Tổng kết phần văn học Việt Nam | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Nắm vững và hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về
văn học Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn II
Nâng cao (rên hai bình diện :
— Lịch sử văn học (từ trung đại đến hiện đại).
—Thể loại văn học, đặc biệt là những thể loại mới, xuất hiện
thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.

Phần văn học Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn lI Nâng cao có hai
nội dung lớn :
- Về lịch sử văn học, gồm các sự kiện văn học thuộc hai thời kì : văn học trung
đại và văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.
- Về thể loại, gồm các tác phẩm thuộc hầu hết các thể thơ, văn từ cổ điển
đến hiện đại : thất ngôn bát cú Đường luật, tứ tuyệt cổ điển, thơ cổ thể, văn tế, kí
sự, tuồng, thơ mới, kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, nghị luận chính trị,
phê bình văn học,...
Vì vậy, tổng kết phần văn học Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn II
Nâng cao, cần chú ý đến hai phương diện : lịch sử văn học và thể loại văn học.

A - VỀ LỊCH SỬ VĂN HỌC

I- THỜI KÌ VĂN HỌC TRƯNG ĐẠI

Mở đầu chương trình là một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của hai giải đoạn
cuối cùng ở thời kì văn học trung đại (giai đoạn từ thế kỉ XVIH đến nửa đầu thế
kỉ XIX và giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX)..

1. Đây là thời kì văn học vận động mạnh mẽ theo hướng dân tộc hoá, dân chủ
hoá trên cơ sở tình trạng khủng hoảng sâu sắc của ý thức hệ phong kiến, của

(*) Bài này chủ yếu ôn tập những tri thức về văn học Việt Nam thời trung đại (Học kì I) và văn học
Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 trong sách giáo khoa Ngữ văn lI
Nâng cao.

mĩ học và thi pháp văn học trung đại, có nghĩa là đạo lí phong kiến không còn
thiêng liêng nữa và những quy phạm vốn rất chặt chẽ của văn học trung đại trở nên
lỏng lẻo, thậm chí bị vi phạm nghiêm trọng.
Hồ Xuân Hương với bài Tự ình (bài II), Cao Bá Quát với Bài ca ngắn đi trên
bãi cát, Nguyên Công Trứ với Bài ca ngất ngưởng có thể xem là tiếng nói của
những tâm hồn lớn vùng vẫy trong cái "lồng” tù túng của chế độ phong kiến, nhiều
khi rơi vào tình trạng chán chường, thậm chí cùng đường, bế tắc, phản ánh nỗi ấm
ức, bức bối của lịch sử trên đà phát triển đã bị kìm hãm trong khuôn khổ chật hẹp,
lỗi thời của chế độ phong kiến đã đến hồi mạt vận.
2, Đây cũng là giai đoạn lên ngôi của tiếng Việt văn hoá, của thơ Nôm với
những kiệt tác của Hồ Xuân Hương (Tự tình, bài II, Nguyễn Đình Chiểu (Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc), Nguyễn Khuyến (Câu cá mùa thu, Tiến sĩ giấy), Tú Xương
(Vịnh khoa thi Hương, Thương vọ),... Các nguyên tắc mĩ học của văn chương chính
thống trung đại như sử dụng ước lệ dày đặc, uyên bác, cách điệu hoá, không coi
trọng cá tính nhà văn,... trở nên lỏng lẻo.
3. Ý thức cá nhân thức tỉnh khá mạnh mẽ trong giới cầm bút dẫn đến trong
lĩnh vực văn xuôi chữ Hán xuất hiện một số tác phẩm kí (Thượng kinh kí sự của Lê
Hữu Trác, Đặng Dịch Trai ngôn hành lục của Đặng Huy Trứ,...). Các tác giả có
nhu cầu ghi chép trung thực những sự thật bằng con mắt quan sát và đánh giá của
cá nhân đối với ngoại giới cũng như đối với nội tâm mình.
4. Tuy nhiên, điều kiện xã hội, lịch sử chưa cho phép con người có sự thức
tỉnh thật sâu sắc về ý thức cá nhân ; điều kiện giao lưu văn hoá với nước ngoài vẫn
còn thu hẹp trong vùng ảnh hưởng của Trung Hoa cổ, trung đại. Vì thế, nhu cầu
hiện đại hoá văn học tuy đã có một số dấu hiệu khởi đầu, vẫn chưa được đặt ra.
Thêm vào đó, sự kiện thực dân Pháp xâm lược nước ta từ năm 1858 khiến cho mọi
mặt của đời sống xã hội, trong đó có văn học, phải tập trung vào nhiệm vụ cứu
nước. Vấn đề sống còn của cộng đồng phải đặt lên hàng đâu, các vấn đề khác phải -
tạm thời dẹp đi, trong đó có yêu cầu giải phóng cá nhân, đấu tranh cho hạnh phúc
cá nhân. :

II. THỜI KÌ VĂN HỌC TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

Từ đầu thế kỉ XX nền văn học Việt Nam chuyển sang một thời kì mới : thời kì
văn học hiện đại.

