KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được tâm trạng tương tư của chàng trai với những diễn biến chân thực mà tình tế, trong đó mối duyên quê và cảnh quê hoà quyện với nhau thật nhuân nhị.
Nhận ra được vẻ đẹp của một bài thơ mới đậm đà phong vị ca dao.
TIỂU DẪN
Nguyễn Bính (1918 - 1966) tên khai
sinh là Nguyễn Trọng Bính, hồi mới
trôi dạt vào Nam Bộ còn lấy tên là
Nguyễn Bính Thuyết Ông quê ở
làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là
xã Cộng Hoà), huyện Vụ Bản, tỉnh
Nam Định. Mồ côi mẹ từ sớm, cha
lấy vợ kế, được người cậu ruột đưa
về nuôi dạy. Sau theo anh trai là nhà
thơ Trúc Đường ra Hà Nội. Để kiếm
sống, Nguyễn Bính đã lưu lạc nhiều
nơi, vừa dạy học vừa làm thơ. Đến
Cách mạng tháng Tám 1945 và
kháng chiến chống thực dân Pháp,
ông hoạt động ở Nam Bộ, làm tuyên
huấn và văn nghệ. Năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, tiếp tục làm văn
nghệ và báo chí ở Hà Nội rồi Nam Định. Ông mất đột ngột vào sáng 30 tết
ẤtTị, tức 20-1-1966. Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về
văn học và nghệ thuật năm 2000.
Nguyễn Bính làm thơ từ năm mười ba tuổi. Năm 1937, ông đã đoạt giải
thưởng của Tự lực văn đoàn với tập thơ Tâm hồn tôi. Nguyễn Bính sáng tác khá
nhiều thể loại. Tác phẩm tiêu biểu : các tập thơ Lỡ bước sang ngang (1940),
Mười hai bến nước (1942), Gứi người vợ miền Nam (1955), Đêm sao sáng
(1962),... ; truyện thơ Cây đản íì bà (1944), Tiếng trống đêm xuân (1958)
chèo Cõ Son (1961) ¡ v.v
Nhạy cảm với thời đại đầy biến động, trong đó những nền nếp nghìn đời
Sau luỹ tre xanh đang bị lung lay trước sự xâm nhập của cuộc sống đô thị,
Nguyễn Bính đã thể hiện sâu sắc nỗi bất an của một tâm hồn vốn thiết tha với
những giá trị cổ truyền mà bấy giờ đang có nguy cơ mai một. Là một nhà thơ
mới, nhưng Nguyễn Bính lại trở về đào sâu vào truyền thống dân gian nên đã
đem đến cho thơ mình vẻ đẹp "chân quê". Cảnh sắc và bóng dáng con người
trong thơ ông đều thấm đượm tình quê, duyên quê và phảng phất hồn xưa đất
nước. Sau này, ông cũng đem được vào thơ mình hơi thở của cách mạng và
kháng chiến. Tuy có không ít thành công ở thể thơ thất ngôn, nhưng Nguyễn
Bính sở trường nhất ở thể lục bát. Thơ ông có sức phổ cập rất lớn.
Bài Tương tư tút trong tập Lỡ bước sang ngang.
Thôn Đoài ngôi nhớ thôn Đông,
"Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này ?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang(),
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi...
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho !
'Bao giờ bến mới gặp đò ?
Hoa khuê các, bướm giang hỗ() gặp nhau ?
(1) Cách trở đò giang : cách sông, cách đò.
(2) Khuê các : nơi ở của người phụ nữ giàu có, quý phái. Giang hỗ : sông hồ, chỉ cuộc sống nay đây mai đó.
Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên Mlòng….
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào ?
Hoàng Mai — 1939
(Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB Văn học, Hà Nội, 1986)
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
1. "Tương tư” có nghĩa là nhớ nhung, nhưng tâm trạng tương tư ở đây có phải chỉ
đơn thuần là nhớ nhung không ? Nỗi tương tư ở bài thơ này đã diễn biến qua
những sắc thái cảm xúc nào ?
2. Trong bài thơ. chàng trai có ý trách móc cô gái, điều này có lí hay vô lí ? Nó
giúp ta hiểu được gì về quy luật tâm lí trong tình yêu ?
3. Tìm hiểu nghệ thuật diễn tả thời gian và tâm trạng trong hai câu : "Ngày qua
ngày lại qua ngày - Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”.
4. Mối duyên quê của lứa đôi đã hoà quyện trong cảnh quê như thế nào ?
5. Phân tích hình ảnh, tâm trạng và cách diễn tả đậm chất dân gian của thơ
Nguyễn Bính (lối bố cục, lối liên tưởng, cách dùng địa danh và ngôn ngữ,...).
6. Khát vọng lứa đôi trong mối tương tư này còn được biểu hiện tỉnh vi bằng nhiều
hình ảnh cặp đôi trong bài. Hãy tìm, thống kê và phân tích hệ thống hình
ảnh ấy.
7. Học thuộc lòng bài thơ. ˆ
BÀI TẬP NÂNG CAO
So sánh bài Tương rư của Nguyễn Bính với những bài Ca dao yêu thương,
tình nghĩa tong sách giáo khoa Ngữ văn 10 Nâng cao, tập một để thấy những
nét truyền thống và cách tân về nghệ thuật của tác phẩm này.
()) Cau liên phòng (có hai cách hiểu) : hoặc là nói cách trồng — cau trồng thành hàng liên tiếp
nhau ; hoặc là chỉ một giống cau thấp, ra quá quanh năm.
TRI THỨC ĐỌC - HIỂU
Về lời thơ trong thơ mới.
Phong trào Thơ mới không chỉ là cuộc cách mạng về cảm xúc thơ, thể thơ, mà còn là cuộc cách mạng về lời thơ. Trong thơ cũ, màu sắc cảm xúc cá thể trong lời thơ chưa được chú trọng nhiều. Đồng thời, do tính quy phạm chỉ phối, nên lời thơ thường nặng tính ước lệ, cách điệu. Sang thời thơ mới, do nhu cẩu đề cao mạnh mẽ cái tôi của thị sĩ, cũng do tả chân là một trong những yêu cầu lớn bao trùm lên thơ ca thời bấy giờ, nên lời thơ trong thợ mới đã khác xưa rất nhiều. Màu sắc cá thể của cảm xúc in đậm trong mọi khía cạnh của ngôn từ như vốn từ, các biện pháp tu từ hay ngữ điệu, giọng điệu. Lời thơ được tổ chức theo hình thức gần với chuỗi lời nói tự nhiên của cá nhân hơn, không câu nệ vào những quy định gò bó về số lượng từ, về âm thanh, về vần, về luật, về niêm, v.v. Loại lời nói trong giao tiếp đời thường ùa vào thơ nhiều hơn. Thậm chí, cả khẩu ngữ cũng được sử dụng khá rộng rãi. Vì những lẽ đó mà lời thơ trong thơ mới thường thoải mái, linh hoạt, uyển chuyển hơn hẳn so với thơ cũ. Nhưng phân biệt thơ cũ, thơ mới, điều quan trọng nhất không phải là ở phần "xác", mà ở phần “hồn" của nó, hay nói như Hoài Thanh, ở "tình thần" của thơ mới (Một thời đại trong thi ca). Ấy là cái tôi cá nhân nhìn đời, nhìn thiên nhiên bằng cặp mắt "tươi trẻ, xanh non" (Xuân Diệu) đồng thời cảm thấy cô đơn trước vũ trụ và cuộc sống. Sự đổi mới lời thơ trong thơ mới chính là thể hiện sự đổi mới trong cách nhìn đó của cái tôi cá nhân.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn