Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận | Ngữ Văn tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CÂN ĐẠT

  • Củng cố những kiến thức và kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận đã học.
  • Vận dụng các thao tác lập luận đã học để viết được một văn bản nghị luận ngắn về một hiện tượng (vấn đề) gần gũi, quen thuộc trong đời sống hoặc trong văn học.

1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Người đầu tiên chịu ảnh hưởng Pháp rất đậm đà là Thế Lữ. [...]

Nhưng đến năm 1936, ảnh hưởng Pháp lại thấm thía thêm một tầng nữa. Trong thơ Thế Lữ ta chỉ thấy ấn hiện đôi nhà thơ Pháp thời lãng mạn. Xuân Diệu, nhà thơ ra đời hồi bấy giờ, mới một cách rõ rệt. Với Thế Lữ, thi nhân ta còn nuôi giấc mộng lên tiên, một giấc mộng rất xưa. Xuân Diệu đốt cảnh Bông Lai và xua ai nấy về hạ giới. Với một nghệ thuật tỉnh vì đã học được của Bô-đê-le, Xuân Diệu diễn tả lòng ham sống bồng bột trong thơ Đơ-nô và trong văn Gi-ấc. [...]

Ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt đến Xuân Diệu là cực điểm. Qua năm 1938, Huy Cận ra đời, nó đã bắt đầu xuống, mặc dầu Huy Cận cũng chịu ảnh hưởng thơ Pháp gần đây, nhất là ảnh hưởng Véc-len. [...]

Trái hẳn với lối thơ tả chân có lối thơ Hàn Mặc Tử - Chế Lan Viên. Cả hai đều chịu rất nặng ảnh hưởng Bô-đê-le và qua Bô-đê-le, ảnh hưởng nhà văn Mi Ét-ga Pô, tác giả tập “Chuyện lạ”. Có khác chăng là Chế Lan Viên đã từ Bô-đê-le, Ét-ga Pô đến thơ Đường, mà Hàn Mặc Tử đã ngược lại từ thơ Đường tới Bô-đê-le, Ét-ga Pô đã thêm một đoạn nữa cho gặp Thánh Kinh của đạo Thiên Chúa. [...]

Viết xong đoạn trên này đọc lại tôi thấy khó chịu. Mỗi nhà thơ Việt hình như mang nặng trên đầu năm bảy nhà thơ Pháp. Ấy chỉ vì tôi tìm ảnh hưởng để chia xu hướng. Sự thực đâu có thế. Tiếng Việt, tiếng Pháp khác nhau xa. Hồn thơ Pháp hễ chuyển được vào thơ Việt là đã Việt hoá hoàn toàn. Sự thực thì khi tôi xem thơ Xuân Diệu, tôi không nghĩ đến Đơ-nô... Thơ Pháp không làm mất bản sắc Việt Nam. Những sự mô phỏng ngu muội lập tức bị đào thải.

(Theo Hoài Thanh - Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Sđd)

Câu hỏi:

a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?

b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra, trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào khác nữa không?

c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn không? Phải xuất phát từ đâu để có thể chọn chính xác các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài (đoạn) văn cụ thể? Và phải dựa vào đâu để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau?

2. Giả sử anh (chị) phải trình bày một luận điểm trong bài văn nghị luận bàn về một trong những phẩm chất mà người thanh niên ngày nay cần có, anh (chị) có thể tiến hành luyện tập theo các bước sau:

a) Bước thứ nhất

  • Xác định chủ đề của bài văn: Anh (chị) sẽ bàn về phẩm chất cụ thể nào?
  • Xây dựng cho bài làm một dàn ý rành mạch, hợp lí để làm rõ chủ đề.

b) Bước thứ hai

  • Tìm cách trình bày một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa xây dựng:
    • Chọn luận điểm nào để trình bày? Luận điểm ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn?
    • Viết câu mở đầu thế nào để vừa giới thiệu được luận điểm, vừa liên kết được với đoạn trên?
    • Cần đưa ra những luận cứ nào để làm sáng tỏ luận điểm? Các luận cứ ấy dùng thao tác lập luận nào là chủ yếu: phân tích, so sánh, bác bỏ hay bình luận? Vì sao?
    • Nên sử dụng các thao tác lập luận nào khác nữa ngoài thao tác lập luận chủ yếu nói trên? Vì sao?
    • Kết hợp thao tác lập luận chủ yếu với các thao tác lập luận bổ trợ thế nào để đoạn văn có thể trở thành một khối hữu cơ, thống nhất?

c) Bước thứ ba

  • Diễn đạt các ý đã tìm được thành một (hoặc một số) đoạn văn có liên kết chặt chẽ và thể hiện rõ phong cách ngôn ngữ chính luận.
  • Đọc đoạn văn đã viết trước nhóm học tập (hay trước lớp), sửa chữa lại theo góp ý của tập thể nhằm nâng cao chất lượng của văn bản.

3. Sau tiết học, cần tiếp tục luyện tập để:

a) Viết đoạn văn triển khai một luận điểm khác của dàn ý mà anh (chị) đã xây dựng trên lớp.

b) Theo quy trình luyện tập trên lớp, hãy viết một văn bản nghị luận ngắn, có sử dụng kết hợp ít nhất hai thao tác lập luận, nhằm thuyết phục độc giả theo quan điểm của anh (chị) về một hiện tượng (vấn đề) đang được quan tâm trong lớp, trong nhà trường hoặc trong xã hội. Chẳng hạn:

  • Một bài thơ (bài hát, bộ phim,...) đang gây nhiều tranh cãi;
  • Vấn đề tiếp thụ những tinh hoa của văn hoá nhân loại trong bối cảnh thế giới đang có xu hướng trở thành một ngôi nhà chung;
  • Nên hay không nên bàn về những nhược điểm của người Việt Nam?

c) Sưu tầm những bài (đoạn) văn hay, trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp thành công các thao tác lập luận khác nhau.

ĐỌC THÊM

MẠO HIỂM

Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. [...]

Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn với sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vững vàng trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ; đi thuyền thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng quân đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì không có thể mà tự lập được.

Vậy học trò ngày nay phải tập xông pha, phải biết nhân nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt,... ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.

(Nguyễn Bá Học, Mạo hiểm, dẫn theo Dương Quảng Hàm, trong Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005)

(1) Con nhà kiều dưỡng: con nhà giàu sang, được cha mẹ chiều chuộng. (2) Tư văn: văn nhã, có văn hoá. (3) Nhẫn nhục: ở đây ý nói là chịu đựng gian khổ.

Tin tức mới


Đánh giá

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận | Ngữ Văn tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn tập 2

  1. Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Nghĩa của câu
  3. Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
  4. Hầu trời
  5. Nghĩa của câu (tiếp theo)
  6. Vội vàng
  7. Thao tác lập luận bác bỏ
  8. Tràng giang
  9. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  10. Trà bài làm văn số 5
  11. Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội( Bài làm ở nhà)
  12. Đây thôn Vĩ Dạ
  13. Chiều tối ( Mộ)
  14. Từ ấy
  15. Đọc thêm: Lai Tân
  16. Đọc thêm: Nhớ đồng
  17. Đọc thêm: Tương tư
  18. Đọc thêm: Chiều xuân
  19. Tiểu sử tóm tắt
  20. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  21. Trà bải làm văn số 6
  22. Tôi yêu em
  23. Đọc thêm: Bài thơ số 28 ( trong tập Người làm vườn)
  24. Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  25. Người trong bao
  26. Thao tác lập luận bình luận
  27. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ)
  28. Luyện tập thao tác lập luận bình luận
  29. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây)
  30. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức
  31. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
  32. Phong cách ngôn ngữ chính luận
  33. Một thời đại trong thi ca ( trích)
  34. Phong cách ngôn ngữ chính luận ( tếp theo)
  35. Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận
  36. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  37. Ôn tập phần Văn học
  38. Tóm tắt văn bản nghị luận
  39. Ôn tập phần Tiếng Việt
  40. Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  41. Ôn tập phần Làm văn
  42. Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.