Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt | Ngữ Văn tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

  • Nắm vững hơn cách viết tiểu sử tóm tắt.
  • Viết được bản tiểu sử tóm tắt.

Chi đoàn anh (chị) sẽ giới thiệu một đoàn viên ưu tú tham gia ứng cử vào Ban Chấp hành Hội liên hiệp Thanh niên của tỉnh (thành phố). Anh (chị) hãy viết tiểu sử tóm tắt của đoàn viên đó.

1. Viết tiểu sử tóm tắt

Hãy lần lượt hoàn thành một số yêu cầu:

  • Xác định mục đích và yêu cầu viết tiểu sử tóm tắt.
  • Xác định nội dung trình bày trong bản tiểu sử.
  • Tìm hiểu người giới thiệu để có những thông tin cần thiết.
  • Viết bản tiểu sử tóm tắt.

2. Trình bày bản tiểu sử tóm tắt trước lớp

  • Một học sinh trình bày trước lớp. Tập thể lớp nêu nhận xét và góp phần hoàn chỉnh bản tiểu sử tóm tắt.
  • Từng người sửa chữa, bổ sung và hoàn chỉnh văn bản của mình.

ĐỌC THÊM

LƯU QUANG VŨ

Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ sinh ngày 17-4-1948, mất ngày 29-8-1988. Ông sinh ra và lớn lên ở Phú Thọ, đến 1954 đi học và định cư tại Hà Nội. Ông từng là bộ đội thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Lưu Quang Vũ bắt đầu làm thơ từ giữa những năm 60 (thế kỷ XX). Những bài thơ đầu của ông (phần Hương cây trong tập Hương cây - Bếp lửa, in chung với Bằng Việt năm 1968) sớm bộc lộ một giọng thơ ngọt ngào, đằm thắm, phảng phất phong vị dân gian của một tâm hồn trong sáng, thiết tha với đất nước, giàu mơ mộng nhưng cũng nhiều băn khoăn, day dứt. Những bài thơ ông làm từ 1970 đến 1975 được tuyển chọn và in trong tập Bầy ong trong đêm sâu (1993) cho thấy một Lưu Quang Vũ khác - một Lưu Quang Vũ đầy dằn vặt, đau xót, cô đơn, trăn trở, hoài nghi, có lúc ngán ngẩm đến tuyệt vọng, nhưng vẫn tha thiết muốn thoát ra khỏi những nỗi chán chường, mệt mỏi, hoài nghi để sống thực sự có ích cho đời.

Thơ của Lưu Quang Vũ trong những năm 80 - tập Mây trắng của đời tôi (1989) - do tự tay tác giả chuẩn bị, nhưng sau khi ông đột ngột qua đời mới đến được với bạn đọc, đánh dấu một chặng đường mới của thơ ông. Cảm xúc vẫn phong phú, vẫn tài hoa, tinh tế, nhưng suy nghĩ đằm hơn, sâu hơn, giàu chất khái quát và chất tạo hình.

Đầu những năm 80, cuộc đời sáng tác của Lưu Quang Vũ có bước ngoặt quan trọng: chuyển sang hoạt động sân khấu. Với số lượng tác phẩm thật dồi dào (gần 50 kịch bản), tính thời sự nhạy bén và tính luận chiến mạnh mẽ, Lưu Quang Vũ đã đặt ra được những vấn đề bức xúc về cuộc sống, đáp ứng được đòi hỏi của người xem, có những đóng góp không nhỏ đối với nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Những vở kịch như: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (1984), Tôi và chúng ta (1985),... đã thực sự chiếm được cảm tình của khán giả đương thời.

Là một nghệ sĩ nhiều tài năng, sáng tác của Lưu Quang Vũ trải ra nhiều lĩnh vực: làm thơ, viết kịch bản sân khấu, viết truyện ngắn và tiểu luận. Nhưng đối với Lưu Quang Vũ, cái còn lại lâu hơn cả là thơ - những tập thơ ghi lại chân thật những bước thăng trầm của chính cuộc đời ông.

(Theo Từ điển Văn học (bộ mới), Sđd)

Tin tức mới


Đánh giá

Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt | Ngữ Văn tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn tập 2

  1. Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Nghĩa của câu
  3. Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
  4. Hầu trời
  5. Nghĩa của câu (tiếp theo)
  6. Vội vàng
  7. Thao tác lập luận bác bỏ
  8. Tràng giang
  9. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  10. Trà bài làm văn số 5
  11. Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội( Bài làm ở nhà)
  12. Đây thôn Vĩ Dạ
  13. Chiều tối ( Mộ)
  14. Từ ấy
  15. Đọc thêm: Lai Tân
  16. Đọc thêm: Nhớ đồng
  17. Đọc thêm: Tương tư
  18. Đọc thêm: Chiều xuân
  19. Tiểu sử tóm tắt
  20. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  21. Trà bải làm văn số 6
  22. Tôi yêu em
  23. Đọc thêm: Bài thơ số 28 ( trong tập Người làm vườn)
  24. Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  25. Người trong bao
  26. Thao tác lập luận bình luận
  27. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ)
  28. Luyện tập thao tác lập luận bình luận
  29. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây)
  30. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức
  31. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
  32. Phong cách ngôn ngữ chính luận
  33. Một thời đại trong thi ca ( trích)
  34. Phong cách ngôn ngữ chính luận ( tếp theo)
  35. Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận
  36. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  37. Ôn tập phần Văn học
  38. Tóm tắt văn bản nghị luận
  39. Ôn tập phần Tiếng Việt
  40. Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  41. Ôn tập phần Làm văn
  42. Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.