Nghĩa của câu | Ngữ Văn tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

• Nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu ở những nội dung phổ biến và dễ nhận thấy của chúng.
• Có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất.

I - HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU

1. So sánh hai câu trong từng cặp câu sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.

a1) Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.
a2) Có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. (Nam Cao, Chí Phèo)
b1) Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng lòng...
b2) Nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòng... (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

– Hai câu trong mỗi cặp câu đều đề cập đến cùng một sự việc. Sự việc đó là gì ?
– Ngoài nội dung sự việc, anh (chị) thấy :

+ Câu nào thể hiện sự việc nhưng chưa tin tưởng chắc chắn đối với sự việc ?
+ Câu nào thể hiện sự phỏng đoán có độ tin cậy cao đối với sự việc ?
+ Câu nào thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá bình thường của người nói đối với sự việc ?

2. Từ sự so sánh trên đây, có thể đi đến những nhận định sau :

Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa : đề cập đến một sự việc (hoặc một vài sự việc) ; bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó. Thành phần nghĩa thứ nhất gọi là nghĩa sự việc, thành phần nghĩa thứ hai gọi là nghĩa
tình thái.

Thông thường, trong mỗi câu, hai thành phần nghĩa trên hoà quyện với nhau và không thể có nghĩa sự việc mà không có nghĩa tình thái. Ngay cả ở những trường hợp câu không có từ ngữ riêng thể hiện nghĩa tình thái thì nghĩa tình thái vẫn tồn tại trong câu. Đó là tình thái khách quan trung hoà, như ở các câu a, b, trên đây. Nhưng cũng có trường hợp câu chỉ có nghĩa tình thái. Đó là khi câu chỉ cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán.

Phân tích thêm ví dụ sau :
Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà ! 


Trong ví dụ này, ở câu thứ nhất:
– Nghĩa sự việc chủ yếu được biểu hiện ở các từ ngữ y văn võ đều có tài cả.
– Thái độ ngạc nhiên của người nói khi phát hiện ra sự thật về việc “y văn võ đều có tài cả” được thể hiện ở từ thể ra.

– Ngoài ra, ở câu này, người nói còn tỏ thái độ kính cẩn đối với người nghe thông qua các từ dạ, bẩm.
Còn câu thứ hai chỉ có từ cảm thán chà chà nên chỉ có nghĩa tình thái : bày tỏ thái độ thán phục.

II - NGHĨA SỰ VIỆC

Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến. Sự việc trong hiện thực khách quan rất đa dạng và thuộc nhiều loại khác nhau. Do đó, câu cũng có những nghĩa sự việc khác nhau. Ở mức độ khái quát, có thể phân biệt một số nghĩa sự việc và phân biệt câu biểu hiện nghĩa sự việc như sau:

– Câu biểu hiện hành động :
Xuân Tóc Đỏ cắt đặt đâu vào đấy rồi mới xuống chỗ những người đi đưa. (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ )

– Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm :
+ Trời thu xanh ngắt mấy từng cao. (Nguyễn Khuyến, Vịnh mùa thu)
+ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại. (Hồ Xuân Hương, Tự tình – bài II)

– Câu biểu hiện quá trình :
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. (Nguyễn Khuyến, Câu cá mùa thu)

– Câu biểu hiện tư thế :
+ Lom khom dưới núi tiều vài chú. (Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)
+ Giữa giường thất bảo ngồi trên một bà. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

– Câu biểu hiện sự tồn tại :
+ Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử, Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi. (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thói đời)
+ Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

– Câu biểu hiện quan hệ :
+ Đội Tảo là một tay vai vế trong làng. (Nam Cao, Chí Phèo)
+ Ngựa xe như nước áo quần như nêm. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. Một câu có thể biểu hiện một sự việc, cũng có thể biểu hiện một số sự việc.


GHI NHỚ
Nghĩa của câu bao gồm hai thành phần : nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu. Nó thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.

 

LUYỆN TẬP

1. Hãy phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ ở bài thơ sau :

Ao thu lạnh lẽo nước trung veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ ưa Uèo.
Tâng mây lơ lửng trời xanh ngất,
Ngõ trúc quanh co khách uắng teo.
Tựa gối buông cân lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.  
(Nguyễn Khuyến, Câu cá mùa thu)

2. Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong những câu sau :
a) Có một ông rể quý như Xuân kể cũng danh giá thực, nhưng cũng đáng sợ lắm. (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
b) Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. (Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)
c) Dễ họ cũng phân vân như mình, vì đến chính ngay mình, mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay là không! (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

3. Chọn từ ngữ thích hợp nhất có thể điền vào chỗ trống để câu sau thể hiện đúng hai thành phần : nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
Một kẻ biết kính mến khi phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, I... không phải là kẻ xấu hay là vô tình.
(Theo Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)
hình như
có thể
hån
lẽ nào
hoạ chăng

Tin tức mới


Đánh giá

Nghĩa của câu | Ngữ Văn tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn tập 2

  1. Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Nghĩa của câu
  3. Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
  4. Hầu trời
  5. Nghĩa của câu (tiếp theo)
  6. Vội vàng
  7. Thao tác lập luận bác bỏ
  8. Tràng giang
  9. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  10. Trà bài làm văn số 5
  11. Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội( Bài làm ở nhà)
  12. Đây thôn Vĩ Dạ
  13. Chiều tối ( Mộ)
  14. Từ ấy
  15. Đọc thêm: Lai Tân
  16. Đọc thêm: Nhớ đồng
  17. Đọc thêm: Tương tư
  18. Đọc thêm: Chiều xuân
  19. Tiểu sử tóm tắt
  20. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  21. Trà bải làm văn số 6
  22. Tôi yêu em
  23. Đọc thêm: Bài thơ số 28 ( trong tập Người làm vườn)
  24. Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  25. Người trong bao
  26. Thao tác lập luận bình luận
  27. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ)
  28. Luyện tập thao tác lập luận bình luận
  29. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây)
  30. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức
  31. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
  32. Phong cách ngôn ngữ chính luận
  33. Một thời đại trong thi ca ( trích)
  34. Phong cách ngôn ngữ chính luận ( tếp theo)
  35. Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận
  36. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  37. Ôn tập phần Văn học
  38. Tóm tắt văn bản nghị luận
  39. Ôn tập phần Tiếng Việt
  40. Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  41. Ôn tập phần Làm văn
  42. Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.