất này có thể hiểu biết được tất cả. Đấy cũng là một đặc
tính hết sức tự nhiên của con người. Bởi vì các kiến thức mà nhân loại tích luỹ
được là vô hạn, còn khả năng tiếp thu được của mỗi người tiếc thay, lại có hạn.
Tất nhiên, khả năng này ở mỗi người một khác, nhưng không ai có thể thật sự nắm
được tất cả.
Vì vậy, nếu ai có điều gì không biết, thì cũng chẳng có gì lạ. Trái lại, ai thành
thật thú nhận điều mình không biết thì được mọi người tôn trọng. Được làm việc
với những người có thể bộc lộ một cách chân thành : "Tôi không biết" thì dễ chịu
biết bao so với những người xét đoán người khác một cách ngạo rnạn, kiêu căng về
những điều mà họ hoàn toàn chẳng biết gì cả. Cái đáng sợ không phải là không
hiểu biết, mà là không muốn hiểu biết.
Con người còn có một đặc tính quan trọng là biết hiểu người khác. Mỗi người
đều có cách nhìn, ý thích và thói quen riêng. Không thể nào khác được, vì người ta
chẳng ai giống ai và đều có những đặc điểm cá nhân.
Có lẽ cuộc sống sẽ hết sức buồn tẻ nếu như bỗng nhiên tất cả mọi người đều
suy nghĩ hoàn toàn giống nhau, cùng thích một vật, cùng ghét một vật như nhau.
Khi đó, chúng ta có thể nói rằng con người đã biến thành những người máy không
hồn và mất một tính chất hết sức quan trọng của con người là tính chất khác biệt.
Nếu như tôi không quan tâm gì đến hình thức, đến áo quần của mình, thì đấy
là việc của tôi. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi có quyền lên án những người
khác thích mặc đẹp, hợp thời trang, vì đấy là việc của họ. Không thể đem ý thích
và thói quen của mình bắt người khác phải theo, hơn nữa còn nên tôn trọng ý thích
và thói quen của người khác.
Khi nói không có gì thuộc về con người mà xa lạ với con người là chúng ta
còn có ý nói rằng con người có thể có những lúc buồn phiền, bực bội, vấp váp, thất
bại. Trong những phút giây ấy, ta phải tế nhị, nhạy cảm và chú ý. Có những lúc
chúng ta vô tình hay hữu ý đòi hỏi ở người khác một nụ cười tươi tỉnh trong khi
người ta đang có một tâm tư buồn phiền.
Hiểu và thông cảm tâm trạng của người khác là một phẩm chất hết sức tốt đẹp
của những người có tâm-hồn nhiệt thành. Vì vậy, họ bao giờ cũng có nhiều người
bạn thực sự là bạn.
Câu cách ngôn khẳng định tiếng nói chung giữa những con người. Nắm được
tiếng nói ấy, con người sẽ hiểu nhau, chấp nhận nhau và chờ đợi nhau. Cái làm cho
con người giống nhau chính là ở chỗ mỗi người ai cũng đều là một thế giới riêng,
khác nhau. Và do khác nhau mà đều khát khao sự đồng cảm của người khác.
Câu cách ngôn thể hiện khát vọng được hoà nhập. Dù ở đâu, tình huống nào,
con người đều không muốn tách khỏi đồng loại, đứng trên hoặc đứng ngoài
đồng loại. 
Với câu cách ngôn ấy, ở đâu ta cũng có thể tìm thấy bạn bè”.

(Theo Ác-ka-đi Vác-béc, Suy nghĩ về những câu Mác trả lời con gái, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1993) 

Tin tức mới


Đánh giá

Tóm tắt văn bản nghị luận | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 2

  1.  Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Hầu trời ( Tản Đà)
  3.  Thao tác lập luận bác bỏ
  4. Đọc thơ
  5. Nghĩa của câu
  6. Bài viết số 5 ( Nghị luận văn học)
  7. Vội vàng ( Xuân Diệu)
  8. Đây mùa thu tới ( Xuân Diệu)
  9. Thơ duyên ( Xuân Diệu)
  10. Xuân Diệu
  11.  Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  12. Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử)
  13. Tràng giang ( Huy Cận)
  14. Luyện tập về nghĩa của câu
  15. Tương tư ( Nguyễn Bính)
  16. Tống biệt hành ( Thâm Tâm)
  17. Chiều xuân ( Anh Thơ)
  18. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận văn học
  19. Trà bài viết số 5
  20. Bài viết số 6 ( Nghị luận văn học - Bài làm ở nhà)
  21. Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh
  22. Chiều tối ( Mộ - Hồ Chí Minh)
  23. Lai Tân ( Hồ Chí Minh)
  24. Đọc thêm: Giải đi sớm ( Tảo giải - Hồ Chí Minh)
  25. Luyện tập về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu
  26. Kiểm tra văn học
  27. Từ ấy ( Tố Hữu)
  28. Nhớ đồng ( Tố Hữu )
  29. Luyện tập về câu nghi vấn tu từ
  30.  Thao tác lập luận bình luận
  31. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây - Phan Chu Trinh)
  32. Một thời đại trong thi ca ( trích - Hoài Thanh)
  33. Trà bài viết số 6
  34. Đọc văn nghị luận
  35. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức ( Nguyễn An Ninh)
  36.  Phong cách ngôn ngữ chính luận
  37. Trà bài kiểm tra văn học
  38. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác ( Ăng-ghen)
  39.  Tóm tắt văn bản nghị luận
  40.  Bài viết số 7 ( Nghị luận xã hội)
  41. Đám tang lão Gô-ri-ô ( Trích Lão Gô-ri-ô - Ban-dắc)
  42.  Luyện tập về phong cách ngôn ngữ chính luận
  43. Luyện tập về thao tác lập luận bình luận
  44. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ - Huy - gô)
  45.  Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  46.  Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  47. Người trong bao ( Sê-khốp)
  48. Luyện nói: Thảo luận, tranh luận
  49. Trả bài viết số 7
  50. Tôi yêu em ( Pu-skin)
  51. Đọc thêm: Bài thơ số 28 (Ta-go)
  52. Ôn tập Làm văn ( Học kì II)
  53. Tiểu sử tóm tắt
  54. Ôn tập về Văn học ( Học kì II)
  55.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  56. Bài viết số 8 ( Kiểm tra tổng hợp cuối năm)
  57. Tổng hợp phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học
  58.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt ( Tiếp theo)
  59.  Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  60. Tổng kết phần văn học Việt Nam
  61. Tổng kết về Làm văn
  62. Trả bài viết số 8

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.