Nội Dung Chính
TIỂU DẪN
Thâm Tâm (1917 - 1950) tên khai sinh là Nguyễn Tuấn Trình, sinh tại thị xã
(nay là thành phố) Hải Dương, tỉnh Hải Dương, trong một gia đình nhà nho
nghèo. Năm 1938, ông theo gia đình lên Hà Nội kiếm sống. Ông vẽ tranh, làm
thơ, viết truyện, soạn kịch, minh hoạ sách báo, nhưng thơ vẫn được biết đến
nhiều hơn cả. Là một nhà thơ mới mang tâm sự của "thời đại cái tôi”, nhưng
Thâm Tâm có giọng thơ rắn rỏi, gân guốc, phảng phất hơi thơ cổ, nhất là ở
(1) Tống biệt hành : Bài hành tiễn biệt người đi xa.
những bài hành (Can trường hành, Vọng nhân hành, Tống biệt hành,..).
Trong thơ ông, sau những tâm sự u uất đó đây, là một lòng yêu nước kín đáo
và cả khát vọng "lên đường" - trước hết là để thoát khỏi cuộc sống quẩn
quanh, bế tắc.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Thâm Tâm. gia nhập quân đội, lên Việt
Bắc tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông vừa làm thư kí toà soạn
báo Vệ quốc quân (nay là báo Quân đội nhân dân) vừa sáng tác. Trên đường
tham gia chiến dịch Biên giới, Thâm Tâm đã đột ngột qua đời.
Thâm Tâm được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật
năm 2007.
Tống biệt hành là thị phẩm tiêu biểu nhất của Thâm Tâm trước Cách mạng
tháng Tám 1945.
Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
'Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?
Đưa người, ta chỉ đưa người ấy
Một giất gia đình, một dứng dưng...
—Li khách ! Li khách ! Con dường nhỏ,
Chí nhớn chưa về bàn tay không,
Thì không bao giờ nói trở lại !
Ba năm mẹ già cũng đừng mong.
Ta biết người buồn chiều hôm trước,
'Bây giờ mùa hạ sen nở nối,
Một chị, hai chị cũng như sen,
'Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.
(1) Giã : từ biệt.
(2) Li khách : người ra đi.
Ta biết người buồn sáng hôm nay :
Giời chưa mùa thu tươi lắm thay,
m nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay...
Người đi ? Ù nhỉ, người đi thực !
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.
1940
(Thơ Thâm Tâm, NXB Văn học, Hà Nội, 1998)
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
1. "Li khách" ở đây có gia cảnh như thế nào và có bổn phận ra sao trước gia cảnh ấy ? Vì sao nhân vật này lại từ giã gia đình để lên đường ?
2. Một mặt, "li khách" có thái độ "dửng dưng" ("Một giã gia đình, một dửng dưng"), mặt khác, "li khách" lại rất buồn ("Ta biết người buồn chiều hôm trước", "Ta biết người buồn sáng hôm nay", "Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?"....). Vì sao ở "li khách” lại có tâm trạng mâu thuẫn như thế ?
3. Phân tích bốn câu thơ đầu :
Đưa người, ta không đưa qua sông
'Sao có tiếng Sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?
4. Anh (chị) hãy nhận xét về âm thanh và vần điệu của bốn câu thơ sau :
Ta biết người buồn chiều hôm trước,
Bây giờ mùa hạ sen nở nối,
Một chị, hai chị cũng như sen,
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.
Những âm thanh và vần điệu như thế góp phần thể hiện được điều gì trong tâm trạng của "li khách” ?
5. Anh (chị) có nhận xét gì về cách đặt câu, lối so sánh và trật tự hình ảnh trong ba câu cuối :
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu Say.
Hãy phân tích hình ảnh và nội dung cảm xúc trong ba câu thơ trên.
6. Qua bài thơ, anh (chị) hiểu "Ii khách” là người như thế nào ? Hãy nêu những cảm nhận của mình về vẻ đẹp của nhân vật này.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn