Nội Dung Chính
KẾT QUÁ CẦN ĐẠT
Nắm được đặc điển và các yêu cầu cơ bản của đề văn ở Bài viết số 7.
Biết cách phản tích đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học và thấy được những sai sót cần tránh khi viết bài này.
Ngoài những yêu cầu như đã nêu ở tiết Trả bài viết số Ï (Học kì l) và các tiết trả bài trước, học sinh cần chú ý thêm một số điểm sau.
1. Khác với Bài viết số 5 và 6, Bài viết số 7 tập trung thực hành, luyện tập về
kiểu văn bản nghị luận xã hội. Tuy cùng là kiểu bài nghị luận xã hội, nhưng đề tài
cho bài viết này khác với Bài viết số I và Bài viết số 2 (Học kì Ù). Đề tài ở Bài viết
số I là một hiện tượng đời sống ; ở Bài viết số 2 là một vấn đề tư tưởng, đạo ií còn
ở bài viết này là một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học. Đó là các
tác phẩm đã học hoặc đọc thêm như Truyện Kiều (Nguyễn Du), Tiến sĩ giấy
(Nguyễn Khuyến), Nhật kí trong tà (Hồ Chí Minh), Đây mùa thu tới, Thơ duyên
(Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Chiều xuân (Anh Thơ),...
2. Với các đề này, học sinh cần kết hợp được những hiểu biết và kĩ năng trên
một số phương diện sau :
a) Những hiểu biết về các tác phẩm văn học Việt Nam được nêu trong đề.
b) Kiến thức về thực tế cuộc sống, xã hội, những kinh nghiệm cá nhân, vốn
sống, vốn văn hoá,...
c) Kĩ năng phân tích văn học và kĩ năng phân tích một vấn đề xã hội. Chú ý
vận dụng các thao tác lập luận đã học như phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận,... để
viết bài văn.
d) Cách viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn