Luyện tập thao tác lập luận bình luận | Ngữ Văn tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CÂN ĐẠT

  • Củng cố vững chắc hơn những hiểu biết về thao tác lập luận bình luận.
  • Viết được một vài đoạn văn bình luận (hoặc một văn bản bình luận ngắn) về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh.

1. Anh (chị) được giao viết một bài văn bình luận để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức với đề tài: “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch”.

a) Hãy xác định rõ:

  • Vì sao bài văn anh (chị) viết để tham gia diễn đàn nên là một bài bình luận?

  • Anh (chị) định chọn vấn đề cụ thể nào cho bài viết của mình: bàn về toàn bộ hay chỉ đi vào một khía cạnh của đề tài đó (ví dụ: chống nói tục; “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”; biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi”; dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành; v.v...)? 

  • Bài văn ấy nên viết theo dàn ý như thế nào?

b) Hãy diễn đạt một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa lập theo trình tự sau đây:

  • Xây dựng tiến trình lập luận.

  • Anh (chị) có định bình luận theo đúng các bước đã được nêu trong bài Thao tác lập luận bình luận không? Nếu có, anh (chị) phải:

    • Giới thiệu khía cạnh cần bình luận của hiện tượng (vấn đề) thế nào cho vừa trung thực, rõ ràng, vừa sinh động, hấp dẫn.

    • Điểm lại những ý kiến đã nói (viết) về khía cạnh ấy bằng cách nào? (Chọn những ý kiến nào để nội dung vẫn đây đủ, lại không lan man ? Nêu hết các ý kiến rồi mới nhận xét hay nêu ý kiến nào thì kết hợp nhận xét, đánh giá luôn ý kiến đó ?) 

    • Nêu và bảo vệ quan điểm của mình như thế nào để đạt được các yêu cầu: chặt chẽ, sắc sảo, có sức thuyết phục mạnh mẽ người đọc (người nghe)? 

    • Chọn phương hướng nào để bàn rộng và sâu thêm về nội dung bình luận? (Nêu cách giải quyết, mở rộng lĩnh vực bình luận, liên hệ với thực tế,...)  

  • Tìm cách diễn đạt: Anh (chị) sẽ hành văn như thế nào để thể hiện được nhiệt tình thuyết phục? 

  • Kiểm tra cẩn thận văn bản viết để sửa chữa, bổ sung những chỗ cần thiết.

c) Để công việc luyện tập đạt kết quả tốt, anh (chị) nên tham khảo những đoạn trích có chủ đề tương tự, chẳng hạn:

Một bà lão chống gậy qua đường giữa dòng xe cộ tấp nập. Một em học trò phía bên kia đường nhìn thấy, nhận ra sự nguy hiểm đối với bà lão liền vội chạy tới: “Bà ơi, bà đưa tay cháu dắt bà qua.” Bà lão móm mém nở một nụ cười thân thiện: “Cảm ơn cháu! Cháu thật ngoan!”

Một người ăn xin khốn khổ, đói rách, mặc bộ áo quân đen nhuốm màu bụi bặm, chân tay run lên vì cơn đói hành hạ. Người hành khất bước chân vào một quán cà phê, ngả nón xin tiền, mong được bố thí vài trăm bạc lẻ để mua chiếc bánh mì. Khách uống cà phê vẫn thản nhiên rít thuốc, ánh mắt lạnh lùng không cảm. Ông lão hành khất đến bên người bán vé số đang giao vé cho khách, đưa tay vào túi quần, lôi ra mấy tờ bạc nhàu nát, lấy ra một tờ, vuốt phẳng và bỏ vào nón của ông lão. Ông già cảm động run run, ông không nói cảm ơn mà cúi mái đầu xuống, ánh mắt lộ ra một sự biết ơn vô cùng. Thì ra, ông già ấy bị câm.

Trong cuộc sống có biết bao nhiêu sự cảm ơn có lời và không lời như thế. Với những người có văn hóa, “cảm ơn” là lời nói được sử dụng hàng ngày, những lời luôn được cất lên bằng tất cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thành nhất. Nhưng tiếc rằng, vẫn còn không ít thanh niên chưa nghĩ như vậy. Họ coi cảm ơn chỉ là những lời khách sáo, vì thế, chẳng cần phải nói ra. Hình như những bạn ấy vẫn nghĩ một cách giản đơn rằng nói lời cảm ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ sự biết ơn là “bẽ chuyện”, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi.

Thế nhưng, cuộc sống hiện đại và yêu cầu về quy tắc giao tiếp giữa người với người đòi hỏi chúng ta phải tập làm quen với lời “làm ơn” và sau đó là “cảm ơn”. Thật hạnh phúc khi ta làm được một việc có ý nghĩa, một điều tốt đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác, kéo mọi người lại gần nhau hơn. Và cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình đã không dửng dưng, bạc bẽo mà đã biết tri ân người giúp đỡ mình bằng những lời nói xuất phát từ đáy lòng, chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn”.

(Theo bài viết tham gia diễn đàn Đem mọi người đến gần nhau hơn, báo điện tử Thanhnienonline, ngày 11–11–2006)

2. Anh (chị) cần tiếp tục luyện viết một số đoạn văn bình luận để:

a) Trình bày một luận điểm trong dàn ý mà anh (chị) vừa xây dựng trên lớp.

b) Bàn về một hiện tượng (vấn đề) đang được xã hội quan tâm (như: vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai,...).

c) Bàn về một vấn đề văn học (như: tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn Chí Phèo; sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm hồn các thế hệ bạn đọc đối với bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử;...).

ĐỌC THÊM

Tôi không thể cầm lòng khi chứng kiến cảnh những bà mẹ, những ông bố, những người ông, người bà,... đang ngày đêm gào khóc tại bản Chôm Lôm, Lạng Khê, tỉnh Nghệ An được truyền hình cập nhật hằng ngày.

Chúng ta không thể không rùng mình khi biết cả tỉnh Nghệ An hiện có 114 bến đò như Chôm Lôm, những bến đò luôn tiềm ẩn những thảm họa như vụ đắm đò ngày 7 - 10 - 2006. Cả nước ta chắc chắn có tới hàng trăm bến đò mà hằng ngày các em học sinh nhỏ tuổi phải qua sông sớm tối.

Bao giờ thì các em không còn phải chen chúc trong những chuyến đò định mệnh như con đò ở bản Chôm Lôm? Bao giờ các em có những chiếc cầu để các em có thể tung tăng cắp sách đến trường?

Trước khi Nhà nước cân đối được ngân sách, trước khi hạn chế được những công trình tiền tỉ vô ích và quốc nạn rút ruột các công trình đầu tư, chúng ta hãy quan tâm tới một việc (theo chúng tôi là trong tầm tay của nhiều gia đình, nhà trường, của các cấp ngành Giáo dục, của những nhà hảo tâm,...): Hãy đầu tư, quyên góp mua sắm, trang bị cho mỗi em nhỏ hằng ngày phải qua sông bằng đò một chiếc áo phao, giá thị trường hiện nay từ 30.000 đến 40.000 đồng. Nếu có những chiếc áo phao này thì tôi tin 19 em nhỏ ở Chôm Lôm vừa qua chắc chắn không bị chết thảm.

Hãy trang bị áo phao cho các cháu chừng nào các cháu còn chưa được qua sông bằng cầu. Việc làm thiết thực này, theo chúng tôi, ngành Giáo dục nên chủ trì triển khai theo một chế định bắt buộc. Những nơi nào các em quá nghèo thì Nhà nước, các nhà hảo tâm hãy xắn tay vào giúp đỡ!

(Theo Phạm Viết Đào, Áo phao — chuyện không nhỏ, báo Lao động, ngày 12–10–2006)

(1) Ngày 7 - 10 - 2006 đã xảy ra thảm họa đắm đò ở bản Chôm Lôm, xã Lạng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, làm chết 19 em học sinh nhỏ (thuộc 16 gia đình) đang trên đường tới trường học.

Tin tức mới


Đánh giá

Luyện tập thao tác lập luận bình luận | Ngữ Văn tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn tập 2

  1. Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Nghĩa của câu
  3. Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
  4. Hầu trời
  5. Nghĩa của câu (tiếp theo)
  6. Vội vàng
  7. Thao tác lập luận bác bỏ
  8. Tràng giang
  9. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  10. Trà bài làm văn số 5
  11. Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội( Bài làm ở nhà)
  12. Đây thôn Vĩ Dạ
  13. Chiều tối ( Mộ)
  14. Từ ấy
  15. Đọc thêm: Lai Tân
  16. Đọc thêm: Nhớ đồng
  17. Đọc thêm: Tương tư
  18. Đọc thêm: Chiều xuân
  19. Tiểu sử tóm tắt
  20. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  21. Trà bải làm văn số 6
  22. Tôi yêu em
  23. Đọc thêm: Bài thơ số 28 ( trong tập Người làm vườn)
  24. Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  25. Người trong bao
  26. Thao tác lập luận bình luận
  27. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ)
  28. Luyện tập thao tác lập luận bình luận
  29. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây)
  30. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức
  31. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
  32. Phong cách ngôn ngữ chính luận
  33. Một thời đại trong thi ca ( trích)
  34. Phong cách ngôn ngữ chính luận ( tếp theo)
  35. Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận
  36. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  37. Ôn tập phần Văn học
  38. Tóm tắt văn bản nghị luận
  39. Ôn tập phần Tiếng Việt
  40. Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  41. Ôn tập phần Làm văn
  42. Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.