Nội Dung Chính
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
- Củng cố, hệ thống hóa những kiến thức về tiếng Việt đã học từ đầu năm học.
- Có kỹ năng thực hành tiếng Việt ở những vấn đề được đề cập đến trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
-
Vì sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội còn lời nói là sản phẩm của cá nhân?
-
Phân tích mối quan hệ hai chiều giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ để sáng tạo nên hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương.
-
Đánh dấu vào lời giải thích đúng khái niệm ngữ cảnh:
- Ngữ cảnh là những câu văn đi trước và những câu văn đi sau một câu văn nào đó.
- Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung ý nghĩa của lời nói.
- Ngữ cảnh là hoàn cảnh khách quan được nói đến trong câu.
- Ngữ cảnh là hoàn cảnh ngôn ngữ vào một thời kỳ nhất định.
-
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được sáng tác trong bối cảnh như thế nào? Phân tích một số chi tiết cho thấy sự chi phối của ngữ cảnh đối với nội dung và hình thức của câu văn trong bài văn tế.
-
Ghi những nội dung cần thiết (khái niệm, biểu hiện thường gặp,...) về hai thành phần nghĩa của câu vào bảng theo mẫu sau:
Nghĩa sự việc Nghĩa tình thái -
Phân tích hai thành phần nghĩa của câu thứ hai trong lời nói của nhân vật bác Siêu ở đoạn trích sau:
Bác Siêu đáp một cách mơ màng:
— Hôm nay trong ông giáo cũng có tổ tôm. Dễ họ không phải gọi đâu.
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ) -
Tìm ví dụ để minh họa cho những đặc điểm loại hình của tiếng Việt và ghi vào bảng theo mẫu sau:
Đặc điểm loại hình của tiếng Việt Ví dụ minh họa 1.
2.
3.
-
Lập bảng đối chiếu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận theo mẫu sau:
Phong cách ngôn ngữ báo chí Phong cách ngôn ngữ chính luận 1.
2.
3.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn