Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt) | Ngữ Văn tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Cảm nhận được vẻ đẹp lăng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX và giọng thơ tâm huyết sôi trào của Phan Bội Châu.

 

TIỂU DẪN

Phan Bội Châu (1867 -1940) tên thuở nhỏ là Phan Văn San, biệt hiệu chính là Sào Nam, quê ở làng Đan Nhiễm, nay thuộc thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Vào những năm cuối thế kỉ XIX, khi phong trào Cần vương chống Pháp thất bại, Phan Bội Châu là một trong những nhà nho Việt Nam đầu tiên nuôi ý tưởng đi tìm một con đường cứu nước mới. Sau khi đỗ Giải nguyên (1900), ông bắt đầu vào Nam ra Bắc, tìm người cùng chí hướng, lập ra Duy tân hội - tổ chức cách mạng theo đường lối dân chủ tư sản đầu tiên ở nước ta (1904). Theo chủ trương của hội, ông lãnh đạo phong trào Đông du và xuất dương sang Nhật Bản (1905). Từ đó, suốt hai mươi năm, ông bôn ba, khi Nhật Bản, khi Trung Quốc, khi Thái Lan để mưu sự phục quốc, nhưng việc không thành. Năm 1925, thực dân Pháp bắt cóc ông ở Thượng Hải (Trung Quốc), đưa về nước, định bí mật thủ tiêu. Trước làn sóng đấu tranh sôi sục của nhân dân cả nước, nhà cầm quyền buộc phải đưa ông ra xử công khai tại Hà Nội. Phan Bội Châu được trắng án, nhưng bị giam lỏng ở Huế cho đến lúc qua đời.

Không những là nhà yêu nước và cách mạng, Phan Bội Châu còn là nhà văn lớn, để lại một kho tàng thơ văn đồ sộ. Những tác phẩm chính của ông: Việt Nam vong quốc sử (1905), Hải ngoại huyết'thư (1906), Ngục trung thư (1914), Trùng Quang tâm sử (viết trong thời kì lưu vong ở nước ngoài), Phan Bội Châu niên biểu (1929), Phan Sào Nam uăn tập, Phan Sào Nam tiên sinh quốc uăn thi tập (chủ yếu tập hợp thơ văn làm trong thời kì bị giam lỏng ở Huế),... Với tư duy nhạy bén và không ngừng đổi mới, tài năng sáng tạo đa dạng, phong phú, Phan Bội Châu từng một thời làm rung động biết bao con tim yêu nước bằng những vần thơ sục sôi nhiệt huyết của mình. Trong vòng mấy chục năm đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu được coi là cây bút xuất sắc nhất của văn thơ cách mạng. Vào những năm đầu thế kỉ XX, đối với các nhà yêu nước Việt Nam, hướng về Nhật Bản cũng có nghĩa là hướng về một chân trời mới đây hi vọng và ước mơ. Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ Lưu biệt khi xuất dương để từ giá bạn bè, đồng chí.

(1) Xuất dương : ra nước ngoài. Phan Bội Châu

 

VĂN BẢN

Phiên âm

Sinh vi nam tử yếu hi kì,

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.

Ư bách niên trung tu hữu ngã,

Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ.

Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,

Hiên thánh liêu nhiên tụng diệc sĩ !

Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,

Thiên trùng bạch lãng nhất tê phi.

 

Dịch nghĩa

Đã sinh làm kẻ nam nhi thì cũng phải mong có điều lạ,

Há lại để trời đất tự chuyển vẫn lấy sao !

Giữa khoảng trăm năm này, phải có ta chứ,

Chẳng nhẽ ngàn năm sau lại không có ai (để lại tên tuổi) ư?

Non sông đã chết, sống chỉ nhục,

Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi !

Mong đuổi theo ngọn gió dài đi qua Biển Đông,

Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên.

 

Dịch thơ

Làm trai phải lạ ở trên đời,

Há để càn khôn? tự chuyển dời.

Trong khoảng trăm năm cân có tớ,

Sau này muôn thuở, há không ai ?

Non sông đã chết, sống thêm nhục,

Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài !

Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,

Muôn trùng sóng bạc tiền ra khơi.

 

(1) Ý thơ này dựa theo quan niệm về chí nam nhi (chí làm trai) của các nhà nho thời xưa.

(2) Cần khôn (càn : trời, khôn : đấu) : chỉ trời đất, vũ trụ.

(3) Hiên thánh : tức thánh hiền, dùng để chỉ những người sáng lập Nho giáo.

(4) Bản dịch thơ của Tôn Quang Phiệt nhìn chung sát nghĩa và hay, riêng hai câu 6 và 8 nên đối chiếu với phần dịch nghĩa

 

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Đọc Tiểu dẫn, chú ý bối cảnh lịch sử đất nước và những ảnh hưởng từ nước

ngoài để hiểu bài thơ.

2. Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ như thế nào ?

Dựa trên cảm xúc của tác giả và những hình ảnh nghệ thuật trong bài thơ, chú ý tìm hiểu các vấn đề sau :

- Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ.

- Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc.

- Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ.

- Khát vọng hành động và tư thế buối lên đường.

3. Anh (chị) có nhận xét gì về hai câu 6 và 8 của bản dịch thơ so với nguyên tác (đối chiếu với phần dịch nghĩa) ?

4. Theo anh (chị), những yếu tố nào đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ này ?

GHI NHỚ
Bằng giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, lưu biệt khi xuất dương đã khắc hoạ vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.

 

LUYỆN TẬP

Viết một đoạn văn trình bày những cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh nghệ thuật ở hai câu thơ cuối bài.

Tin tức mới


Đánh giá

Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt) | Ngữ Văn tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn tập 2

  1. Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Nghĩa của câu
  3. Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
  4. Hầu trời
  5. Nghĩa của câu (tiếp theo)
  6. Vội vàng
  7. Thao tác lập luận bác bỏ
  8. Tràng giang
  9. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  10. Trà bài làm văn số 5
  11. Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội( Bài làm ở nhà)
  12. Đây thôn Vĩ Dạ
  13. Chiều tối ( Mộ)
  14. Từ ấy
  15. Đọc thêm: Lai Tân
  16. Đọc thêm: Nhớ đồng
  17. Đọc thêm: Tương tư
  18. Đọc thêm: Chiều xuân
  19. Tiểu sử tóm tắt
  20. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  21. Trà bải làm văn số 6
  22. Tôi yêu em
  23. Đọc thêm: Bài thơ số 28 ( trong tập Người làm vườn)
  24. Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  25. Người trong bao
  26. Thao tác lập luận bình luận
  27. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ)
  28. Luyện tập thao tác lập luận bình luận
  29. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây)
  30. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức
  31. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
  32. Phong cách ngôn ngữ chính luận
  33. Một thời đại trong thi ca ( trích)
  34. Phong cách ngôn ngữ chính luận ( tếp theo)
  35. Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận
  36. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  37. Ôn tập phần Văn học
  38. Tóm tắt văn bản nghị luận
  39. Ôn tập phần Tiếng Việt
  40. Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  41. Ôn tập phần Làm văn
  42. Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.