Xuân Diệu | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUÁ CẦN ĐẠT

Hiểu được thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu là sự thể hiện niềm khát khao giao cảm với đời.

Thấy được tài năng nhiều mặt của Xuân Diệu và vị trí quan trọng của ông trong phong trào Thơ mới nói riêng, trong thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.

I- CUỘC ĐỜI

1. Tiểu sử

hinh-anh-xuan-dieu-4644-0

Xuân Diệu (1916 - 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Thân sinh của thi sĩ là một nhà nho, quê ở xã Trảo Nha (nay là xã Đại Lộc), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đồ Nghệ vào dạy học ở tỉnh Bình Định, lấy bà hai người vạn() Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước và sinh ra Xuân Diệu. Xuân Diệu lớn lên ở Quy Nhơn, học hết bậc Thành chung thì ra Hà Nội, rồi vào Huế học tiếp. Tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư vàlàm viên chức một thời gian ở Sở Đoan) Mĩ Tho, nhưng chủ yếu hoạt động văn học.

(1) Vợn : làng của những người làm nghề chài lưới, buôn bán thuỷ sản, thường sống trên thuyền, trên một vùng sông nước nào đấy.

(2) Sở Đoan (tiếng Pháp : Douane) : Sở Thuế quan.Xuân Diệu bắt đầu có thơ đăng báo từ năm 1935. Ông nổi tiếng như một "nhà
thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh) và đầy tài năng từ năm 1937,
nhất là từ khi xuất bản Thơ thơ (1938) và Phấn thông vàng (1939).

Xuân Diệu tham gia Mặt trận Việt Minh từ trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Từ đó, cuộc đời ông gắn bó với cách mạng và nền văn học cách mạng. Ông từng là
đại biểu Quốc hội, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam, Uỷ viên Ban
Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiều khoá, v.v. Tất nhiên, đóng góp to lớn
nhất của Xuân Diệu đối với đất nước vẫn là với tư cách nhà thơ, nhà văn. Ông đã
để lại ngót năm mươi tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau. Xuân Diệu xứng
đáng được xem là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn. Năm 1983, ông được bầu
là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà dân chủ Đức. Ông được
Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật năm 1996.

2. Con người

“Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong - Ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ"Ó), Xuân
Diệu học được ở cha - ông đồ Nghệ - đức tính cần cù, kiên nhẫn trong học tập,
rền luyện và lao động nghệ thuật. Ở Xuân Diệu, học tập, rèn luyện và lao động
sáng tạo vừa là một quyết tâm khắc khổ, vừa là một lẽ sống, một niềm say mê lớn.

Sinh ra và lớn lên ở quê mẹ, Xuân Diệu thường nói đến tác động của thiên
nhiên nơi đây (Quy Nhơn) đối với hồn thơ nồng nàn, sôi nổi của ông, đặc biệt là
những ngọn gió nồm ("Quê mẹ gió nồm thổi lên tươi mz'1t")(z) và những con sóng
biển (“Như hôn mãi ngàn năm không thoả - Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi O
Người ta còn nghĩ tới một lí do khác : ông là con vợ lẽ, phải xa mẹ từ nhỏ và
thường bị hắt hủi. Hoàn cảnh ấy khiến ông luôn luôn khao khát tình thương và sự
cảm thông của người đời.

Về quá trình đào tạo, Xuân Diệu một mặt là trí thức Tây học. đã hấp thụ ảnh
hưởng của tư tưởng và văn hoá Pháp một cách có hệ thống trên ghế nhà trường,
mặt khác do xuất thân từ một gia đình nhà nho (con một ông tú kép, tức hai lần đỏ
tú tài Hán học), nên lại tiếp thú được một cách tự nhiên ảnh hưởng của nền văn
hoá truyền thống. Vì thế, có thể tìm thấy ở nhà thơ sự kết hợp hai yếu tố cổ điển và

(1),(2) Thơ Xuân Diệu, bài Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong.
(3) Bài Biển.

hiện đại, Đông và Tây trong tư tưởng và tình cảm thẩm mũ. Tất nhiên, văn hoá, văn
học phương Tây vẫn có ảnh hưởng sâu đậm hơn.

Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt : làm thơ, viết văn, nghiên cứu phê bình
văn học, dịch thuật. Nhưng ông trước hết vẫn là một nhà thơ — một trong những
nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại.

II- SỰ NGHIỆP VĂN HỌC

A - TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

1. Về thơ

a) Nhìn một cách tổng quát toàn bộ sự nghiệp văn học của Xuân Diệu, thấy có
một tư tưởng chỉ phối tất cả, ấy là một niềm khát khao giao cảm với đời — cuộc đời
hiểu theo nghĩa trần thế nhất. Với Xuân Diệu, phương tiện giao cảm trực tiếp và
linh diệu nhất, không gì bằng thơ. Sáng tác thơ, Xuân Diệu muốn thả những mảnh
hồn sôi nổi và tỉnh tế của mình để tìm đến những tâm hồn bè bạn ở mọi phương trời, ở
mọi thế hệ, ở mọi thời khắc, của hôm nay và vĩnh viễn mai sau (Tình ›ai sau).

Tuy nhiên, trong niềm giao cảm ấy, Xuân Diệu đồng thời muốn cới tôi của
mình phải được khẳng định chói lọi : "Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối - Còn
hơn buồn le lói suốt trăm năm" — nhà thơ sợ nhất phải hoà tan cái rôi cá nhận
của mình trong biển người vô danh "mờ mờ nhân ảnh"... Nhưng sống mãnh liệt,
sống huy hoàng như thế nào, nhà thơ chưa có định hướng rõ rệt.

b) Thoát khỏi hệ thống ước lệ của "thơ cũ” thời trung đại, các nhà thơ mới như
lần đầu tiên nhìn cuộc đời và vũ trụ bằng con mắt của chính mình. Nhưng sự
"thoát xác” ấy đến Xuân Diệu mới thật trọn vẹn. Với cặp mắt "xanh non”, cặp mắt
“biếc rờn” ngơ ngác và đầy vui sướng, nhà thơ đã phát hiện ra biết bao vẻ đáng yêu,
đáng say đắm của thế giới thiên nhiên và con người nơi trần thế rất đỗi bình dị và
gần gũi này :

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mớn ;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

(1) Bài Giục giã.

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi ;

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !

(Vội vàng)

Với Xuân Diệu, tất cả đều là "tình yêu thứ nhất", là "mùa xuân đầu", bởi vì
trong con mắt ông "Tình không tuổi và xuân không ngày máng"m, Cố nhiên đẹp
nhất, vui nhất vẫn là mùa xuân và tuổi xuân. Một thế giới như thế kêu gọi con
người ta phải biết sống mãnh liệt, sống hết mình với nó : "Sống toàn tim, toàn trí,
sống toàn hồn - Sống toàn thân và thức nhọn giác quan". Và không thể dửng
dưng trước thời gian một đi không trở lại (Vội vàng, Giục giã). Với một hồn thơ
yêu đời, yêu sống như vậy, Xuân Diệu đã thổi vào phong trào Thơ mới một luồng
gió nồng nàn, sôi sục ít có trong thơ ca truyền thống.

c) Là một tâm hồn khát khao giao cảm với đời, tất nhiên Xuân Diệu trước hết
phải là nhà thơ của tình yêu. Vì tình yêu là một trong những niềm giao cảm
mãnh liệt nhất, sâu sắc, toàn vẹn nhất, vừa rất mực trần thế, vừa hết sức cao thượng.
Vì tình yêu bao giờ cũng đòi hỏi vô biên, khát khao tuyệt đích và vĩnh viễn.

Một tình yêu như thế, Xuân Diệu cảm thấy không thể tìm được trong thực tế.
Xuân Diệu thấy tình cảm mãnh liệt của mình chỉ như "Nước đồ lá khoai", càng
yêu càng thấy "Dại khờ"®, thậm chí "Yêu là chết ở trong lòng một íu®, Vì thế
nội dung của hầu hết những bài thơ tình của Xuân Diệu là nỗi đau của một trái tim
đấm say, nồng nhiệt mà không được đền đáp xứng đáng, là cảm giác cô đơn, giá
lạnh trước thái độ nhạt nhẽo của người đời. Ta hiểu vì sao trong thế giới nghệ thuật
của Xuân Diệu, mùa xuân và bình minh đi liền với những chiều thu tàn và những
đêm trăng lạnh ; sự nồng nàn đi liền với cảm giác bơ vơ ; sự ham hố, vồ vập với

(1) Bài Xuân không mùa.
(2) Bài Thanh niên.
(3) Nước đổ lá khoai, Dại khở : tên hai bài thơ của Xuân Diệu.
(4) Bài Yêu.

cuộc đời đi liền với nhu cầu thoát li tất cả, thậm chí muốn trốn tránh cả chính bản
thân mình (Cặp hài vạn dặm). .

d) Khi thơ Xuân Diệu mới ra đời, người ta thấy ông "Tây" quá. Điều ấy không
phải không có lí. Tuy nhiên, thực ra thơ mới nói chung, thơ Xuân Diệu nói riêng,
từ bản chất, vẫn kế thừa và phát huy cái nhạc điệu riêng, cái linh hồn riêng của thơ
ca truyền thống. Tất nhiên yêu cầu cách tân của thơ mới khiến Xuân Diệu không
thể không học tập những thành tựu phong phú của thơ ca hiện đại phương Tây.
Người ta thấy ông chủ yếu chịu ảnh hưởng của trường thơ tượng trưng Pháp
thế kỉ XIX(, Trường thơ này, bên cạnh những mặt hạn chế, đã có đóng góp to lớn
vào sự phát triển của nghệ thuật thơ ca : làm phong phú khả năng chiếm lĩnh và
diễn đạt thế giới một cách tỉnh vi, mầu nhiệm hơn, nâng cao tính nhạc của thơ, mài
sắc giác quan của nhà thơ, phát huy cao độ ý thức về quan hệ tương giao giữa các
giác quan khi cầm thụ thế giới”... Kinh nghiệm của Đông và Tây, truyền thống
và hiện đại, kết tỉnh ở một tâm hồn nghệ sĩ khát khao giao cảm với đời dã giúp
Xuân Diệu khám phá được nhiều biến thái tỉnh vi của thiên nhiên cũng như nội
tâm con người và thể hiện được trong những vần thơ "ít lời, nhiều ý, súc tích như
đọng lại bao nhiêu tỉnh hoa” (Thế Lữ).

Cần chú ý đến đặc điểm cơ bản này của thơ Xuân Diệu : đấy là một thế giới
nghệ thuật đầy xuân sắc và tình tứ, trong đó chuẩn mực của cái đẹp không phải là
thiên nhiên (như thường thấy trong thơ ca truyền thống), mà là con người - con
người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Quan điểm mĩ học này đã khiến Xuân Diệu
sáng tạo ra được nhiều hình ảnh mới mẻ, độc đáo, đẹp một cách khoẻ khoắn và
đây sức sống.

(1) Trường thơ tượng trưng (symbolisme) của Pháp ra đời vào nửa sau thế kỉ XIX. Những cây bút tiêu biểu cho thời kì đầu của trường thơ này là Bô-đơ-le (Baudelaire), Véc-len (Verlaine). Ranh-bỏ (Rimbaud). Trường thơ tượng trưng quan niệm bản thể của thế giới là vô hình đối với con mắt của người thường, chỉ các nhà thơ có năng lực trực giác đặc biệt mới cảm nhận và diễn tả được. Đó mới đích thực là đối tượng của thơ. Trường thơ này đã phát huy cao độ quan hệ tương giao giữa các giác quan, đồng thời đề cao tính nhạc của thơ (Véc-len. quan niệm thơ trước hết là nhạc).

Trường thơ tượng trưng có đóng góp lớn vào việc phát triển thơ ca Pháp, đem đến cho thơ Pháp khả năng diễn tả những biến thái hết sức tỉnh v của thiên nhiên và lòng người.

(2) Nhà thơ tượng trưng Pháp Bó-đơle phát biểu quan niệm này trong bài Tương giao (Correspondance3).

2. Về văn xuôi

Xuân Diệu không chỉ làm thơ mà còn viết nhiều thể loại khác. Với hai tập Phấn
thông vàng (1939) và Trường ca (1945), Xuân Diệu đã để lại nhiều trang viết đáng
gọi là kiệt tác. Phấn thông vàng là một tập bút kí, truyện ngắn, ông gọi là loại
"truyện ý tưởng”. Trường ca là một tập tuỳ bút. Nhìn chung, văn xuôi Xuân Diệu
giàu chất thơ trữ tình, cảm hứng lãng mạn là chủ đạo, tuy không phải không có
những trang viết nghiêng về cảm hứng hiện thực (Tod nhị kiều, Cái hoả lò,...). Đọc
văn Xuân Diệu, ta gặp lại nhiều ý tứ vốn quen thuộc trong thơ ông, nhưng được diễn tả,
phân tích, lí giải một cách rành mạch, tỉ mỉ hơn. Cảm hứng trữ tình đặc biệt sôi nổi
trong Trường ca đã khiến nhiều trang viết trong tập tuỳ bút trở thành những áng thơ
văn xuôi diễm lệ, đầy sức hấp dẫn (Lệnh, Hoa học trò, Giã từ tuổi thơ, Thu....).

B SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

Với niềm khát khao giao cảm với đời (đối với Xuân Diệu, đời không chỉ thu
hẹp trong môi trường trí thức tiểu tư sản mà còn bao gồm cả những lớp người "nhỏ
bé", cơ cực mà ông từng bày tỏ nỗi "thương vay"() ở nhiều truyện, kí trong tập
Phấn thông vàng), hôn thơ Xuân Diệu dễ bắt vào phong trào cách mạng để nhập
với cuộc sống rộng lớn, sôi động của nhân dân.

Trước biển đời bao la ấy, những chuyện tâm tình của cới rôi tiểu tư sản dù
phong phú thế nào cũng trở thành nhỏ bé, nghềo nàn. Vì thế, Xuân Diệu muốn mở
rộng hồn thơ để ôm ấp lấy tất cả. Ông say sưa viết về Tổ quốc, nhân dân, về Đảng,
Bác Hồ, về hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, về sự
nghiệp xây dựng đất nước, v.v. với một tỉnh thần lạc quan sôi nổi. Và tài năng của
ông được phát huy trên nhiều lĩnh vực : thơ, văn xuôi, nghiên cứu, phê bình văn
học, dịch thuật. Tình cảm công dân là nét nổi bật trong mọi sáng tác của ông. Năm
1960, tập thơ Riêng chung ra đời, đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng sâu sắc và
vững chắc của Xuân Diệu với tư cách nhà thơ cách mạng. Cũng từ đó, ông lại tiếp
tục viết về tình yêu (bên cạnh dòng trữ tình công dân vẫn là chủ yếu). Thơ tình
Xuân Diệu sau Cách mạng, về kĩ thuật, có được gia công hơn nhưng không còn có
cái sôi sục, đắm say của tuổi trẻ. Nếu trước kia, ông hay nói đến xa cách và cô
đơn, thì nay ông nói nhiều đến cái ấm áp của sự sum vầy và tình chung thuỷ.

Với nhiệt tình cách mạng, từ tháng Tám năm 1945, Xuân Diệu đã đóng góp
cho nền văn học Việt Nam một khối lượng sáng tác đồ sộ : mười ba tập thơ, năm
tập bút kí, sáu tác phẩm dịch thơ nước ngoài.

(1) Thương vay : tên một truyện ngắn của Xuân Diệu trong tập 'Phấn thông vàng.


Sau Cách mạng tháng Tám 1945, tài năng Xuân Diệu đặc biệt phát triển mạnh
về nghiên cứu, phê bình văn học. Ông để lại mười sáu tập nghiên cứu, phê bình
viết về hầu như đủ loại đối tượng : từ thơ Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Huy Cận,
Chế Lan Viên,... đến thơ Phạm Tiến Duật, Hoàng Nhuận Cầm,... rồi cả thơ ca quần
chúng của bộ đội, công nhân, nông dân trong kháng chiến và cải cách ruộng đất.
Ông viết cả về những tập kí của Nguyễn Đức Thuận (Bất khuất), Trần Đình Vân
(Sống như Anh),... Nhưng Xuân Diệu đặc biệt dồn sức vào việc nghiên cứu, phê
bình các nhà thơ cổ điển như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... Ông muốn độc giả muôn đời sau vẫn
đọc ông và giao cảm với ông khi tìm hiểu những thiên tài bất tử của dân tộc. Ông
rất chú ý phát hiện giá trị nhân văn, nhân bản ở các nhà thơ này. Với kinh nghiệm
sáng tác phong phú của mình, trong nghiên cứu, phê bình, Xuân Diệu thường đi
sâu vào chuyện "bếp núc” của thơ ca. Nhiều công trình của ông, vì thế, có thể xem
là những tập giáo trình về nghề nghiệp cho những ai muốn đi vào công việc đầy
khó khăn, phức tạp và rất đỗi tình vi này.

II - KẾT LUẬN

Xuân Diệu là một nhà thơ mới, tuy có lúc ngạo nghễ coi mình như đỉnh Hi Mã
Lạp Sơn (*Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất - Không có chỉ bè bạn nổi cùng ta"),
nhưng thực chất lại là một tâm hồn luôn rộng mở với đời. Ông là một cây đàn
Bá Nha nhưng không muốn chỉ có một Chung Tử Kì, mà khao khát hàng vạn,
hàng triệu trị âm, tri kỉ, ở mọi nơi, mọi thời, thuộc mọi loại người khác nhau trên thế
gian này. Một tâm hồn như thế, tất nhiên sắn sàng nhập vào phong trào cách mạng
để trở thành thi sĩ của nhân dân.

Một tâm hồn như thế tất nhiên cũng không thể tự giam hãm mình trong một
hoạt động văn hợc nào. Vì vậy, ông vừa làm thơ vừa viết nhiều thể văn khác. Sau
Cách mạng, ông càng viết nhiều, viết khoẻ, viết liên tục. Ở lĩnh vực nào ông cũng
có đóng góp lớn và in đậm hình ảnh một Xuân Diệu — nhà thơ của mùa xuân và
tuổi trẻ, luôn luôn sôi nổi tình yêu, dào dạt tình đời.