1. Về cơ sở xã hội và văn hoá của thời kì văn học từ đâu thế kỉ XX đến

Cách mạng tháng Tám 1945
a) Về mặt xã hội
Năm 1884, Hiệp ước Pa-tơ-nốt (Patenôtre) được kí kết, triều đình Huế dâng
toàn bộ đất nước ta cho thực dân Pháp. Từ hoạt động quân sự, thực dân Pháp
chuyển sang hoạt động kinh tế, tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa đại quy mô
(trước và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918), biến nước ta từ một nước
phong kiến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Từ Nam ra Bác hình thành
những đô thị, thị trấn có tính chất tư bản chủ nghĩa với sự ra đời của những tầng
lớp xã hội mới : công nhân, tư sản, tiểu tư sản, dân nghèo thành thị,...
Thực dân Pháp áp đặt một chế độ thống trị hết sức tàn bạo và ra sức bóc lột
nhân dân ta, vơ vét tài nguyên của đất nước ta. Nhưng chúng đã vấp phải tinh thần
kiên cường bất khuất của một dân tộc có truyền thống yêu nước lâu đời và sức
sống mãnh liệt. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tuy bị đàn áp dã man
nhưng vẫn liên tiếp nổ ra và ngày càng mạnh mẽ : phong trào Cần vương, Đông
du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy tân hội, khởi nghĩa Yên Thế, cao trào cách mạng
vô sản 1930 - 1931, Mặt trận Dân chủ Đông Dương, khởi nghĩa Nam Kì, Mặt trận
Việt Minh, Cách mạng tháng Tám 1945.
b) Về mặt văn hoá
— Quan hệ giao lưu văn hoá từ khu vực văn hoá Trung Hoa cổ, trung đại mở ra
với thế giới hiện đại, trước hết là văn hoá Pháp, -
— Sự áp đặt chính sách văn hoá nô dịch của chính quyền thực dân, tuy rất nặng | nề, vẫn không ngăn cản được ảnh hưởng của nhiều xu hướng văn hoá tiến bộ của
thế giới qua những trí thức yêu nước và cách mạng.

2. Về những đặc điểm của thời kì văn học từ đầu thế kỉ XX đến

Cách mạng tháng Tám 1945
Đặc điểm của một thời kì văn học phải được rút ra từ sự khảo sát toàn diện và
có hệ thống bản thân thời kì văn học ấy. Những đặc điểm đó giúp phân biệt thời kì
văn học này với các thời kì trước và sau nó.
Bài Khái quát văn học Việt Nam từ đâu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám
1945 đã nêu lên và phân tích ba đặc điểm cơ bản của văn học thời kì này :
— Về diện mạo : Nền văn học được hiện đại hoá.
192
- Về tốc độ phát triển : Nền văn học phát triển hết sức mau lẹ.
~ Về cấu trúc : Nền văn học có sự phân hoá phức tạp thành nhiều bộ phận, xu
hướng, trường phái khác nhau.
Để hiểu sâu hơn các đặc điểm trên, cần lưu ý thêm những điều sau đây :
a) Khi nói nền văn học được hiện đại hoá có nghĩa là đã thoát ra khỏi tư tưởng
mñ học và hệ thống thi pháp của văn học trung đại. Sự thức tỉnh sâu sắc của ý thức
cá nhân trong giới cầm bút (chủ yếu thuộc tầng lớp trí thức tiểu tư sản Tây học) là
cơ sở tư tưởng của mĩ học và thi pháp văn học hiện đại.
- Quá trình hiện đại hoá của nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX không
phải diễn ra đơn giản một sớm một chiều mà trải qua ba bước, thực hiên bởi ba thế
hệ cầm bút. Sự thay đổi tư tưởng mĩ học không chỉ là chuyện của Ií trí thuần tuý
_ mà còn là chuyện của tình cảm, cảm xúc. Điều này không thể giải quyết dễ dàng ở
thế hệ xuất thân Nho học như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,... Trong thơ văn
tuyên truyền cách mạng, họ tỏ ra đã đổi mới cơ bản về tư tưởng chính trị, xã hội,
học thuật. Nhưng trong sáng tác nghệ thuật, họ vẫn làm thơ Đường luật bằng chữ
Hán, nhân vật trữ tình vẫn là những đấng trượng phu đội trời đạp đất” — con người
của vũ trụ càn khôn :
Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển đời.
[...] Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiên ra khơi.
(Phan Bội Châu - Lm biệt khi xuất dương)
- Thế hệ thứ hai phần nhiều là trí thức Tây học lớp đầu tiên như Hồ Biểu
Chánh, Hoàng Ngọc Phách,... Ngoài ra là một số nhà nho chịu ảnh hưởng của lối
sống đô thị và văn hoá phương Tây hiện đại như Tản Đà chẳng hạn. Sáng tác của
họ ra đời vào những năm hai mươi của thế kỉ XX, đã có tính hiện đại rõ rệt, nhất là
trong văn xuôi. Tuy nhiên, không kể những cây bút Nho học, ngay những nhà văn
thuộc lớp trí thức Tây học đầu tiên này cũng chưa thoát hẳn ra khỏi duyên nợ với
văn chương trung đại. Chẳng hạn, một số tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh căn bản
thuộc chủ nghĩa hiện thực và phỏng theo tiểu thuyết Pháp thế kỉ XIX, nhưng vẫn
chưa thoát khỏi kiểu kết cấu chương hồi và lối kết thúc có hậu. Bài thơ Háâu Trời
của Tản Đà cũng vậy, tuy thể hiện một cái zôi khá mới mẻ, nhưng vân chưa hẳn là
cái tôi thơ mới, hình thức thơ tuy đã có những yếu tố mới, nhưng chưa phải là thơ
hiện đại,...
- Phải đến khoảng đầu những năm ba mươi của thế kỉ XX nền văn học nước ta
mới có thể được xem là thực sự hiện đại trên mọi thể loại, từ nội dung đến hình
thức. Làm nên giai đoạn văn học này là một lớp trí thức Tây học rất trẻ tuổi. Họ
không còn vương vấn gì đáng kể với Hán học và quan niệm thẩm mĩ trung đại,
đồng thời lại thấm nhuần sâu sắc văn hoá, văn học phương Tây.
— Trong quá trình hiện đại hoá của nền văn học Việt Nam, thơ đổi mới chậm
hơn văn xuôi một bước. Bởi vì thơ ca trung đại Việt Nam có truyền thống lâu đời
với nhiều tài năng đã tạo nên một quyền uy rất lớn, không dễ gì thay đổi những
nguyên tắc mĩ học của nó. Trong khi văn xuôi tiếng Việt hầu như vắng mặt trong
truyền thống văn học dân tộc, nên không có một lực bảo thủ nào trì kéo cả. Những
lớp trí thức Tây học cứ theo mô hình của văn xuôi hiện đại phương Tây mà tập viết
báo, viết văn, từ phiên dịch, mô phỏng, phóng tác mà đi dần đến sáng tác thật sự.
Văn xuôi hiện đại, vì thế, ra đời rất sớm, ngay từ cuối thế kỉ XIX ở Nam Bộ.
Tuy nhiên, mọi cuộc cách tân văn học muốn đạt tới thành công, không thể
đoạn tuyệt với truyền thống. Truyền thống càng lớn, càng dày, nhưng một khi đã
khai thác và phát huy được theo yêu cầu của mĩ học và thi pháp hiện đại, thì công
cuộc cách tân càng đạt được thành tựu lớn, phong phú và vững chắc. Đó là phép
biện chứng của quy luật kế thừa và đổi mới của văn học nghệ thuật. Thành tựu rực
rỡ của phong trào Thơ mới là một bằng chứng. |
b) Về tốc độ phát triển hết sức mau lẹ của nền văn học Việt Nam thời kì
1900 - 1945, cần được giải thích từ gốc rễ : đân tộc ta có một sức sống quật cường
mãnh liệt, sức sống ấy không chỉ phát lộ trong những chiến công vĩ đại chống
ngoại xâm, mà còn thể hiện trong nền văn hoá, trong tiếng nói, trong văn chương
nghệ thuật. Vị trí của đất nước giữa hai nền văn hoá lớn : Trung Quốc và Ấn Độ
(nói như Chế Lan Viên, đấy là những "bể người" và "bể chữ") ; dân tộc phải trải
qua một nghìn năm Bắc thuộc, ngót trăm năm :Pháp thuộc và luôn luôn bị xâm
lược bởi những kẻ địch hùng mạnh như các triều đại phong kiến Trung Hoa và các
đế quốc Pháp, Nhật. Vậy mà tiếng nói riêng, nên văn hoá nghệ thuật riêng của dân
tộc chẳng những vẫn giữ được mà ngày càng phát triển phong phú hơn, có bản sắc đậm đà hơn.
Sức sống ấy bị chế độ phong kiến chuyên chế và bảo thủ phong bế, kìm hãm
kéo dài cho mãi đến tận cuối thế kỉ XIX. Đến khi chế độ phong kiến suy đổi,
rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc, sức sống ấy mới cựa quậy, vùng vẫy với
thơ Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ,...
Đầu thế kỉ XX, khi chế độ phong kiến và ý thức hệ phong kiến mất uy quyền,
thì chủ nghĩa thực dân lại áp đặt một chính sách văn hoá phản động. Tuy nhiên, sự
tiếp xúc với những luồng tư tưởng, văn hoá tiên tiến trên thế giới, trên cơ sở phong
trào cách mạng phát triển liên tục và ngày càng sâu rộng, đã giải phóng sức sống
ấy và kích thích nó phát triển.
Nhưng trong hoàn cảnh đất nước ta thời Pháp thuộc, sức sống văn hoá ấy tiềm
ẩn ở đâu, trong tầng lớp xã hội nào ? Chủ yếu ở tầng lớp trí thức tiểu tư sản Tây
học. Trong nền văn học hiện đại 1900 - 1945, tầng lớp này đóng vai trò tương tự
như vai trò của trí thức Hán học thời kì văn học trung đại.
Do môi trường sinh hoạt đô thị và ảnh hưởng của tư tưởng, văn hoá phương
Tây hiện đại, ở những trí thức này có sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân. Họ
khao khát làm được một cái gì đó để có thể khẳng định sự tồn tại có ý nghĩa của cá
nhân mình trong xã hội. Chẳng hạn, làm cách mạng, học hành đỗ đạt cao, hoặc
làm nghề kinh doanh cạnh tranh cùng tư bản thực dân. Tuy nhiên, những con
đường ấy đều chỉ phù hợp với ước mơ của họ, chứ không thích hợp với điều kiện
kinh tế, xã hội và bản chất giai cấp của họ. Giữa lúc ấy, họ phát hiện ra nghề văn,
một thứ nghề không cần vốn, không cần học hành nhiều, lại có vẻ rất đễ thực hành
vì chỉ cần ngồi tưởng tượng thêu dệt ra chuyện này, chuyện khác, hoặc nói như
Xuân Diệu : "Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây". Ấy vậy mà không danh giá nào
có thể sánh được. Báo Nam phong cho biết : Ngày nay "các nước Âu - Mĩ trọng
các nhà văn sĩ lớn hơn các bậc đế vương vì cái công nghiệp tỉnh thần có giá trị quý
báu ảnh hưởng sâu xa hơn là những sự nghiệp nhất thời". Nhân vật văn sĩ Hộ trong
truyện Đời thừa của Nam Cao khao khát viết được một tác phẩm đoạt giải Nô-ben
và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, chính là đã mang tâm lí của anh tiểu tư sản
trí thức thời đó. Nghề văn còn hấp dẫn hơn nữa vì nó vẫn được coi là nghề tự do và
viết văn là sự đóng góp vào việc giữ gìn tiếng nói dân tộc và xây dựng nền văn hoá dân
tộc. Điều này đã an ủi rất nhiều lòng tự trọng, tỉnh thần yêu nước không lúc nào
nguôi trong tâm hồn của họ. Đó là lí do khiến họ lao vào nghề văn một cách ào ạt,
hăm hở như tìm được một lẽ sống, một lối thoát tốt đẹp. Họ đã đẩy mạnh tốc độ
phát triển của văn học thời kì 1900 - 1945 với tinh thần đó. Tuy nhiên, trong thực
tế, người tài thì ít, kẻ bất tài thì nhiều và đã để lại khá nhiều thứ văn chương tầm
thường, rác rưởi.
Ngoài ra còn phải kể đến lí do thiết thực này : Ở thời kì 1900 - 1945, văn
chương trở thành một thứ hàng hoá và viết văn trở thành một nghề kiếm sống. Đó
là những nhân tố có tác dụng kích thích không nhỏ tới người viết văn, làm sách.
c) Văn học Việt Nam thời kì 1900 - 1945 có một cấu trúc phức tạp, bao gồm
nhiều bộ phận, xu hướng, trường phái khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Đặc biệt
do tồn tại dưới quyền thống trị của thực dân nên có hai bộ phận phân biệt với
nhau, trước hết ở thái độ chính trị : trực tiếp chống thực dân Pháp (bộ phận văn
học bất hợp pháp) và không trực tiếp chống thực dân Pháp (bộ phận văn học hợp
pháp). Tuy vậy, tất cả đều là tiếng nói tâm hồn của một dân tộc và là những thành
phần cấu tạo nên nền văn học dân tộc, vì thế vân có những đặc điểm thống nhất.
— Về tr tưởng, các bộ phận, các xu hướng, trường phái, dù là bất hợp pháp hay
hợp pháp, dù là lãng mạn hay hiện thực, đều phát huy truyền thống yêu nước và
nhân đạo của văn học dân tộc trên lập trường dân chủ. Vấn đề là ở mỗi bộ phận, mỗi
xu hướng lại thể hiện những tư tưởng ấy ở những mức độ và dạng thức khác nhau.
Ở bộ phận văn học bất hợp pháp (hay cách mạng), yêu nước là chống thực dân
và tay sai, kêu gọi đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhân đạo không chỉ là thông cảm
với nỗi khổ cực của nhân dân hay phát hiện ở họ những phẩm chất tốt đẹp mà còn
thấy ở họ khả năng cải tạo hoàn cảnh, trở thành những anh hùng. Dân chủ là triệt
để chống đế quốc, phong kiến và mọi hình thức áp bức, bóc lột ; đấu tranh cho
quyền làm chủ của nhân dân, cho lí tưởng xã hội chủ nghĩa.
Ở bộ phận văn học hợp pháp, lòng yêu nước thể hiện kín đáo hơn. Đó là tình
yêu thiên nhiên, đất nước, yêu vẻ đẹp của tâm hồn Việt Nam, của văn hoá, phong
tục, của văn chương nghệ thuật và tiếng nói của dân tộc mình ; là nỗi đau đớn tủi
nhục trước cảnh mất nước và phải sống với thân phận nô lệ.,... Nhân đạo là lên án
bọn thống trị áp bức bóc lột nhân dân, phản ánh với thái độ cảm thông sâu sắc nỗi
khổ của nhân dân, là nỗi đau đời. Dân chủ là hướng về quần chúng đông đảo, coi
đấy là đốt tượng chính của văn học, khai thác và phát huy vẻ đẹp của nghệ thuật
nhân dân và của tiếng nói nhân dân,...
— Về hình thức, văn học thời kì này dù ở bộ phận nào, xu hướng nào, cũng đều
phải đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá. Đó là xu thế tất yếu của thời đại. Giải quyết
yêu cầu này, trong hoàn cảnh nước ta, trước hết phải tính công cho những cây bút
ở bộ phận văn học hợp pháp. Đi tiên phong trong những cuộc cách tân, hiện đại
hoá văn học thường lại là những cây bút thuộc xu hướng lãng mạn (các nhà thơ
mới, các cây bút tiểu thuyết Tự lực văn đoàn,...), vì họ nhạy cảm hơn ai hết với
những quy phạm khắt khe đã trở nên lỗi thời của thi pháp văn học trung đại. Bộ
phận văn học bất hợp pháp cũng từng bước được hiện đại hoá nhờ tiếp thu kinh
nghiệm của các cây bút ở bộ phận văn học hợp pháp (như Tố Hữu chịu ảnh hưởng
phong trào Thơ mới chẳng hạn). Riêng Nguyễn Ái Quốc, sống ở môi trường văn
hoá phương Tây hiện đại, nên ngay từ đầu những năm hai mươi của thế kỉ XX
đã sớm thực hiện được cuộc cách tân hiện đại hoá sâu sắc trong các sáng tác
của mình.

B- VỀ THỂ LOẠI VĂN HỌC

Như đã nói ở trên, phần văn học Việt Nam trong sách giáo khoa Meữ văn 11
Nâng cao, gồm những tác phẩm thuộc rất nhiều thể loại khác nhau từ cổ điển đến
hiện đại.
Nhằm mục đích cơ bản là hướng dẫn và tập cho học sinh đọc - hiểu tác phẩm
văn học, vì thế sách giáo khoa Wgữ văn Náng cao coi việc cung cấp tri thức về thể
loại văn học là yêu cầu hàng đâu. Sách giáo khoa đã cung cấp những tri thức này
trong phân Tr¡ thức đọc - hiểu đặt sau mỗi bài học.
Để củng cố và hệ thống hoá những tri thức ấy, cần chú ý mấy điểm sau đây :
1. Tất cả các thể văn có trong lịch sử văn học từ trung đại đến hiện đại đều có
thể phân làm hai loại lớn : một là văn hình tượng (hay còn gọi văn nghệ thuật), hai
là văn nghị luận (bao gồm các loại văn học thuật).
Loại thứ nhất là sản phẩm của tư duy nghệ thuật, nó sáng tạo ra những hình
tượng sinh động và đẹp, không phải chỉ để truyền đạt những khái niệm lí trí mà
trước hết và chủ yếu để chuyển tải tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ. Loại thứ hai là sản
phẩm của tư duy lô gích. Sức mạnh của nó là ở lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén,
luận cứ xác đáng. Nó tác động trước hết đến nhận thức lí trí của người đọc. Đó là
tiêu chí khác nhau để đánh giá hai loại văn này.
Thời trung đại hay thời hiện đại đều có hai loại văn nói trên. Điều khác nhau
chỉ là ở thời trung đại, ranh giới giữa chúng không thật rạch ròi và loại văn học
thuật thường được coi trọng hơn. Đến mãi đầu thế kỉ XX, Nguyên Bá Học, Phạm
Quỳnh, Tản Đà vẫn còn quan niệm như vậy. Thời hiện đại thì khác, người ta muốn
nâng cao vị thế của văn chương nghệ thuật và trong nhiệm vụ xây đắp nền quốc
văn mới, cả hai loại đều được chú trọng và đều có những thành tựu rực rỡ.
2. Các thể loại văn trung đại của thời kì này được tuyển học trong chương
trình (thơ Đường luật, thơ cổ thể, văn tế, kí sự,...) đều ra đời trong sự khủng hoảng
của thi pháp văn học trung đại. Khi phân tích các tác phẩm này, cân đối chiếu với
những nguyên tắc thi pháp chính thống của văn học trung đại để xem xét những
chỗ "lệch pha” của nó như thế nào từ nội dung đến hình thức. Nhìn chung, chỗ đặc
sắc nhất của các tác phẩm này thường lại do những chỗ "lệch pha" đó. Từ thơ Hồ
Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương đến văn tế của Nguyễn
Đình Chiểu,... đều như vậy.
3. Về các thể loại văn học hiện đại, trước hết cần lưu ý đến khái niệm (hơ mới
a) Thơ mới là một tên gọi chỉ một hiện tượng văn học riêng với tính lịch sử cụ
thể của nó. Nay nó không còn mới nữa, nhưng vẫn được gọi là thơ mới để ghi lại
một hiện thực lịch sử.
Thơ cũng như con người, có phần xác và phần hồn. Khi thơ mới vừa ra đời,
người ta tưởng như có thể nhận diện nó dễ đàng từ hình xác và gọi nó là thơ tự do
(lúc đầu nó muốn phá phách niêm luật của thơ cổ điển, đưa văn xuôi ồ ạt vào thơ).
Về sau mới thấy nếu chỉ căn cứ vào phần xác của thơ thì khó phân biệt được. Vì
thơ mới về sau lại trở về với nhiều cái "xác" cũ : thất ngôn, lục bát, thậm chí thất
ngôn bát cú Đường luật như trường hợp thơ Hàn Mặc Tử, Quách Tấn,... Cho nên
người ta có nhu cầu phân biệt thơ mới, thơ cũ ở phần hồn của nó. Ấy là cái tôi thơ
mới với cách nhìn đời bằng đôi mát "xanh non” (Xuân Diệu) trẻ trung tươi mới,
ngơ ngác trước thiên nhiên và cuộc sống đầy sắc hương quyến rũ. Nhưng liên đó,
cảm thấy tất cả không thuộc về mình, nó hoàn toàn bơ vơ, cô đơn trước không gian
mênh mông và thời gian vô tận.
Hoài Thanh trong bài tổng kết về phong trào Thơ mới (Một thời đại trong
thi ca — Thi nhân Việt Nam) đã đưa ra định nghĩa chính xác về thơ mới dựa vào sự
` cảm nhận linh hồn của nó mà ông gọi là "tinh thần thơ mới”.
b) Một đặc điểm của văn học Việt Nam thời kì 1900 - 1945 là sự nở rộ của cá
tính, phong cách nhà văn. Điều này thể hiện rất rõ ở mặt thể loại của các tác phẩm.
Vì thế, để củng cố, đào sâu và mở rộng tri thức về thể loại văn học qua các tác
phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn II Nâng cao, không gì hơn là so sánh chúng
với nhau để nhận ra những đặc sác không lặp lại của các cây bút trong việc sử dụng
và khai thác tiểm năng của các thể loại. Chẳng hạn, so sánh các truyện ngắn của
Nguyễn Ái Quốc (“Vi hành"), Nguyễn Tuân (Chữ người tử tì), Nguyễn Công
Hoan (Tỉnh thần thể dục), Thạch Lam (Hai đứa trẻ), Nam Cao (Chí Phèo),... hoặc
so sánh các bài thơ của Hồ Chí Minh (Chiều tối, Giải đi sớm), Tản Đà (Hầu Trời),
Xuân Diệu (Vội vàng), Hàn Mặc Tử (Đây thôn Vĩ Dạ), Huy Cận (Tràng giang),
Tố Hữu (Tờ ấy).... hay so sánh nghệ thuật trào phúng của Nguyễn Công Hoan
(Tinh thần thể dục) với nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng (đoạn trích
Hạnh phúc của một tang gia — Số đỏ), v.v.
c) Văn học Việt Nam thời kì 1900 - 1945, trong quá trình hiện đại hoá đã
chứng kiến sự ra đời của một số thể loại mới chưa hề có ở thời trung đại : kịch nói,
phóng sự và phê bình văn học.
- Kịch nói : Khác với tuồng, chèo, cải lương là loại ca vũ kịch, ở kịch nói,
động tác và lời thoại của nhân vật đều mô phỏng động tác và lời nói bình thường
của con người trong đời sống thực. Ở nước ta, mãi đến những năm hai mươi của
thế kỉ XX mới có kịch nói du nhập từ phương Tây. Lúc đầu, kịch nói thường pha
yếu tố tuông, chèo. Khoảng từ năm 1930 trở đi, kịch nói ở nước ta mới thực sự
hiện đại. Nói chung, ở nước ta kịch nói chưa có thành tựu phong phú, nghệ thuật
cũng chưa cao. Vấ Như Tô của Nguyên Huy Tưởng là một trong những vở kịch
nói xuất sắc nhất trước Cách mạng tháng Tám.
- Phóng sự là thể văn tư liệu báo chí. Nó thường cung cấp tư liệu điều tra về
những vụ việc tiêu cực, những tệ nạn, những hiện tượng xấu, gọi là mặt trái của xã
hội. Một cây bút phóng sự có tài là một mặt phát hiện được bản chất của tệ nạn,
gốc rễ của vụ việc, mặt khác có khả năng thổi được sự sống vào tư liệu, khiến
những con số cũng có hồn, cũng biết nói. Đáng chú ý là các tác phẩm Tói kéo xe
của Tam Lang, Cạm bây người, Kĩ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô của Vũ Trọng
Phụng, Việc iàng của Ngô Tất Tố,...
~ Phê bình văn học, hiểu như một hoạt động chuyên nghiệp không thể thiếu
trong đời sống văn học, thì chỉ thực sự ra đời cùng với nền văn học hiện đại. Nó là
đại diện ý thức của văn học. Một bài tiểu luận phê bình văn học thực ra cũng là
một dạng của văn nghị luận. Sức thuyết phục của nó là ở cách lập luận chặt chẽ, ở
lí lẽ sắc bén, ở các luận điểm, luận cứ xác đáng,... Nhưng đối tượng nghiên cứu,
đánh giá của nó lại là văn chương. Đối tượng này không thể chỉ nhận thức được
bằng lí trí thuần tuý mà còn bằng tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ nữa. Cho nên văn
phê bình một mặt phải thể hiện tư duy lô gích chặt chẽ, mặt khác lại phải tạo ra
được giọng điệu, hình ảnh để chuyển tải được tình cảm, cảm xúc trước cái đẹp của
văn chương. Không phải nhà phê bình nào và bài văn phê bình nào cũng đạt được
một cách cân đối hai yêu cầu đó. Cho nên nhà phê bình có tài thường hiếm hoi
hơn nhà sáng tác cùng một tầm cỡ. Đáng chú ý là các tác phẩm Phê bình và cảo
luận của Thiếu Sơn, Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Nhà văn hiện đại của Vũ
Ngọc Phan, Vấn sĩ xã hội của Hải Triều,...

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Nhìn một cách tổng quát, ở hai bình diện : lịch sử văn học và thể loại sáng tác,
phần văn học Việt Nam trong sách giáo khoa Wgữ văn I] Nâng cao có những
đặc điểm gì ?
2. Anh (chị) hiểu thế nào là văn học vận động mạnh mẽ theo hướng dân tộc hoá,
dân chủ hoá trên cơ sở sự khủng hoảng của ý thức hệ phong kiến, của tư tưởng
mĩ học và của thi pháp văn học trung đại từ thế kỉ XVII đến hết thế kỉ XIX ?
Điều ấy dẫn đến phương pháp phân tích, đánh giá các tác phẩm trong giai đoạn
văn học này như thế nào ?
3. Anh (chị) hiểu khái niệm văn học hiện đại hoá như thế nào ? Thơ mới khác với
thơ cổ điển ở những điểm nào ? Hãy nêu những thể loại văn học hiện đại mới ra
đời ở thời kì văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.
4. Anh (chị) hãy làm rõ nguồn gốc sâu xa của tốc độ phát triển mau lẹ của văn học
thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.
5. Vì sao văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám
1945 lại phân hoá thành hai bộ phận hợp pháp và bất hợp pháp ? Hãy chỉ ra
chỗ thống nhất và chỗ khác biệt của hai bộ phận văn học này về nội dung và
hình thức. 

BÀI TẬP NÂNG CAO

Vì sao văn học Việt Nam từ những giai đoạn cuối cùng của văn học trung đại,
nhất là ở vào thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 lại có sự
phát triển mạnh mẽ của nhiều cá tính sáng tạo, nhiều phong cách nghệ thuật
độc đáo ? Hãy so sánh một số tác phẩm cùng thời và cùng thể loại trong sách
giáo khoa Wgữ văn 11 Nâng cao (tập một, tập hai) để rút ra nhận xét về những
nét độc đáo khác nhau của các cây bút Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú
Xương, Phan Bội Châu, Tản Đà, Xuân Diệu, Nguyễn Bính. (Mỗi học sinh chọn
so sánh hai nhà văn nào đó). 

Tin tức mới


Đánh giá

Tổng kết phần văn học Việt Nam | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 2

  1.  Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Hầu trời ( Tản Đà)
  3.  Thao tác lập luận bác bỏ
  4. Đọc thơ
  5. Nghĩa của câu
  6. Bài viết số 5 ( Nghị luận văn học)
  7. Vội vàng ( Xuân Diệu)
  8. Đây mùa thu tới ( Xuân Diệu)
  9. Thơ duyên ( Xuân Diệu)
  10. Xuân Diệu
  11.  Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  12. Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử)
  13. Tràng giang ( Huy Cận)
  14. Luyện tập về nghĩa của câu
  15. Tương tư ( Nguyễn Bính)
  16. Tống biệt hành ( Thâm Tâm)
  17. Chiều xuân ( Anh Thơ)
  18. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận văn học
  19. Trà bài viết số 5
  20. Bài viết số 6 ( Nghị luận văn học - Bài làm ở nhà)
  21. Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh
  22. Chiều tối ( Mộ - Hồ Chí Minh)
  23. Lai Tân ( Hồ Chí Minh)
  24. Đọc thêm: Giải đi sớm ( Tảo giải - Hồ Chí Minh)
  25. Luyện tập về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu
  26. Kiểm tra văn học
  27. Từ ấy ( Tố Hữu)
  28. Nhớ đồng ( Tố Hữu )
  29. Luyện tập về câu nghi vấn tu từ
  30.  Thao tác lập luận bình luận
  31. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây - Phan Chu Trinh)
  32. Một thời đại trong thi ca ( trích - Hoài Thanh)
  33. Trà bài viết số 6
  34. Đọc văn nghị luận
  35. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức ( Nguyễn An Ninh)
  36.  Phong cách ngôn ngữ chính luận
  37. Trà bài kiểm tra văn học
  38. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác ( Ăng-ghen)
  39.  Tóm tắt văn bản nghị luận
  40.  Bài viết số 7 ( Nghị luận xã hội)
  41. Đám tang lão Gô-ri-ô ( Trích Lão Gô-ri-ô - Ban-dắc)
  42.  Luyện tập về phong cách ngôn ngữ chính luận
  43. Luyện tập về thao tác lập luận bình luận
  44. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ - Huy - gô)
  45.  Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  46.  Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  47. Người trong bao ( Sê-khốp)
  48. Luyện nói: Thảo luận, tranh luận
  49. Trả bài viết số 7
  50. Tôi yêu em ( Pu-skin)
  51. Đọc thêm: Bài thơ số 28 (Ta-go)
  52. Ôn tập Làm văn ( Học kì II)
  53. Tiểu sử tóm tắt
  54. Ôn tập về Văn học ( Học kì II)
  55.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  56. Bài viết số 8 ( Kiểm tra tổng hợp cuối năm)
  57. Tổng hợp phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học
  58.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt ( Tiếp theo)
  59.  Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  60. Tổng kết phần văn học Việt Nam
  61. Tổng kết về Làm văn
  62. Trả bài viết số 8

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.