Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận | Ngữ Văn tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Nội Dung Chính

  1. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

  • Nắm vững hơn cách tóm tắt văn bản.
  • Tóm tắt được văn bản nghị luận có độ dài khoảng 1000 chữ.
  1. Đọc văn bản sau:

MẤY NÉT VỀ THƠ MỚI TRONG CÁCH NHÌN LẠI HÔM NAY

[...] Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng, đó là nhược điểm lớn, và thơ mới nói chung buồn. Đó là nỗi buồn của cả một thế hệ người trong xã hội thực dân, nửa phong kiến; nó thành ra nỗi buồn về số kiếp con người, cái buồn tưởng như là bản chất của cuộc đời. Cũng có những bài thơ vui, những vần thơ vui, có cả vài nhà thơ mà tâm hồn thiên về cảm xúc vui, nhưng bao trùm thơ mới có thể nói là nỗi buồn day dứt, nỗi buồn của thế hệ. Nhưng cái buồn của thơ mới đâu có phải đều là uỷ mị. Nỗi buồn của “con hổ nhớ rừng” là chan chứa hoài niệm về giang san, đất nước chứ! Nỗi buồn trong bài Tràng giang không phải là lòng yêu quê hương đó sao? [...] Nhược điểm của thơ mới là thiếu khí phách cách mạng, nhưng thơ mới là phong trào văn học phong phú, một phong trào sáng tạo dồi dào, có nhiều yếu tố tích cực: lòng yêu quê hương đất nước đậm đà; lòng yêu sự sống, yêu con người; bên cạnh cái buồn lại có chủ nghĩa lạc quan như là mạch nước ngầm trong mát; lòng trân trọng yêu mến cha ông, yêu mến quá khứ đẹp của đất nước, giống nòi. Lại có những nhà thơ có cảm quan vũ trụ sâu sắc mà vẫn nặng lòng đời. Và tất cả các nhà thơ mới đều chung một tình yêu: yêu tiếng Việt, yêu tha thiết, da diết. Chính lòng yêu tiếng Việt đó là một biểu hiện của lòng yêu nước.

Phong trào Thơ mới đã đóng góp nhiều về nghệ thuật thơ, đã đổi mới sự biểu hiện cảm xúc mạnh, nghĩa là cảm xúc sâu thắm về cuộc đời, về con người, về đất nước, về thiên nhiên, về vạn vật. Thơ mới đã trau dồi tiếng Việt, làm cho ngôn ngữ thơ Việt Nam uyển chuyển và hiện đại, biểu hiện được tất cả các màu sắc tâm hồn của người Việt Nam ở thế kỷ này. Nếu không có phong trào Thơ mới thì cũng không có ngôn ngữ thơ mới vừa súc tích, sắc bén, vừa uyển chuyển mượt mà, chứa đựng nhiều năng lượng trữ tình cho những nhà thơ các thế hệ ra đời sau Cách mạng tháng Tám để biểu hiện tư tưởng và tình cảm của mình.

Với những ưu điểm và nhược điểm của nó, thơ mới xứng đáng được mệnh danh là “một thời đại trong thi ca” như Hoài Thanh đã nói, một thời đại phong phú, dồi dào sức sáng tạo của hồn thơ dân tộc.

(Theo Huy Cận, Nhìn nhận lại một số hiện tượng văn học, báo Người giáo viên nhân dân, 1989)

Một bạn dự định tóm tắt văn bản trên với một số nội dung sau:

  • Cái buồn của thơ mới không uỷ mị mà chứa nhiều yếu tố tích cực.
  • Thơ mới là phong trào văn học phong phú, một phong trào sáng tạo dồi dào, có nhiều yếu tố tích cực.
  • Phong trào Thơ mới có nhiều đóng góp về nghệ thuật thơ.
  • Thơ mới xứng đáng được mệnh danh là “một thời đại trong thi ca” như Hoài Thanh đã nói.

Theo anh (chị), những nội dung trên đã bao quát đúng và đủ nội dung của văn bản gốc chưa? Nên bỏ ý nào, bổ sung ý nào?

  1. Đọc lại bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh (Ngữ văn 11, tập hai) và thực hiện các yêu cầu sau:
  • Xác định chủ đề và mục đích của văn bản.
  • Tìm bố cục của văn bản.
  • Tóm tắt ý từng phần và viết thành văn bản tóm tắt.

Tin tức mới


Đánh giá

Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận | Ngữ Văn tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn tập 2

  1. Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Nghĩa của câu
  3. Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
  4. Hầu trời
  5. Nghĩa của câu (tiếp theo)
  6. Vội vàng
  7. Thao tác lập luận bác bỏ
  8. Tràng giang
  9. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  10. Trà bài làm văn số 5
  11. Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội( Bài làm ở nhà)
  12. Đây thôn Vĩ Dạ
  13. Chiều tối ( Mộ)
  14. Từ ấy
  15. Đọc thêm: Lai Tân
  16. Đọc thêm: Nhớ đồng
  17. Đọc thêm: Tương tư
  18. Đọc thêm: Chiều xuân
  19. Tiểu sử tóm tắt
  20. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  21. Trà bải làm văn số 6
  22. Tôi yêu em
  23. Đọc thêm: Bài thơ số 28 ( trong tập Người làm vườn)
  24. Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  25. Người trong bao
  26. Thao tác lập luận bình luận
  27. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ)
  28. Luyện tập thao tác lập luận bình luận
  29. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây)
  30. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức
  31. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
  32. Phong cách ngôn ngữ chính luận
  33. Một thời đại trong thi ca ( trích)
  34. Phong cách ngôn ngữ chính luận ( tếp theo)
  35. Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận
  36. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  37. Ôn tập phần Văn học
  38. Tóm tắt văn bản nghị luận
  39. Ôn tập phần Tiếng Việt
  40. Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  41. Ôn tập phần Làm văn
  42. Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.