Nội Dung Chính
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Nắm được một số nội dung cơ bản đã học trong phần
Làm văn (chủ yếu là văn nghị luận : đặc điểm, đề tài, các
thao tác lập luận,...).
Biết vận dụng những kiến thức trên vào việc đọc - hiểu và
viết một bài văn nghị luận.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
Nếu như phần Làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 Nâng cao tập trung
ôn tập và rèn luyện các kiểu văn bản đã học ở Trung học cơ sở thì trọng tâm của
phần Làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn I1 Nâng cao là văn nghị luận với các
thao tác lập luận cơ bản : phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận. Khi đọc và viết
một bài văn nghị luận cần chú ý một số vấn đề sau.
1. Đặc điểm của văn nghị luận
Mục đích của văn nghị luận là nhằm thuyết phục (thuyết phục người khác và
thuyết phục chính mình) về một tư tưởng, quan điểm, chủ trương hoặc một vấn
đề xã hội hay văn học nào đó. Bài văn nghị luận trước hết phải có luận điểm, thể
hiện dứt khoát, rõ ràng tư tưởng, quan điểm và chủ trương của người viết. Những
luận điểm ấy lại phải được trình bày bằng những luận cứ và lập luận chặt chẽ,
giàu sức thuyết phục. Để bài văn có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra
những lí lẽ, những lập luận và các dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng. Lí lẽ và lập
luận giúp người đọc #¿ể¿, còn dẫn chứng làm người đọc ứi vào vấn đề người viết
nêu ra. Một khi đã hiểu và tin, tức là đã bị thuyết phục.
Lí lẽ và lập luận trong bài văn nghị luận muốn chặt chẽ, phải xuất phát từ một
chân lí hiển nhiên hoặc một ý kiến đã được nhiều người thừa nhận. Những ý kiến
ấy thường là của những cá nhân có uy tín (các lãnh tụ, các nhà văn, nhà khoa học,
nhà văn hoá lớn,...). Lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống các luận điểm
của bài viết, còn lập luận là cách thức trình bày lí lẽ, cách dẫn dắt và cách nêu vấn
đề của người viết.
Dẫn chứng là những ví dụ cụ thể, chân thực, sinh động, có thể thống kê và
kiểm tra được.
Bài văn nghị luận muốn có sức thuyết phục cao còn cần chú ý tới tính hai mặt
của một vấn đề : đúng / sai, phải / trái, lợi / hại, tốt / xấu,... hoặc đặt vấn đê trong
nhiều tương quan, không nên chỉ phân tích, xem xét đơn giản một chiều. Muốn thế
cần tự đặt ra các phản lập luận, sau đó dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định hoặc
bác bỏ. Trong quá trình lập luận, cần vận dụng tốt các từ khẳng định và phủ định,
các mẫu câu có mệnh đề chính, phụ (hô - ứng) : "Mặc dù... nhưng..." ; hoặc
"Không những... mà còn..." ; ”Vì ... nên”,...
Lời văn trong bài nghị luận phải sáng sủa, mạch lạc, nhiều khi phải đanh thép,
hùng hồn.
2. Đề tài của văn nghị luận
Đề tài của văn nghị luận là vấn đề mà người viết muốn bàn luận, thuyết phục
người đọc. Để xác định đề tài, người ta thường đặt câu hỏi : bài văn bàn bạc (viết)
về vấn đề gì ? Có rất nhiều đề tài (vấn đề) cho văn nghị luận, nhưng nhìn chung,
căn cứ vào tính chất và đặc điểm của nội dung có thể chia làm hai loại lớn : một là
đề tài văn học và hai là đề tài xã hội,... Bàn bạc về một vấn đề văn học gọi là nghị
luận văn học, bàn về một vấn đề xã hội gọi là nghị luận xã hội. Cả hai loại bài
nghị luận này đều vận dụng các thao tác lập luận chung một cách linh hoạt để
thuyết phục người đọc.
3. Các thao tác lập luận và sự kết hợp của chúng trong bài văn nghị luận
Để triển khai luận điểm trung tâm (phát triển luận điểm), bài văn nghị luận
thường vận dụng một số thao tác lập luận chính như : giải thích, chứng minh, so
sánh, phân tích, bác bỏ, bình luận,... Trong khi lập luận bằng các thao tác ấy,
người viết có thể dùng các cách khác nhau như định nghĩa, diễn dịch, quy nạp,
phân loại, giảng — bình, liên hệ - đối chiếu,...
Nếu như trong thực tế rất ít bài văn chỉ có kể mà không có tả, hoặc chỉ biểu
cảm mà không kể và tả,... (tức là chỉ dùng một phương thức biểu đạt), thì cũng rất
hiếm bài văn nghị luận chỉ dùng một loại thao tác lập luận duy nhất. Để thuyết
phục và làm sáng tỏ một vấn đề nào đó (văn học hay xã hội), người viết luôn vận
dụng một cách linh hoạt các thao tác lập luận. Việc chia ra các thao tác chỉ là để
nhận diện và rèn luyện trong quá trình luyện tập.
Cũng như tự sự, biểu cảm, thuyết minh,... các thao tác lập luận không chỉ áp
dụng trong văn nghị luận mà còn được vận dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
của đời sống. Viết một bài văn châm biếm, một bài thuyết trình, diễn thuyết trong
cuộc thi hùng biện, một bài diễn văn ca ngợi, một bài trao đổi, tranh luận,... tất cả
đều phải dùng lập luận, đều phải sử dụng các thao tác lập luận.
II. CÁC NỘI DUNG LÀM VĂN KHÁC
Ngoài văn nghị luận, phần Làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao,
(tập một, tập hai) còn giới thiệu một số hình thức văn bản khác như : bản tin,
phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, tiểu sử tóm tắt. Đối với mỗi văn bản, khi học cần
chú ý bốn phương diện :
- Mục đích giao tiếp.
- Đặc điểm về phương thức biểu đạt.
- Yêu cầu về chất lượng, nội dung.
- Cách viết văn bản.
LUYỆN TẬP
1. Hãy chỉ ra đặc điểm, đề tài và các thao tác lập luận trong văn bản Tiếng mẹ để
nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức của Nguyên An Ninh.
2. Tại sao trong một văn bản nghị luận cần kết hợp nhiều phương thức biểu đạt và
thao tác lập luận khác nhau ?
3. Thuyết minh đặc điểm của một trong ba loại văn bản (bản tin, phỏng vấn và trả
lời phỏng vấn, tiểu sử tóm tắt).
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn