Nội Dung Chính
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Nắm được các kiến thức về thể loại văn học làm cơ sở
cho việc đọc - hiểu văn bản văn học.
Biết khái quát, đánh giá nội dung, tư tưởng và nghệ thuật
của văn bản văn học.
I. NHỮNG KIẾN THỨC VỀ THỂ LOẠI
1. Đặc điểm của văn bản thơ và cách đọc thơ.
2. Đặc điểm chung của tiểu thuyết, truyện ngắn và cách đọc các thể loại đó.
3. Đặc điểm của văn bản kịch và cách đọc văn bản kịch.
4. Đặc điểm của văn nghị luận và cách đọc văn nghị luận.
5. Đặc điểm các thể văn cổ như văn fế, chiếu, điều trần, kí sự và những điều
_ cần lưu ý khi đọc các thể văn đó.
6. Đặc điểm của các thể thơ cổ như ¿hơ Đường luật (thất ngôn bát cú, tứ tuyệt),
thơ cổ thể (ca, hành), thơ hát nói và những điều cần lưu ý khi đọc các thể thơ đó.
7. Đặc điểm của thể loại phóng sư.
8. Sự khác biệt giữa thơ mới và thơ cổ điển.
II. PHƯƠNG PHÁP KHÁI QUÁT NỘI DUNG, TƯ TƯỞNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC
1, Khái quát các nội dung, tư tưởng chủ yếu của văn bản văn học
Trên cơ sở đọc - hiểu ý nghĩa của từ ngữ, câu, đoạn, nắm bát ý chính được
truyền đạt qua các phương tiện biểu đạt, người đọc phải biết khái quát. Yêu cầu
của khái quát là rút ra một cách chuẩn xác và ngắn gọn những điều chủ yếu trong
đề tài, chủ đề, cũng như thái độ của tác giả được biểu đạt trong văn bản văn học,...
Học cách tóm tắt văn bản văn học chính là thao tác đưa đến kĩ năng khái quát nội
dung chủ yếu của văn bản. Nhưng việc khái quát mang tính chủ động, sáng tạo
hơn là tóm tắt, nghĩa là người đọc phải tự lựa chọn tư tưởng chủ yếu của văn bản
trên cơ sở đã cảm nhận. Chảng hạn, khái quát nội dung bài Chiếu cầu hiển
(do Ngô Thì Nhậm viết), có thể nói đó là bài văn kêu gọi người hiền tài ra giúp
nước, đồng thời đề ra ba biện pháp cụ thể nhằm chiêu tập người hiền tài. Khái quát
nội dung bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có phần khó hơn. Ở đây có vẻ
đẹp mùa thu của quê hương, làng cảnh, có khuynh hướng ẩn dật, lánh đời, có nỗi
buồn do "Tựa gối buông cần lâu chẳng được”, nhưng chủ yếu là khát vọng một
không gian thanh vắng, yên nh cho tâm hồn. -
Mỗi văn bản văn học có nhiều ý lớn, nhỏ, hợp thành tư tưởng của văn bản. Sự
khái quát đòi hỏi phải lựa chọn thông tin quan trọng phù hợp với nội dung và lời
văn của văn bản văn học. Người đọc có thể tìm hiểu các từ then chốt trong nhan đề
(như Hạnh phúc của một tang gia, Thương vợ,...) ; có thể dựa vào câu hoặc đoạn văn
tiêu biểu nhất, chẳng hạn đoạn chị em Liên đêm đêm cố thức để xem chuyến tàu từ
Hà Nội về (Hai đứa trể — Thạch Lam), hoặc đoạn người tử tù Huấn Cao cho chữ
(Chữ người tử tà — Nguyễn Tuân) ; có thể căn cứ vào các từ được lặp đi lặp lại như
chìa khoá của văn bản ; có thể dựa vào tính cách, số phận của nhân vật chính, hoặc
mâu thuẫn chủ yếu như trong đoạn trích Vĩnh biệt Cứu Trùng Đài (kịch Vũ Như Tô —
Nguyễn Huy Tưởng),... để khái quát tư tưởng của văn bản.
2. Khái quát đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của văn bản văn học
Đồng thời với việc khái quát nội dung, tư tưởng, cần nắm bắt đặc điểm hình
thức nổi bật của văn bản văn học. Trước hết là nhận ra đặc điểm thể loại : thơ, truyện,
nghị luận, kí sự, v.v. Sau đó là nhận ra cách viết của tác giả. Tuỳ theo loại văn bản
mà tìm hiểu cách viết, bao gồm lời lẽ, kết cấu, các phép tu từ, ngôi kể (thứ nhất hay
thứ ba), giọng điệu: Cuối cùng, nhận ra nét riêng, độc đáo của văn bản văn học.
Để nắm bắt được các đặc điểm nêu trên, cần so sánh với các văn bản văn học
tương đồng hay khác biệt. Ví dụ so sánh bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính với ca
đao, so sánh ngôn từ của truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) với đoạn trích Hạnh
phúc của một tang gia (Số đỏ — Vũ Trọng Phụng),...
III. ĐÁNH GIÁ NỘI DŨNG TƯ TƯỞNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC
1. Đánh giá nội dung, tư tưởng của văn bản văn học
Đọc một văn bản, nhất là văn bản nghệ thuật, người đọc phải biết đánh giá nội
dung, tư tưởng của văn bản. Trên cơ sở khái quát tư tưởng chủ yếu của văn bản văn
học, người đọc phải nhận ra tư tưởng nhân văn, khuynh hướng dân chủ, tiến bộ,
tinh thần yêu nước, yêu hoà bình, ý thức phê phán các tư tưởng phi nhân đạo,
chuyên chế, dối trá. Đó là những giá trị cơ bản của văn học. Người đọc phải chỉ ra
được đóng góp riêng của từng văn phẩm, thi phẩm để làm sâu sắc thêm các tư tưởng lớn của nhân loại. Người đọc cần nêu ra những điểm mình tâm đắc, đồng
cảm, thích thú và có thể nêu cả những điểm còn băn khoăn. Để hiểu giá trị đặc sác trong tư tưởng của văn bản, người đọc cần đọc nhiều tác phẩm để so sánh ; đồng
thời cân có tri thức về văn học sử, về bối cảnh xã hội quá khứ hay cuộc sống hiện
tại để cảm nhận thật sâu sắc một tư tưởng độc đáo, mới mẻ nào đó.
2. Đánh giá đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của văn bản văn học
Dựa trên yêu cầu về sự thống nhất giữa hình thức với nội dung. người đọc
kháng định giá trị và sự phù hợp của hình thức nghệ thuật với nội dung, tư tưởng :
chỉ rõ những đặc điểm độc đáo về hình tượng nhân vật, về ngôn từ, chỉ tiết nghệ
thuật, kết cấu, đặc biệt là những đặc điểm mà mình cảm thấy thích thú. Đó có
thể là những từ dùng đất, những chỉ tiết độc đáo, cách vẽ chân dung mới lạ, cách
kể chuyện khác thường, nhờ đó mà người đọc thêm yêu tác phẩm.
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
1. Kiến thức về thể loại có ý nghĩa như thế nào đối với việc đọc - hiểu văn bản văn học ?
2. Nêu những yêu cầu về phương pháp khái quát và đánh giá nội dung, tư tưởng và
nghệ thuật của văn bản văn học.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn