Từ ấy ( Tố Hữu) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Cảm nhận được niên vui lớn của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng cộng sản và nhờ đó, biết gắn bó với nhân dân lao khổ, tạo cho mình một sức mạnh tình thần to lớn.
Thấy được nghệ thuật diện tả tâm trạng vui sướng, say mê bằng hình ảnh tươi sáng, giọng thơ sảng khoái, nhịp thơ dồn dập.

TIỂU DẪN

Tố Hữu (1920 - 2002) là một nhàhinh-anh-tu-ay-to-huu-4662-0

thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông, từ tập này đến tập khác (Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Mội tiếng đờn, Ta với ta) theo sát những chặng đường lớn của cách mạng Việt Nam. Tác phẩm của Tố Hữu nói chung thuộc loại thơ trữ tình chính trị thể hiện lẽ sống lớn, những tình cảm lớn của người công dân, người chiến sĩ cách mạng đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với Bác Hồ... Thơ ông chủ yếu được sáng tác theo cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi. Nghệ thuật thơ Tố Hữu Tố Hữu thời kì bị bắt giam nghiêng về tính dân tộc truyền trong nhà tù của thực dân Pháp thống, chủ yếu phát huy các thể thơ (Ảnh rút từ tập hồi kí Nhớ lại một thời - cổ điển và dân gian, ngôn ngữ giàu Tố Hữu) tính quần chúng.
(*) Về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Tố Hữu, sẽ học ở bài Tố Hữu trong sách giáo khoa Ngữ văn 2 Nàng cao.
Tố Hữu vừa hoạt động cách mạng vừa làm thơ. Ông từng giữ nhiều cương
vị quan trọng trong Trung ương Đảng và Chính phủ. Ông được tặng Huân
chương Sao vàng (1994), Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật
(1996) và Giải thưởng văn học ASEAN (1999).
Từ ấy là tập thơ đầu tay của Tố Hữu tập hợp những sáng tác của ông từ
năm 1937 đến năm 1946, thể hiện niềm say mê lí tưởng và niềm khát khao
được chiến đấu, hi sinh cho cách mạng trên tinh thần lạc quan chiến thắng
của một người thanh niên cộng sản.
Tập thơ gồm ba phần : Máu lửa, Xiểng xich, Giải phóng ghi lại ba chặng
đường đấu tranh và trưởng thành của Tố Hữu từ khi giác ngộ lí tưởng đến
Cách mạng tháng Tám.
Bài Từ ấy được rút từ phần Máu lửa của tập thơ.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
_ Mặt trời chân lí chói qua từm
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chìm...
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi phat`)
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ ...
7-1938
(TỐ HỮU, Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002)

(1) Kiếp phôi pha : ờ đây có lẽ tác giả muốn nói đến những kiếp sống mòn mỏi, đáng thương.
(2) Cà bất cù bơ : bơ vơ không nơi nương tựa. 

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Tìm hiểu tâm trạng của Tố Hữu trong giây phút bắt gặp lí tưởng cộng sản. Qua
hình ảnh "Mặt trời chân lí chói qua tim", có thể hiểu quan niệm của nhà thơ vẻ
lí tưởng cộng sản như thế nào ?
2. Nhận xét đặc điểm chung về giá trị biểu cảm của các từ ngữ : bờng (nắng hạ),
chói (qua tim), rất đậm (hương), rộn (tiếng chím).
3. Lí tưởng cộng sản đã đem đến cho Tố Hữu sự thức tỉnh về mối quan hệ tình cảm
mới như thế nào ? Vì sao sự thức tỉnh về quan hệ tình cảm ấy lại đem đến cho
Tố Hữu sức mạnh và niềm vui ?
4. Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ.
5. Qua những từ lặp lại ở đầu câu : Để (câu 6 — 7), Là (câu 10 — 11), anh (chị) hãy
nêu cảm nhận của mình về nhịp thơ và tác dụng biểu cảm của nó.
6. Học thuộc lòng bài thơ.

TRI THỨC ĐỌC - HIỂU

Tế Hữu và việc hiện đại hoá thơ trữ tỉnh cách mạng Việt Nam

Thơ trữ tình chính trị - cách mạng Việt Nam xuất hiện cùng với các phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX như phong trào Duy tân, Đông du, Đông Kinh nghĩa thục với các tên tuổi như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,... và thơ của các chiến sĩ cộng sản trong tù như Trần Cung, Trường Chinh, Xuân Thuỷ,... Hầu hết thơ ca cách mạng thời ấy đều mang hình thức truyền thống như thơ Đường luật, thơ lục bát, song thất lục bát với các hình ảnh ước lệ như "cửa độc lập", "đèn tự do”, "hòn máu nóng", "chiêu hồn nước", "vợ khuyên chồng”,... rất ít tính cá thể. Sống trong bầu không khí của phong trào Thơ mới, Tố Hữu đã sử dụng hình thức thơ mới để tạo ra tiếng nói mới cho thơ ca cách mạng và bản thân ông cũng là nhà thơ mới trong dòng thơ cách mạng. Ông đem đến một chủ thể trữ tình nhiệt huyết, trẻ trung, mang đậm tính cá thể với những hình ảnh mới gắn liền với sự cảm thụ, thể nghiệm của thì sĩ. (Ví dụ : "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ - Mặt trời chân lí chói qua tim - Hồn tôi là một vườn hoa lá - Rất đậm hương và rộn tiếng chim..." - Từ ấy ; hay : "Khi ta đã say mùi hương chân lí - Đời đắng cay không một chút ngọt bùi - Đời đau buồn không một tiếng cười vui - Đời đen tối phải đi tìm ánh sáng" - Như những con tàu ; ...). Tố Hữu đã làm cho thơ cách mạng có hình thức hiện đại và giàu sức hấp dẫn đối với tuổi trẻ. Với tập thơ 7ừ ấy, Tố Hữu đã bắc chiếc cầu nối giữa hình thức thơ mới với thơ ca cách mạng. Qua đó, các nhà thơ mới thấy một khả năng đem thơ ca gắn bó với lí tưởng cách mạng, còn các nhà thơ cách mạng thấy một phương hướng làm cho tiếng thơ cách mạng đổi mới, gần với tâm hồn người đương thời. 

Tin tức mới


Đánh giá

Từ ấy ( Tố Hữu) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 2

  1.  Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Hầu trời ( Tản Đà)
  3.  Thao tác lập luận bác bỏ
  4. Đọc thơ
  5. Nghĩa của câu
  6. Bài viết số 5 ( Nghị luận văn học)
  7. Vội vàng ( Xuân Diệu)
  8. Đây mùa thu tới ( Xuân Diệu)
  9. Thơ duyên ( Xuân Diệu)
  10. Xuân Diệu
  11.  Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  12. Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử)
  13. Tràng giang ( Huy Cận)
  14. Luyện tập về nghĩa của câu
  15. Tương tư ( Nguyễn Bính)
  16. Tống biệt hành ( Thâm Tâm)
  17. Chiều xuân ( Anh Thơ)
  18. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận văn học
  19. Trà bài viết số 5
  20. Bài viết số 6 ( Nghị luận văn học - Bài làm ở nhà)
  21. Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh
  22. Chiều tối ( Mộ - Hồ Chí Minh)
  23. Lai Tân ( Hồ Chí Minh)
  24. Đọc thêm: Giải đi sớm ( Tảo giải - Hồ Chí Minh)
  25. Luyện tập về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu
  26. Kiểm tra văn học
  27. Từ ấy ( Tố Hữu)
  28. Nhớ đồng ( Tố Hữu )
  29. Luyện tập về câu nghi vấn tu từ
  30.  Thao tác lập luận bình luận
  31. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây - Phan Chu Trinh)
  32. Một thời đại trong thi ca ( trích - Hoài Thanh)
  33. Trà bài viết số 6
  34. Đọc văn nghị luận
  35. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức ( Nguyễn An Ninh)
  36.  Phong cách ngôn ngữ chính luận
  37. Trà bài kiểm tra văn học
  38. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác ( Ăng-ghen)
  39.  Tóm tắt văn bản nghị luận
  40.  Bài viết số 7 ( Nghị luận xã hội)
  41. Đám tang lão Gô-ri-ô ( Trích Lão Gô-ri-ô - Ban-dắc)
  42.  Luyện tập về phong cách ngôn ngữ chính luận
  43. Luyện tập về thao tác lập luận bình luận
  44. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ - Huy - gô)
  45.  Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  46.  Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  47. Người trong bao ( Sê-khốp)
  48. Luyện nói: Thảo luận, tranh luận
  49. Trả bài viết số 7
  50. Tôi yêu em ( Pu-skin)
  51. Đọc thêm: Bài thơ số 28 (Ta-go)
  52. Ôn tập Làm văn ( Học kì II)
  53. Tiểu sử tóm tắt
  54. Ôn tập về Văn học ( Học kì II)
  55.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  56. Bài viết số 8 ( Kiểm tra tổng hợp cuối năm)
  57. Tổng hợp phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học
  58.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt ( Tiếp theo)
  59.  Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  60. Tổng kết phần văn học Việt Nam
  61. Tổng kết về Làm văn
  62. Trả bài viết số 8

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.