Nghĩa của câu (tiếp theo) | Ngữ Văn tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


III - NGHĨA TÌNH THÁI

Nghĩa tình thái là một lĩnh vực phức tạp, gồm nhiều khía cạnh khác nhau.
Bài này chỉ tập trung vào hai trường hợp:

1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu

Khi đề cập đến sự việc nào đó, người nói không thể không bộc lộ thái độ, sự đánh giá của mình đối với sự việc đó. Đó có thể là sự tin tưởng chắc chắn, sự hoài nghi, sự phỏng đoán, sự đánh giá cao hay thấp, tốt hay xấu, sự nhấn mạnh hoặc coi nhẹ,... đối với sự việc. Một số ví dụ (từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái được in đậm):

  • Khẳng định tính chân thực của sự việc:

    • Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
      (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
    • Bá Kiến quả có ý muốn dàn xếp cùng hắn thật.
      (Nam Cao, Chí Phèo)
  • Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc với độ tin cậy thấp:

    • Khi Chí Phèo mở mắt thì trời sáng đã lâu. Mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ.
      (Nam Cao, Chí Phèo)
    • Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ: Chúng mày ở nhà tao, thì những thứ của chúng mày cũng như của tao.
      (Kim Lân, Làng)
  • Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc:

    • Tôi xin thề với ông rằng, tuy chính phủ có cho tôi hai trăm mẫu đồn điền thật, nhưng tôi mất theo vào cái ấy có đến sáu vạn bạc, mà vẫn chưa thu về một xu nào cả!
      (Vũ Trọng Phụng, Giông tố)
    • Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng.
      (Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
  • Đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra:

    • Giá thử đêm qua không có thị thì hắn chết.
      (Nam Cao, Chí Phèo)
    • Hắn nhặt một hòn gạch vỡ, toan đập đầu.
      (Nam Cao, Chí Phèo)
  • Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc:

    • Việc từ bỏ văn hoá cha ông và tiếng mẹ đẻ phải làm cho mọi người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng.
      (Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)
    • Tao không thể là người lương thiện nữa.
      (Nam Cao, Chí Phèo)
    • Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi.
      (Trường Chinh)

2. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe

Người nói thể hiện rõ thái độ, tình cảm đối với người nghe thông qua các từ ngữ xưng hô, từ ngữ cảm thán, từ tình thái ở cuối câu,...

Ví dụ:

  • Tình cảm thân mật, gần gũi:

    • Em thắp đèn lên chị Liên nhé?
      (Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
    • Gái chõng này sắp gấy rồi chị nhỉ?
      (Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
  • Thái độ bực tức, hách dịch:

    • Ông Lý cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm doạ:
      - Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu số đỉnh, thì lần này đến lượt mày rồi.
      (Nguyễn Công Hoan, Tỉnh thân thể dục)
  • Thái độ kính cẩn:

    • Người loong toong đáp:
      - Bẩm chỉ mới có hai ông ở Hải Phòng và ở Hà Nội về trình sổ sách.
      (Vũ Trọng Phụng, Giông tố)

GHI NHỚ
Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu.

LUYỆN TẬP

  1. Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu sau: a) Ngoài này nắng đỏ cành cam
    Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa.
    (Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân)

    b) Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia rõ ràng là mợ Du và thằng Dũng.
    (Nguyên Hồng, Mợ Du)

    c) Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù.
    (Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

    d) Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và doạ nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, doạ nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều.
    (Nam Cao, Chí Phèo)

  2. Xác định những từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong các câu sau: a) Nói của đáng tội, thằng bé hay ăn chóng lớn lắm. b) Cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù có thể còn gay go, quyết liệt hơn nữa. c) Nó mua chiếc áo này những hai trăm ngàn đồng ấy. d) Anh đã hẹn đến dự sinh nhật kia mà!

  3. Chọn từ ngữ tình thái ở cột B điền vào chỗ trống của câu ở cột A để tạo nên câu có nghĩa tình thái phù hợp với nghĩa sự việc.

A B
a) Chí Phèo 1... đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. (Theo Nam Cao, Chí Phèo) tận
b) Hôm nay trong ông giáo cũng có tổ tôm /...! họ không phải chả lẽ đi gọi đâu. (Theo Thạch Lam, Hai đứa trẻ) hình như
c) Bóng bác mênh mông ngả xuống đất một vùng và kéo dài /.../ hàng rào hai bên ngõ. (Theo Thạch Lam, Hai đứa trẻ) tận
  1. Đặt câu với mỗi từ ngữ tình thái sau đây: chưa biết chừng, là cùng, ít ra, nghe nói, chả lẽ, hoá ra, sự thật là, cơ mà, đặc biệt là, đấy mà.

Tin tức mới


Đánh giá

Nghĩa của câu (tiếp theo) | Ngữ Văn tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn tập 2

  1. Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Nghĩa của câu
  3. Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
  4. Hầu trời
  5. Nghĩa của câu (tiếp theo)
  6. Vội vàng
  7. Thao tác lập luận bác bỏ
  8. Tràng giang
  9. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  10. Trà bài làm văn số 5
  11. Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội( Bài làm ở nhà)
  12. Đây thôn Vĩ Dạ
  13. Chiều tối ( Mộ)
  14. Từ ấy
  15. Đọc thêm: Lai Tân
  16. Đọc thêm: Nhớ đồng
  17. Đọc thêm: Tương tư
  18. Đọc thêm: Chiều xuân
  19. Tiểu sử tóm tắt
  20. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  21. Trà bải làm văn số 6
  22. Tôi yêu em
  23. Đọc thêm: Bài thơ số 28 ( trong tập Người làm vườn)
  24. Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  25. Người trong bao
  26. Thao tác lập luận bình luận
  27. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ)
  28. Luyện tập thao tác lập luận bình luận
  29. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây)
  30. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức
  31. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
  32. Phong cách ngôn ngữ chính luận
  33. Một thời đại trong thi ca ( trích)
  34. Phong cách ngôn ngữ chính luận ( tếp theo)
  35. Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận
  36. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  37. Ôn tập phần Văn học
  38. Tóm tắt văn bản nghị luận
  39. Ôn tập phần Tiếng Việt
  40. Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  41. Ôn tập phần Làm văn
  42. Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.