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Đọc kĩ phần I của bài học (Cuộc đời), anh (chị) có nhận xét gì về mối quan hệ
giữa môi trường gia đình, xã hội, thiên nhiên, văn hoá của Xuân Diệu thời niên
thiếu với những đặc điểm cơ bản của con người nhà thơ ?


2. Thơ mới là tiếng nói thơ ca của cái tôi cá nhân. Các nhà thơ mới nói chung đều
có ý thức khẳng định cái rôi cá nhân của mình. Ở Xuân Diệu, sự khẳng định ấy
có gì đặc biệt ?

3. Anh (chị) hiểu thế nào về mâu thuẫn bi kịch trong thơ Xuân Diệu nói chung,
trong thơ tình (trước Cách mạng tháng Tám) của ông nói riêng ? Mâu thuẫn ấy
thể hiện cụ thể trong thế giới hình tượng của thơ ông như thế nào ?

4. Xuân Diệu coi con người giữa tuổi trẻ và tình yêu là hoàn mĩ nhất. Điều ấy có
ảnh hưởng gì tới những đổi mới trong cách sáng tạo hình ảnh thơ của ông so với
nghệ thuật thơ ca truyền thống ? Hãy nêu vài dẫn chứng cụ thể.

Tin tức mới


Đánh giá

Xuân Diệu | Ngữ Văn Nâng Cao tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 2

  1.  Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Hầu trời ( Tản Đà)
  3.  Thao tác lập luận bác bỏ
  4. Đọc thơ
  5. Nghĩa của câu
  6. Bài viết số 5 ( Nghị luận văn học)
  7. Vội vàng ( Xuân Diệu)
  8. Đây mùa thu tới ( Xuân Diệu)
  9. Thơ duyên ( Xuân Diệu)
  10. Xuân Diệu
  11.  Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  12. Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử)
  13. Tràng giang ( Huy Cận)
  14. Luyện tập về nghĩa của câu
  15. Tương tư ( Nguyễn Bính)
  16. Tống biệt hành ( Thâm Tâm)
  17. Chiều xuân ( Anh Thơ)
  18. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận văn học
  19. Trà bài viết số 5
  20. Bài viết số 6 ( Nghị luận văn học - Bài làm ở nhà)
  21. Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh
  22. Chiều tối ( Mộ - Hồ Chí Minh)
  23. Lai Tân ( Hồ Chí Minh)
  24. Đọc thêm: Giải đi sớm ( Tảo giải - Hồ Chí Minh)
  25. Luyện tập về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu
  26. Kiểm tra văn học
  27. Từ ấy ( Tố Hữu)
  28. Nhớ đồng ( Tố Hữu )
  29. Luyện tập về câu nghi vấn tu từ
  30.  Thao tác lập luận bình luận
  31. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây - Phan Chu Trinh)
  32. Một thời đại trong thi ca ( trích - Hoài Thanh)
  33. Trà bài viết số 6
  34. Đọc văn nghị luận
  35. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức ( Nguyễn An Ninh)
  36.  Phong cách ngôn ngữ chính luận
  37. Trà bài kiểm tra văn học
  38. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác ( Ăng-ghen)
  39.  Tóm tắt văn bản nghị luận
  40.  Bài viết số 7 ( Nghị luận xã hội)
  41. Đám tang lão Gô-ri-ô ( Trích Lão Gô-ri-ô - Ban-dắc)
  42.  Luyện tập về phong cách ngôn ngữ chính luận
  43. Luyện tập về thao tác lập luận bình luận
  44. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ - Huy - gô)
  45.  Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  46.  Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  47. Người trong bao ( Sê-khốp)
  48. Luyện nói: Thảo luận, tranh luận
  49. Trả bài viết số 7
  50. Tôi yêu em ( Pu-skin)
  51. Đọc thêm: Bài thơ số 28 (Ta-go)
  52. Ôn tập Làm văn ( Học kì II)
  53. Tiểu sử tóm tắt
  54. Ôn tập về Văn học ( Học kì II)
  55.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  56. Bài viết số 8 ( Kiểm tra tổng hợp cuối năm)
  57. Tổng hợp phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học
  58.  Đặc điểm loại hình của tiếng Việt ( Tiếp theo)
  59.  Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  60. Tổng kết phần văn học Việt Nam
  61. Tổng kết về Làm văn
  62. Trả bài viết số 8

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.